Danh ca Khánh Ly tiếp tục vướng ồn ào

kinhtedothi| 02/07/2022 15:45

Chuyến lưu diễn cuối cùng của danh ca Khánh Ly vẫn không tránh khỏi ồn ào từ câu chuyện hát ca khúc chưa được cấp phép biểu diễn.

Danh ca Khánh Ly tiếp tục vướng ồn ào - Ảnh 1
Đêm nhạc "Dấu chân địa đàng" vướng lùm xùm danh ca Khánh Ly hát ca khúc chưa được cấp phép biểu diễn

Ngày 29/6, đại diện Sở VH,TT&DL tỉnh Lâm Đồng xác nhận, đơn vị đã làm việc với BTC đêm nhạc “Dấu chân địa đàng” của danh ca Khánh Ly diễn ra hôm 25/6 tại sân khấu Mây – In The Nest (phường 7, TP Đà Lạt) về vụ việc hát ca khúc chưa được cấp phép biểu diễn.

Theo danh sách đơn vị Sở cấp phép cho show “Dấu chân địa đàng” có 24 ca khúc được biểu diễn hát, nhưng danh ca Khánh Ly đã hát ca khúc “Gia tài của mẹ” không có trong danh mục được cấp phép.

Sau khi phát hiện sự việc, Sở VH,TT&DL tỉnh Lâm Đồng cùng PA03 (Phòng An ninh chính trị nội bộ, CA tỉnh Lâm Đồng) yêu cầu sân khấu Mây – In The Nest (phường 7, TP Đà Lạt) cung cấp thông tin về biểu biểu diễn, giải trình trước sự việc.

Được biết, live concert “Dấu chân địa đàng” nằm trong chuỗi show “Như một lời chia tay” tại Đà Lạt. Chương trình thu hút khoảng 1.000 khán giả và có sự tham dự khách mời ca sĩ Mỹ Linh, ca sĩ Quang Thành.

Trong show diễn “Dấu chân địa đàng”, Khánh Ly còn thể hiện ca khúc “Bên ni bên nớ”, “Tiếng sáo thiên thai (tác giả Phạm Duy); “Mây hạ” (tác giả Trần Từ Thiêng); “Chờ” (tác giả Lam Phương); “Bài tình ca cho em” (tác giả Ngô Thụy Miên”,…

Ngoài hát nhiều ca khúc tình ca của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly còn thể hiện một số nhạc phẩm trong tập “Ca khúc Da Vàng” ra mắt khoảng năm 1967 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Năm 2013, lần đầu tiên sau năm 1975, có tám ca khúc trong tuyển tập này được cấp phép hát trở lại gồm: “Cánh đồng hòa bình”, “Đồng dao hòa bình”, “Người mẹ Ô Lý”, “Nước mắt cho quê hương”, “Đôi mắt nào mở ra”, “Dựng lại người, dựng lại nhà”, “Ta thấy gì đêm nay”, “Chờ nhìn quê hương sáng chói”. Phần nhiều trong số đó là bài hát về quê hương, thân phận con người trong chiến tranh.

Trước chỉ trích từ phía khán giả khi Khánh Ly thể hiện ca khúc “Gia tài của mẹ” chưa được cấp phép biểu diễn trong nước, người biên tập live concert Quang Thành cho biết, ở show tiếp theo, danh ca Khánh Ly sẽ không tiếp tục hát ca khúc này.

Đây không phải là lần đầu tiên danh ca vướng ồn ào khi tổ chức show ca nhạc trong nước. Cách đây 8 năm, trong show “Khánh Ly in Hà Nội” gây tranh cãi khi cố nhạc sĩ Phó Đức Phương (nguyên GĐ Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – VCPMC) đến tận show diễn đòi hợp đồng tác quyền vì liên quan đến việc đơn vị tổ chức chưa xin phép tác giả và chưa làm hợp đồng trả tiền tác quyền.

Danh ca Khánh Ly tiếp tục vướng ồn ào - Ảnh 2
Tour diễn âm nhạc mang tên “Như một lời chia tay” của danh ca Khánh Ly đúng dịp kỷ niệm 60 năm theo nghề.

Mới đây, phát ngôn “Tôi sẽ không xem phim “Em và Trịnh”” của danh ca Khánh Ly cũng tạo phản ứng với khán giả. Cụ thể, danh ca Khánh Ly không hài lòng về cách bộ phim “Em và Trịnh” xây dựng hình tượng về bà, “tố” một số tình tiết “hư cấu” không có thật giữa mối quan hệ Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời. Nhất là tình tiết Khánh Ly “đút sữa chua” cho Trịnh Công Sơn là cách tái hiện hoàn toàn sai lệch. Khi Khánh Ly gặp Trịnh Công Sơn, bà là phụ nữ đã có gia đình.

Khánh Ly khẳng định, giữa bà và Trịnh Công Sơn không có tình yêu. Trịnh Công Sơn đối với bà nghiêm khắc như cha, bà đối với ông cũng nghiêm cẩn, kính trọng.

Khánh Ly cũng tiết lộ, ê-kíp “Em và Trịnh” có gửi kịch bản cho bà xem trước, bà đã yêu cầu đoàn phim cắt một vài cảnh và đổi tên nhân vật, nhưng cuối cùng điều này đã không được thực hiện.

Tour diễn âm nhạc mang tên “Như một lời chia tay” của danh ca Khánh Ly đúng dịp kỷ niệm 60 năm theo nghề. Theo lịch trình, chuỗi âm nhạc đầu tiên tổ chức tại Đà Lạt vào ngày 25/6.

Đây là chương trình đánh dấu chặng đường 60 năm ca hát của Khánh Ly từ khi bà bắt đầu sự nghiệp của mình tại một phòng trà ở đây vào năm 1962. Đó cũng là nơi Khánh Ly lần đầu gặp Trịnh Công Sơn, từ đó được đông đảo công chúng biết đến.

Theo kế hoạch, ngày 1/7, Khánh Ly về TP.HCM tổ chức đêm nhạc ở sân khấu Idecaf (Quận 1) - điểm diễn quen thuộc với sự tham gia khoảng 300 khách. Sau đó, bà có một đêm nhạc khác – “Mưa hồng” vào ngày 16/7 tại thành phố.

Danh ca dự kiến biểu diễn thêm ở Nha Trang, Hà Nội, Đà Nẵng... Cuối chặng lưu diễn, Khánh Ly muốn hát tại Côn Đảo, Cần Thơ - vùng đất hơn 50 năm bà chưa có dịp quay lại.

(0) Bình luận
  • Nhà văn Tô Hoài: Người “thuyền trưởng” tâm huyết và bản lĩnh
    Trong chặng đường 40 năm của Tạp chí Người Hà Nội, dấu ấn của nhà văn Tô Hoài - Tổng Biên tập đầu tiên vẫn luôn hiện hữu sâu đậm. Không chỉ là người đặt nền móng, định hướng phát triển cho tờ báo, ông còn là người truyền cảm hứng về một cách làm báo cẩn trọng, tinh tế, nhân văn và tràn đầy trách nhiệm.
  • "Người Hà Nội" đã và đang làm tốt sứ mệnh lan tỏa văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến
    "Người Hà Nội" sẽ mừng "sinh nhật" tuổi 40 vào ngày 8/5/2025. Chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Người Hà Nội đã có được một “hệ thống” cộng tác viên là văn nghệ sỹ ở nhiều lĩnh vực: văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, lý luận phê bình;… các nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học hàng đầu Thủ đô và cả nước.
  • PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn: “Người Hà Nội ” luôn giữ được “chất” Hà Nội
    PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn là một cộng tác viên có nhiều bài viết chất lượng đăng trên Người Hà Nội, từ những ngày đầu nhà văn Tô Hoài làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội. “Đọc Người Hà Nội, người ta thấy được cái "chất" Hà Nội, thấy được những tâm tư, tình cảm của nhiều cây bút là văn nghệ sỹ tài năng và những câu chuyện, vấn đề của Hà Nội” - PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, chia sẻ.
  • Nhà văn Lê Phương Liên: "Còn có thể gõ bàn phím thì tôi còn viết về Hà Nội, viết cho Người Hà Nội"
    Nhà văn Lê Phương Liên nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam với nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc. Ít ai biết, tác giả truyện ngắn “Câu hỏi trẻ thơ” là cộng tác viên gắn bó với Tạp chí Người Hà Nội suốt 40 năm nay. Nhà văn Lê Phương Liên, chia sẻ: “Tên gọi Người Hà Nội luôn nhắc nhở tôi “dù có đi bốn phương trời” thì cũng luôn nhớ về Người Hà Nội để gửi, viết bài”, và viết bài cho “Người Hà Nội” chính là viết cho quê hương mình.
  • Văn học trong thời đại số - Những cơ hội và thách thức
    Vai trò không thể thay thế của văn học trong việc phản ánh đời sống và truyền tải giá trị nhân văn, đặc biệt trong bối cảnh thời đại số.
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Danh ca Khánh Ly tiếp tục vướng ồn ào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO