Dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường

Theo hanoimoi.com.vn | 19/06/2017 10:27

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đang có diễn biến phức tạp, chu kỳ dịch thay đổi bất thường. Thực tế đã xuất hiện nhiều ổ dịch với số bệnh nhân tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2016.

Ý thức phòng dịch chưa cao

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, kể từ cuối tháng 5 đến nay, trung bình mỗi ngày có hơn 30 ca sốt xuất huyết nhập viện. Tính đến ngày 15-6, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận khoảng 1.700 bệnh nhân (tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm trước), trong đó có một trường hợp tử vong (tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa). Nhiều địa bàn ghi nhận số ca mắc cao hơn nhiều so với năm ngoái, như Đống Đa (gần 500 ca, tăng 8,8 lần so với cùng kỳ năm 2016), Hoàng Mai (gần 400 ca, tăng 6,4 lần); các quận, huyện như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín... có số ca mắc sốt xuất huyết tăng từ 3 đến 5 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường
Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Ảnh: Thái Hiền

Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức giám sát tình hình muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại gần 2.000 điểm, gồm những ổ dịch cũ, ổ dịch mới, nơi có điều kiện vệ sinh môi trường kém. Kết quả giám sát cho thấy, ở 20/30 quận, huyện, thị xã đã có trung gian (vectơ) chính truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi Aedes Aegypti. 23,5% trong số điểm được giám sát có chỉ số vectơ cao, tập trung chủ yếu tại các quận, huyện như Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông, Hoài Đức, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Thường Tín…

Theo đánh giá của ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt. Cùng với nguyên nhân khách quan là thời tiết mùa hè khiến bệnh lan rộng, diễn biến bất thường, còn có yếu tố chủ quan là chính quyền địa phương ở nhiều nơi chưa coi trọng công tác phòng, chống dịch và ý thức phòng dịch của người dân chưa cao.

“Khi cán bộ y tế thực hiện phun hóa chất diệt muỗi, một số hộ gia đình không hợp tác, thậm chí có những lời nói, hành động cản trở. Tại một khu vực ở quận Thanh Xuân, nơi có số ca mắc sốt xuất huyết cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016, vậy nhưng cơ quan y tế không thể phun được hóa chất diệt muỗi cho 20% số hộ gia đình, trong đó có 5% hộ gia đình không hợp tác, 15% không có người ở nhà”, ông Nguyễn Nhật Cảm dẫn chứng.

Tương tự, tại huyện Thường Tín số ca mắc sốt xuất huyết nhiều hơn 4,5 lần so với năm trước. Bà Lê Thị Liễu, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của huyện cho biết, nhận thức của người dân trong chính khu vực ổ dịch còn nhiều hạn chế. Thậm chí, nhiều người không rõ nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết nên không quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường. Điển hình như xã Tiền Phong - nơi có số ca mắc cao nhất huyện, người dân có nghề làm chăn, ga, gối, đệm nên có thói quen tích trữ nước trong những bể chứa rộng. Thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do lượng rác thải, phế liệu ở làng nghề khá lớn. Thế nhưng, vào mỗi đợt chính quyền địa phương triển khai việc phun hóa chất diệt muỗi, người dân thường thiếu ý thức phối hợp.
Cần biện pháp mạnh

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, để công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả, cần có sự tham gia của cả cộng đồng. 

Dù các cấp chính quyền vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhưng chỉ cần có 10% số hộ gia đình không hợp tác, không chủ động diệt muỗi, bọ gậy thì dịch bệnh vẫn ẩn chứa và có thể bùng phát. Tại các hộ gia đình không tham gia phun hóa chất, muỗi sẽ tiếp tục sinh đẻ và tràn sang những hộ gia đình xung quanh…

“Hiệu lực diệt muỗi của việc phun hóa chất lên tới hơn 90%. Hằng năm, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đều đánh giá hóa chất được phun với độ nhạy của muỗi và độ an toàn với con người, do đó người dân có thể yên tâm. Bên cạnh việc vận động các gia đình hợp tác, chính quyền địa phương cần nhắc nhở, đưa ra biện pháp xử phạt hành chính đối với những hộ gia đình không hợp tác phòng chống dịch”, ông Nguyễn Nhật Cảm đề xuất.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết thêm, với những nơi được xác định là trọng điểm của dịch sốt xuất huyết, chính quyền cần tổ chức họp với dân để thông báo tình hình dịch bệnh, khuyến cáo cách phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, cần thông tin thường xuyên về dịch bệnh qua hệ thống loa truyền thanh, phát tờ rơi… Đồng thời, lực lượng y tế tập trung giám sát bệnh nhân, giám sát chỉ số muỗi, bọ gậy, tìm ra ổ bọ gậy nguồn để xử lý triệt để. Quan trọng nhất vẫn là phun hóa chất, cần bảo đảm tỷ lệ phun ở mức cao để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả.
Bài liên quan
  • Bộ Y tế lần đầu cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết
    Ông Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn về việc Cục này cấp phép cho 40 vaccine, sinh phẩm y tế, trong đó có vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
Dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO