Những ngày này thời tiết đã bắt đầu dịu nhẹ, nắng thôi không còn oi ả. Cây bàng ở góc phố không biết hữu ý hay vô tình thả trôi từng chiếc lá đỏ nâu xoay nhẹ một khúc dịu dàng chào ngày mới. Bất giác nhận ra cái lạnh se của ngày gió sang mùa, lòng nhớ về những mùa gió quê nhà da diết.
Những ngày chuyển mùa, mẹ chắt chiu lọ chanh đào, dặn ta uống để tránh cảm cúm khi trời đã bắt đầu se lạnh. Mẹ quấn thêm chiếc khăn bước ra đồng, gió mênh mông thổi luồn vào những sợi tóc mong manh. Trên vầng trán ấy những nếp nhăn đã dày lên thêm năm tháng, những nốt chai ở tay cũng hằn lên vì những cặm cụi ruộng vườn cho đứa con gái được đủ đầy đi học. Thỉnh thoảng trong những lần về nhà, ta cũng vác cuốc ra đồng cùng mẹ. Cái nắng chói chang khiến đứa con gái bao lần quệt mồ hôi nhưng nhìn sang mẹ vẫn cười hiền, cặm cụi với công việc đồng áng. Mẹ kể lúc lấy ba cũng vào một mùa gió nao lòng. Đoàn rước dâu đi ngang con đê gió ùa vào se sắt, từng sợi cỏ may bám vào váy mẹ, còn tay mẹ thì để trong tay ba an yên, bình dị. Chợt thấy thắt lòng, thương sao những mùa gió đã đi ngang cuộc đời mẹ!
Mùa này trời trở lạnh, bệnh nhức của ba lại có cơ hội hoành hành. Ngồi xoa chân cho ba dưới hiên nhà, ba nhẹ nhàng vuốt lên mái tóc mượt mềm của đứa con gái. Gió ngoài kia dường như đang tung tăng cùng nắng trên những vạt đồng. Ba yêu con gái không bằng những câu nói ngọt ngào mà bằng những hi sinh lặng thầm, những hành động thiết thực. Như cái hôm xách đồ cho đứa con gái lần đầu rời gia đình lên phố học đại học. Nhìn qua kiếng hậu xe vẫn thấy ba đứng đó, dõi theo khi chiếc xe đã lăn bánh xa dần. Như cái hôm con gái trở về thăm nhà, ba chạy thật kĩ trên con đường làng sình lầy sợ bùn sẽ văng lên chiếc áo trắng tinh khôi. Ba có thói quen hay dậy sớm nấu nước trà. Hôm con gái về lặng lẽ xuống nhóm bếp cùng ba, bắc lên nồi khoai mì luộc. Mẹ cũng dậy rồi cả nhà cùng ngồi bên nhau dưới ánh lửa bập bùng. Ba nhấm ngụm trà bàn với mẹ chuyện gieo trồng cho mùa vụ mới, con gái ngã vào lưng mẹ nghe gió ngoài hiên thổi xạc xào.
Nhớ ngôi nhà bình yên qua bao mùa mưa nắng. Mùa này giàn đậu rồng ba trồng chắc đã ra trái. Ngày còn ở nhà cứ sáng sớm là xách rổ ra trước sân hái những trái đậu rồng non, xanh mướt. Mẹ khéo tay kho món cá kho khô tiêu, thịt cá vừa thơm, thấm gia vị mà màu cánh gián lại đẹp mắt vô cùng. Bữa cơm thơm mùi gạo mới có món đậu rồng chấm cá kho thôi mà đơm cơm phải biết. Dưới giàn đậu rồng ấy còn là cả trời kí ức tuổi thơ với lũ bạn cùng xóm. Dưới bóng mát, bọn trẻ con xây nhà chòi, chơi nấu bếp, những nụ cười tuổi hoa hồn nhiên tan vào muôn ngọn gió.
Những mùa gió cứ thế đi qua, những kỉ niệm về gia đình và miền quê thân thương cứ hằn lên theo ngày tháng. Lúc nhỏ cứ ngỡ thị thành đông vui hơn xóm nhỏ. Giờ lớn lên mới hay có những lúc bất chợt bơ vơ giữa lúc phố chuyển sang mùa. Mai sẽ về với mẹ với ba, về thăm miền nhớ đã nuôi ta thành hình hài, dáng dấp. Về cho lòng thôi nhớ!
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Trưng bày "Dọc miền di sản" sẽ được khai mạc vào ngày 5/4 tới đây và kéo dài đến hết ngày 30/5 tại khuôn viên hồ Văn, thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tp Hà Nội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2026 – 2030” (sau đây gọi là Đề án).
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025), Triển lãm quốc tế Dược phẩm, thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam (VIETMEDICARE EXPO 2025) sẽ diễn ra từ ngày 08 - 11/05/2025 tại Cung Văn hoá Hữu Nghị - 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Lễ hội Chùa Thầy là lễ hội dân gian tiêu biểu của xứ Đoài, gắn liền với chùa Thầy – Di tích Quốc gia đặc biệt, diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch.
Sáng nay ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia và Khai hội Chùa Tây Phương năm 2025 được huyện Thạch Thất tổ chức trong 3 ngày (từ ngày mùng 05 đến hết ngày 7 tháng 3 Âm lịch).
Tối ngày 1/4/2025, đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre" đã chính thức khép lại chiến dịch truyền thông cùng tên tại Trường Đại học FPT TP.HCM. Sự kiện này là cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống thông qua ngôn ngữ Rap độc đáo, đồng thời mang đến một không gian giao thoa đầy màu sắc giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại.
Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (quận Ba Đình) dự kiến chính thức vận hành, đón du khách vào tháng 8/2025.
Nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông vui vì MV Bắc Bling đạt hơn 100 triệu view trên YouTube. Ông tham gia vào MV để động viên lớp trẻ làm nghệ thuật với một tinh thần mới.
Đây là lần thứ 11 giải thưởng diễn ra, với Ban giám khảo gồm các các đại diện chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải ảnh cũng góp phần quảng bá thêm về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, đặc biệt các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam", sự kiện góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (tại Công văn số 7907-CV/VPTW, ngày 18/9/2023 của Văn phòng Trung ương Đảng), Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).
Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.