Văn hóa – Di sản

Địa đạo Củ Chi đang được làm thủ tục trình UNESCO để trở thành Di sản thế giới

Việt Thương 09:56 04/03/2024

Địa đạo Củ Chi là một trong những công trình ngầm vĩ đại nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20, địa điểm này đang được ngành văn hoá triển khai làm các thủ tục để trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

777542f2-b637-4f28-a59e-400126976ba0-1-.jpg

Cách trung tâm TPHCM khoảng 70km về phía Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi nằm được biết đến là một di tích độc đáo với hệ thống hầm phức tạp, dài khoảng 250km ẩn dưới lòng đất.

Hệ thống hầm tại đây được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những công cụ thô sơ và dựa trên kinh nghiệm truyền thống, tri thức dân gian trong hoàn cảnh chiến tranh.

Ngoài ý nghĩa lịch sử, văn hóa to lớn, đến nay, địa đạo vẫn có vai trò và tác động quan trọng trong đời sống xã hội, là điểm tham quan hấp dẫn, hàng ngày vẫn tiếp đón hàng trăm du khách, truyền cảm hứng về lòng yêu nước, kiến thức quân sự và khoa học kiến trúc vô cùng đặc biệt ở đây.

Địa đạo Củ Chi đã được Thủ tướng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2015. Đến năm 2020, UBND TPHCM đã giao Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) tham mưu hồ sơ trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới.

vvv.jpg
Mô hình hệ thống hầm ở địa đạo Củ Chi. Ảnh: TL

Hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM vừa có tờ trình gửi UBND thành phố về hoàn thiện báo cáo tóm tắt Địa đạo Củ Chi và giải trình một số nội dung với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về việc trình UNESCO đưa di tích này vào danh mục dự kiến lập hồ sơ Di sản thế giới.

Bộ VHTT&DL đang chờ ý kiến đánh giá thống nhất của các cơ quan liên quan để báo cáo Thủ tướng xem xét, cho phép Bộ phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đăng ký với Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO để đưa di tích Địa đạo Củ Chi vào danh sách đề cử Dự kiến xây dựng hồ sơ Di sản thế giới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gỡ “điểm nghẽn” cho Hà Nội thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội được xác định là 1 trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Điều này sẽ sớm được hiện thực hóa khi Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua, có các chính sách như một “bệ phóng” để các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô vươn xa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
  • Yêu một người Hà Nội
    Chuyến bay lúc 4 giờ chiều hạ cánh xuống sân bay Nội Bài với lời chào là bản nhạc "Nhớ về Hà Nội". Trống ngực tôi loạn xạ cứ như đang đến cuộc hẹn đã mong đợi từ lâu.
  • Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025
    Chiều 1/7, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã ký Quyết định số 1573/QĐ-SGDĐT phê duyệt điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025.
  • Phường Thụy Khuê (Tây Hồ): Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở
    Ngay trong ngày đầu tiên Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở có hiệu lực thi hành, chiều 1/7, UBND phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội tổ chức lễ ra mắt 13 tổ bảo vệ an ninh, trật tự với 46 thành viên tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Đừng bỏ lỡ
Địa đạo Củ Chi đang được làm thủ tục trình UNESCO để trở thành Di sản thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO