Y tế - Giáo dục

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Giáo dục Thủ đô: Quận Ba Đình tăng cường, bồi dưỡng tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy

Sơn Dương 10:43 18/02/2025

Khảo sát thực hiện trên 2.100 cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện đang công tác tại các phòng ban, điểm trường Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội cho thấy: 78,3% giáo viên và cán bộ sử dụng công nghệ hàng ngày trong công việc, nhưng chỉ 62,3% từng ứng dụng AI vào giảng dạy.

fth.jpg
Quận Ba Đình sẽ triển khai tập huấn ứng dụng AI trong giáo dục cho gần 3000 cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành.

Phòng GD&ĐT quận Ba Đình vừa phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tomotech tổ chức khảo sát về nhu cầu đào tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Gen AI) trong giảng dạy.

Khảo sát thực hiện trên tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện đang công tác tại các phòng ban, điểm trường Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Ba Đình. Tính đến ngày 11/2, tổng số phiếu trả lời được gửi về là 2.118.

37,7% cán bộ, giáo viên chưa từng tiếp cận AI

Cuộc khảo sát nhằm đánh giá thực trạng năng lực sử dụng công cụ AI trong giáo dục của cán bộ, giáo viên và nhân viên thuộc các cấp học trên địa bàn quận Ba Đình, là căn cứ để Phòng GD&ĐT quận xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ AI trong công tác giảng dạy, quản lý và hỗ trợ giáo dục.

Kết quả khảo sát cho thấy, 78,3% cán bộ, giáo viên sử dụng công nghệ hàng ngày, 9,5% sử dụng công nghệ 2-3 lần/tuần, 9,2% sử dụng 1 lần/tuần. Tỷ lệ rất nhỏ (dưới 3%) sử dụng công nghệ hiếm khi.

Tuy nhiên trong số này, chỉ 62,3% giáo viên và cán bộ đã từng sử dụng công cụ AI trong công việc. 37,7% chưa từng tiếp cận AI do thiếu phương tiện, kỹ năng hoặc chưa biết đến các ứng dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

ChatGPT (82,8%) và Canva (75,5%) là hai công cụ được sử dụng phổ biến nhất, chủ yếu hỗ trợ soạn bài giảng, tạo học liệu và thiết kế trực quan. Gemini (26,5%), Microsoft Copilot (17,3%), Midjourney (2,4%), Claude (2,2%) được sử dụng ở mức thấp hơn, cho thấy giáo viên chủ yếu tiếp cận AI theo hướng hỗ trợ ngôn ngữ và thiết kế. Các công cụ AI khác như Suno, Deepseek, Leonardo, Vbee… không được sử dụng nhiều, chỉ chiếm dưới 1%.

avdsvegsf.jpg
AI hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục.

Trong số các mục đích sử dụng công cụ AI, tìm kiếm thông tin (66,4%), soạn bài giảng (63%) và tạo học liệu (46,5%) là ba nhu cầu phổ biến nhất. AI cũng được sử dụng để hỗ trợ hoạt động lớp học (41,2%), thiết kế đề kiểm tra (23,9%) và soạn nội dung họp phụ huynh (21,7%). Một số mục đích khác bao gồm dịch thuật (16,5%), viết báo cáo, nhận xét học sinh (14,9%), quản lý lớp chủ nhiệm (10,3%), tư vấn học sinh (8,8%) và chấm bài, đánh giá (7,4%). Các nhu cầu khác chiếm tỷ lệ dưới 2,5%.

Về lý do chưa sử dụng AI trong quá trình làm việc, có 34,5% câu trả lời rằng bản thân mình không có nhu cầu sử dụng, 27,3% cho biết không có phương tiện sử dụng, 17,6% không thấy ứng dụng phục vụ được cho công việc bản thân. Ngoài ra, 1,9% chưa biết cách sử dụng, 0,6% chưa thành thạo, 0,4% chưa cập nhật, những lí do khác đều dưới 0,1%.

Dù phần lớn giáo viên đã quen thuộc với công nghệ, nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác tối đa tiềm năng của AI. Các vấn đề phổ biến bao gồm: hạn chế về trình độ công nghệ thông tin, thiếu thời gian học tập, thiết bị chưa đồng bộ và chi phí tiếp cận các công cụ hiện đại.

Mặt khác, đa số giáo viên mong muốn được nâng cao kỹ năng bảo mật và quản lý dữ liệu, tích hợp AI vào giảng dạy, thiết kế học liệu bằng AI và sử dụng các công cụ AI cơ bản. Đặc biệt, có hơn 1.000 giáo viên đánh giá cao tầm quan trọng của đạo đức và an toàn khi sử dụng AI.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tập huấn AI trong giảng dạy

TS. Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình đánh giá, việc ứng dụng AI trong giảng dạy không chỉ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công tác mà còn tạo ra môi trường học tập hiện đại, sáng tạo cho học sinh.

fvbrf.jpg
TS. Lê Đức Thuận - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình.

"Chúng tôi tin rằng, với sự hỗ trợ của công nghệ, chất lượng giáo dục của quận Ba Đình sẽ có những bước tiến vượt bậc trong thời gian tới", TS. Lê Đức Thuận bày tỏ.

TS. Lê Đức Thuận cho biết, dựa trên kết quả khảo sát, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình sẽ phối hợp với Công ty Cổ phần Tomotech xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết, dự kiến triển khai từ tháng 2.2025 đến hết tháng 4.2025 với quy mô gần 3.000 học viên, bao gồm 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học trên địa bàn quận.

Chương trình được phân chia theo nhóm đối tượng và tập trung vào những nội dung như: Ứng dụng AI trong quản lý nhà trường, phân tích dữ liệu giáo dục, xây dựng báo cáo tự động và bảo mật thông tin nội bộ; Ứng dụng AI trong thiết kế trò chơi, tạo tài liệu giảng dạy và quản lý dữ liệu trẻ em; Tích hợp AI vào bài giảng, thiết kế học liệu trực quan; Thiết kế bài kiểm tra trực tuyến và bảo mật thông tin; Sử dụng các công cụ AI: ChatGPT, Gemini, Perplexity, Notebook LM, Canva, Heygen, Gamma, Claude, Microsoft Copilot.

Khảo sát cũng cho thấy nhu cầu cấp thiết về đào tạo AI trong giáo dục, đặc biệt trong việc nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và quản lý. Trên cơ sở này, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình sẽ triển khai các chương trình tập huấn bài bản, giúp giáo viên và nhân viên tiếp cận công nghệ một cách hiệu quả, an toàn và tối ưu nhất./.

Bài liên quan
  • Ngành giáo dục Hoàn Kiếm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong trường học
    Giáo dục là một trong những lĩnh vực được ưu tiên trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hướng đến xây dựng một nền giáo dục mở. Để nâng cao chất lượng giáo dục, Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng đã chủ động tiên phong tham gia và nắm bắt cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đào tạo hướng đến chuyển đổi số toàn diện.
(0) Bình luận
  • Nghị định 168: Phát huy hiệu quả, giảm tai nạn giao thông
    Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ (Nghị định 168) kể từ khi ban hành đã và đang cho thấy hiệu quả tích cực, đặc biệt là các trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông (TNGT) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có sự thay đổi rõ rệt so với cùng kỳ năm 2024.
  • Nam sinh thành công từ đam mê tiếng Nhật và nỗ lực không ngừng
    Lê Nhật Minh, học sinh lớp 12A2 của Trường THPT Hoàng Long đã xuất sắc giành giải Nhì trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Nhật năm học 2024 - 2025. Đây là thành tích đáng tự hào của cả nhà trường và Minh, khi lần đầu tiên một học sinh trong đội tuyển môn tiếng Nhật của trường đạt giải cao trong kỳ thi quốc gia.
  • Hà Nội: Cung cấp thông tin kịp thời về chính sách, quy trình CCHC trong lĩnh vực y tế
    Nhằm nâng cao nhận thức về cải cách hành chính (CCHC), tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của CCHC; tạo sự đồng thuận và nâng cao trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC cũng như cung cấp thông tin kịp thời về chính sách, quy trình CCHC để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thực hiện, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền về CCHC nhà nước của ngành y tế Hà Nội năm 2025.
  • Khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh"
    Nhằm tăng cường nhận thức và kỹ năng số cho học sinh THCS và THPT trên toàn quốc, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT phối hợp cùng Tập đoàn Meta cùng một số đơn vị khai giảng khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh".
  • Lan toả giá trị đẹp qua Cuộc thi Sáng tác và Biểu diễn ca khúc về ngành Y tế
    Ngày 14/2, tại trường quay ngoài trời của Đài Truyền hình Việt Nam (số 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội), Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Ban Sản xuất các chương trình giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3) tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Sáng tác và Biểu diễn ca khúc về ngành Y tế.
  • Quận Thanh Xuân: Tiếp tục triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm mùa lễ hội và năm 2025
    Thông tin từ UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) vừa cho biết, mùa lễ hội xuân Ất Tỵ và trong năm 2025, quận đã, đang tiếp tục tập trung triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vân vi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Vân vi của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Triển lãm gốm “Dáng xuân 2025 – Bắc Nam hội tụ”
    Triển lãm "Dáng xuân 2025 - Bắc Nam hội tụ" đang diễn ra tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật (số 16 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội), thu hút số đông du khách cùng các nghệ sĩ và công chúng Thủ đô tới tham quan, khám phá nét đẹp của gốm Việt. Triển lãm mở cửa đến hết ngày 22/2.
  • Hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam
    Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, ngành đang xây dựng và hoàn thiện Dự thảo “Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam” để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
  • Nghị định 168: Phát huy hiệu quả, giảm tai nạn giao thông
    Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ (Nghị định 168) kể từ khi ban hành đã và đang cho thấy hiệu quả tích cực, đặc biệt là các trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông (TNGT) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có sự thay đổi rõ rệt so với cùng kỳ năm 2024.
  • "Trịnh cuối" - đêm nhạc kể chuyện nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Sau 6 năm kể từ đêm nhạc "Nguyệt hạ 2" trên sân khấu L’Espace, nghệ sĩ Giang Trang cùng các nghệ sĩ trẻ trở lại với dự án âm nhạc Trịnh Công Sơn theo một sắc thái mới mang tên "Trịnh cuối".
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Giáo dục Thủ đô: Quận Ba Đình tăng cường, bồi dưỡng tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO