Đền Núi Sưa

Hanoimoi| 09/08/2022 09:51

Tọa lạc trên ngọn núi Sưa (hay gò Sư Sơn), trong khuôn viên Công viên Bách Thảo (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình), đền Núi Sưa là nơi thờ Huyền Thiên Hắc Đế - vị thần có công phò trợ vua Lý Thánh Tông (1023-1072) đánh giặc Chiêm Thành, bảo vệ đất nước. Đây là một trong 3 di tích quan trọng (cùng với đình Ngọc Hà, đình Hữu Tiệp) trong cộng đồng Tam giáp của “Thập tam trại” ở kinh thành Thăng Long xưa. Di tích đền Núi Sưa đã được xếp hạng là Di tích lịch sử nghệ thuật quốc gia năm 2015.

Đền Núi Sưa

Tương truyền, Huyền Thiên Hắc Đế là con trai thứ ba của Ngọc Hoàng bị đày xuống hạ giới đầu thai làm con của đôi vợ chồng giàu có ở làng Hữu Tiệp chuyên làm việc thiện nhưng hiếm muộn con cái. Khi sinh ra, cậu bé có làn da đen nên được đặt tên là Hắc Công. Cậu bé ham săn bắn và thường lên núi Sưa chơi. Năm 8 tuổi, cậu trèo cây, chẳng may trượt ngã và mất sớm. Dân làng lập miếu thờ trên núi Sưa. Ngôi miếu này nổi tiếng linh thiêng bởi cầu gì được nấy.

Khi giặc Chiêm Thành quấy nhiễu biên cương, vua Lý Thánh Tông cử người dẹp nhưng bao trận không thắng. Một đêm, vua mộng thấy một vị thần da đen bay từ hướng bắc tới xin phò vua cứu nước. Vào trận, vị thần hóa thành đám mây đen, làm nổi cơn giông, đánh chìm thuyền giặc, giúp vua đại thắng. Trở về, vua cho xây lại miếu trên núi Sưa, phong cho vị thần là Huyền Thiên Hắc Đế Thượng đẳng phúc thần.

Đền Núi Sưa hiện nay mang dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX, có diện tích 6.481m2, nằm trên đỉnh núi Sưa ở độ cao 17,86m. Đền có kiến trúc đơn giản với cầu thang dẫn lên, hai bên là hai trụ biểu, qua một khoảng sân nhỏ là tới điện thờ gồm 3 gian. Chính giữa là nơi thờ Huyền Thiên Hắc Đế, bên phải là gian thờ Mẫu, bên trái là nơi thờ Phật. Đền được bao bọc bởi hàng sưa cổ thụ tạo nên vẻ thâm nghiêm. Trong khuôn viên đền hiện còn lưu giữ 4 tấm bia đá có giá trị. 

Hằng năm, Lễ hội đền Núi Sưa được tổ chức vào ngày 19 tháng Giêng - cũng là hội chung của 3 làng cổ có tục kết chạ, cùng thờ Thành hoàng Huyền Thiên Hắc Đế, gồm Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Xuân Biểu. Lễ hội đền Núi Sưa xưa kia được tổ chức linh đình (từ ngày 18 đến 20 tháng Giêng), gồm lễ tế với tục rước văn, rước oản từ chùa Ngọc Hà; lễ rước từ đình Ngọc Hà lên núi Sưa và lễ Tất. 

Ngoài phần lễ còn có phần hội với nhiều trò chơi như chọi gà, đánh cờ người; hát chèo; thi cây thế, thổi xôi, luộc gà... Lễ hội đền Núi Sưa là một trong những lễ hội tiêu biểu của “Thập tam trại” ở Thăng Long xưa còn được bảo tồn, lưu giữ đến ngày nay.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Đền Núi Sưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO