Chính sách & Quản lý

Đề xuất quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Phan Anh 20:25 23/10/2024

Chiều 23/10, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi.

qh1.jpg
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV đề xuất quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiếp thu, chỉ đạo rà soát, bỏ cụm từ “di sản tư liệu” tại phạm vi điều chỉnh dự thảo Luật. Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn quy định cụ thể cơ chế, biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của loại hình di sản này.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã chỉnh lý các quy định về chính sách của Nhà nước trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và tính đặc thù của từng loại hình di sản văn hoá.

Về Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa, dự thảo luật quy định Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa để hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được, như bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền; bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước...

Nguồn tài chính của quỹ được hình thành trên cơ sở viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ.

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa tại dự thảo luật, đã chỉ đạo nghiên cứu kỹ về sự cần thiết, cơ sở pháp lý và thực tiễn.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng cần rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng quỹ chỉ hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời, bổ sung quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế về yêu cầu, khả năng huy động nguồn lực, tính hiệu quả, khả thi để thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương…

Về thanh tra di sản văn hóa, UBTVQH đã có văn bản gửi Chính phủ có ý kiến, đề xuất phương án về sự cần thiết thành lập thanh tra di sản văn hóa tại dự thảo Luật hay quy định tại Nghị định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, nếu có thành lập thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa.

Ngày 22/10/2024, UBTVQH đã nhận được Công văn số 695/CP-PL của Chính phủ về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Chính phủ đề nghị quy định về thanh tra di sản văn hóa tại dự thảo Luật. UBTVQH đã chỉ đạo, rà soát quy định này để bảo đảm tính thống nhất với quy định của pháp luật về thanh tra.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, để chính sách phù hợp với từng đối tượng, chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể, dự thảo luật giao Chính phủ quy định chi tiết. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này gồm 09 chương, 100 điều, giảm 02 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 7./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Chính sách mới xây dựng nền nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái, bền vững
    Cùng các chính sách, quy định đặc thù phát triển văn hóa, giáo dục, giao thông thông minh…; điểm mới của Luật Thủ đô (sửa đổi) là lần đầu tiên Luật có Điều khoản riêng về nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nền nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái, bền vững… Các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Hà Nội trong giai đoạn tới.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Thị xã Sơn Tây: Lan tỏa giá trị Di sản Áo dài, rộn ràng ban nhạc toàn quốc
    Chiều 22/10, UBND Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức Hội nghị thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc, cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024. Đây là 2 sự kiện văn hóa nghệ thuật quy mô của Thị xã Sơn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Đồng chí Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây chủ trì Hội nghị.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may tại Hà Nội
    Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric tổ chức định kỳ hàng năm vào tháng 10 tại Hà Nội. Đây là nền tảng trưng bày những xu hướng, công nghệ mới nhất trong sản xuất nguyên liệu dệt may và các loại vải đa dạng, đồng thời tập trung vào các thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế về thiết bị, máy móc dệt may.
  • Sở GTVT Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân và cấp đổi giấy phép lái xe
    Từ ngày 4/11 tới đây, địa điểm tiếp nhận thủ tục cấp, đổi bằng lái xe trực tiếp qua bộ phận một cửa của Sở GTVT Hà Nội sẽ thay đổi, từ Khu liên cơ quan 258 Võ Chí Công, Tây Hồ chuyển về số 2 Phùng Hưng, Hà Đông.
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO