Văn hóa – Di sản

Điểm tập kết ra Bắc năm 1954 vùng Đồng Tháp Mười là Di tích cấp quốc gia

Việt Thương 16:11 30/10/2023

Tối 29/10, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ Đón nhận Bằng Xếp hạng Di tích Quốc gia “Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.”

1220231030085741.jpg
Tỉnh Đồng Tháp đón nhận Bằng Xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia "Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh." (Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN)

Dự lễ có ông Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL); các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung ương, nguyên lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và các cán bộ, quân nhân và đại diện gia đình cán bộ, quân nhân là nhân chứng lịch sử đã tham gia trực tiếp sự kiện Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.

Theo Hiệp định Geneve, Nam Bộ có ba khu vực tập kết chuyển quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Hàm Tân-Xuyên Mộc 80 ngày; Cao Lãnh-Đồng Tháp Mười 100 ngày và Mũi Cà Mau 200 ngày. Thị trấn Cao Lãnh, tỉnh Long Châu Sa (thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày nay) được chọn làm điểm tập kết chuyển quân ra miền Bắc trong 100 ngày.

Cách đây 69 năm, ngày 29-10-1954, tại bến bắc Cao Lãnh, thị trấn Cao Lãnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Long Châu Sa (nay là tỉnh Đồng Tháp) diễn ra cuộc đưa tiễn hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Bến bắc Cao Lãnh là điểm tập kết chuyển quân của khu vực Đồng Tháp Mười gồm các tỉnh: Mỹ - Tân - Gò, Long Châu Sa, Gia - Định - Ninh, Phân liên khu miền Đông và quân tình nguyện. Cuộc tập kết diễn ra trong ba đợt (từ tháng 8 đến 10-1954) với tổng số 13.508 người, trong đó tỉnh Long Châu Sa là 2.655 người.

Với tinh thần “Đi vinh quang, ở anh dũng,” tỉnh Long Châu Sa đã đón tiếp và đưa tiễn cán bộ, chiến sỹ và con em miền Nam và quân tình nguyện xuống tàu tập kết ra Bắc. Ngày 29/10/1954, chuyến tàu cuối cùng rời bến Bắc Cao Lãnh chở đoàn quân tập kết ra Bắc. Các chiến sỹ lên đường ra Bắc học tập và trở về chiến đấu giải phóng quê hương.

Di tích Lịch sử Quốc gia "Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh" được xây dựng bên bờ sông Tiền về phía bên phải bến phà Cao Lãnh, tại địa điểm cách bến phà Cao Lãnh 100m về phía thượng lưu, Phường 6, thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp).

Tượng đài tưởng niệm sự kiện Tập kết năm 1954 được xây dựng trên khuôn viên 12.000m2, tại Bến Bắc Cao Lãnh, phường 6, thành phố Cao Lãnh. Đây cũng chính là địa điểm diễn ra sự kiện Tập kết năm 1954.

Tổng thể công trình di tích lịch sử Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh được xây dựng gồm nhiều hạng mục như: tượng đài và phù điêu, đường nội bộ, hoa viên cây xanh, hồ nước, bờ kè, sân lễ đài,…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” du khách sẽ trải nghiệm văn hóa tâm linh tại đền Quán Thánh
    Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại đền Quán Thánh (Hà Nội) hứa hẹn mang lại trải nghiệm độc đáo, giúp du khách cảm nhận chiều sâu văn hóa tâm linh giữa không gian huyền bí của đêm Hà Nội.
  • Bách hóa Tổng hợp Hà Nội - Ký ức một thời
    Mỗi lần có dịp qua phố Tràng Tiền, ngắm nhìn tòa nhà Tràng Tiền Plaza lộng lẫy, trong tôi lại tràn về những hoài niệm một thời xa xưa - khi nơi đây còn là Bách hóa Tổng hợp. Vẫn con phố ấy, góc quen ấy mà không gian giờ đã đổi thay.
  • Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 chuẩn bị diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long
    Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 chính thức trở lại, được tổ chức với chủ đề “Trải nghiệm Hà Nội 2025", mang theo nhiều hứa hẹn về một chuỗi sự kiện sôi động và đầy cảm hứng diễn ra từ ngày 30/5 đến hết ngày 1/6, tại Khu Di sản Văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.
  • [Podcast] Vịt dấm ghém – Hương vị Tết Đoan ngọ của Hà Nội xưa
    Không cầu kỳ, chẳng bóng bẩy, món vịt dấm ghém mộc mạc như chính người làm ra nó – những người phụ nữ tảo tần, những bà mẹ, bà ngoại Hà thành từng ngày chắt chiu trong gian bếp nhỏ, thường được người Hà Nội xưa nấu vào Tết Đoan Ngọ của dân tộc Việt. Chỉ cần một lần được ăn, cái vị chua dịu của giấm, cái mềm ngọt của thịt vịt, cái thơm nồng của gừng và cơm rượu – đủ khiến người ta nhớ mãi không quên.
  • Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) tiên phong mở lối chuyển đổi số cho doanh nghiệp tư nhân
    Chuyển đổi số là bước chuyển lớn của thời đại không chỉ làm thay đổi cách con người sống, làm việc và kết nối, mà còn tái định hình cách các quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp phát triển. Với tốc độ chuyển động chưa từng có, chuyển đổi số đã và đang gõ cửa mọi lĩnh vực, len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
Điểm tập kết ra Bắc năm 1954 vùng Đồng Tháp Mười là Di tích cấp quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO