Đám cưới kỳ lạ của Quyền Linh: Người lạ vào nhà ăn, Tấn Beo, Phước Sang không chỗ ngồi phải ăn bánh mì chống đói

Soha/Trí Thức Trẻ| 04/06/2019 07:34

"Khán giả tới không phải để ăn mà để chúc phúc cho mình nhưng không may nhà hàng dọn đồ ra thì họ phải ăn thôi", Quyền Linh kể.

Trở thành ngôi sao vẫn mặc đồ mượn, ở nhà thuê, đi xe bus

Suốt những năm học trường Nghệ thuật Sân khấu 2, Quyền Linh phải mưu sinh bằng đủ công việc lao động chân tay nặng nhọc thay vì kiếm được tiền từ nghề mà mình đam mê theo học, như nhiều bạn bè khác trong lớp.

Thậm chí, ngay cả khi đã tốt nghiệp ra trường, dù được nhận về Đoàn kịch Kim Cương nhưng Quyền Linh cũng chỉ đảm nhận những vai quần chúng như chạy giặc, hay làm lính canh, nói 1, 2 câu thoại rồi lăn ra chết.

Để kiếm tiền, Quyền Linh còn nhận làm hậu đài cho Đoàn Kịch Trẻ nhưng cuộc sống vẫn ngập trong khó khăn, không lối thoát. Đã có lúc, Quyền Linh muốn bỏ nghề, về quê làm ruộng nhưng duyên nghề chưa dứt, anh lại trở lại Sài Gòn và tiếp tục với những vai quần chúng.

Quyền Linh đóng nhiều vai quần chúng tới mức có vị đạo diễn bảo "sao đoàn phim nào cũng thấy mày". Thế mà Quyền Linh vẫn kiên trì theo nghề, bởi điều anh sợ nhất không phải là vai nhỏ mà bị thay vai. Vì thay vai đồng nghĩa với không có tiền.

Cho đến một ngày, Quyền Linh bất ngờ được nhận vai chính đầu tiên trong sự nghiệp nhờ cố ngôi sao Lê Công Tuấn Anh bỏ vai. Lần đầu tiên, anh được cầm một số tiền cát xê lớn như thế, 1,2 triệu đồng mà rưng rưng nước mắt.

Quyền Linh thời sinh viên.
Quyền Linh thời sinh viên.

Sau đó, Quyền Linh được mời tham gia hàng loạt phim như: Hoa trinh nữ, Vườn đào năm ấy, Đứa con rơi, Đồng tiền xương máu, Thời đại của đàn bà con gái, Người Hà Nội, Những nẻo đường phù sa...

Lúc đó, Quyền Linh nổi tiếng lắm, đi đâu cũng được khán giả mến mộ gọi "ngôi sao Quyền Linh", "diễn viên điện ảnh Quyền Linh"...

Mọi người ai cũng nghĩ, ngôi sao chắc là giàu lắm. Kỳ thực thời điểm đó, Quyền Linh toàn dùng đồ mượn, xe cũng mượn. Tới mức, anh tự giễu mình là "ngôi sao mượn đồ".

Quyền Linh bảo: "Hồi đó có tiếng thôi chứ còn nghèo lắm. Đóng phim Đồng tiền xương máu, tôi bôn ba theo đoàn suốt 6 tháng khắp vùng Pleiku, Đăk Lăk, Buôn Mê Thuột... thế mà sau 6 tháng đi phim về, tôi gặp thủ quỹ lãnh lương, chị thủ quỹ bảo "em còn nợ chị 500.000 đồng".

Mỗi lần tới trường quay, Quyền Linh không dám đi xe đạp, sợ mắc cỡ nên đi xe bus. Đi xe bus cũng phải len lén, sợ người ta bắt gặp.

"Nghệ sĩ mà, sĩ diện lắm. Mình nghĩ đi xe bus thì kỳ kỳ sao đó nên lúc có người hỏi đi bằng gì tới, tôi trả lời taxi chứ đâu dám nói thật.

Lúc đó, tôi nổi tiếng lắm nhưng vẫn nghèo. Cái nghèo bám tới mức, nổi tiếng rồi tôi vẫn ở nhà thuê. Ở cái TP.HCM này, chưa có quận nào mà tôi chưa ở.

Không phải mình nhiều tiền mướn nhà mà vì ở hết 3 tháng bị chủ nhà đuổi. Lúc đầu, mình ở nhà 1 triệu/ tháng, sau còn 100.000/ tháng là hiểu nghèo cỡ nào rồi", Quyền Linh hài hước kể.

Quyền Linh thời đã nổi tiếng là ngôi sao, diễn viên điện ảnh nhưng vẫn nghèo, vẫn mặc đồ mượn và ở nhà thuê.
Quyền Linh thời đã nổi tiếng là ngôi sao, diễn viên điện ảnh nhưng vẫn nghèo, vẫn mặc đồ mượn và ở nhà thuê.

Lần đầu làm MC, ai cũng lắc đầu chê dở

Đang là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, Quyền Linh bất ngờ rẽ sang nghề MC như một định mệnh.

Lần đó, Vượt lên chính mình tổ chức casting, đạo diễn chương trình mời Quyền Linh đi cast. Thời điểm đó, Thanh Bạch đã rất nổi tiếng ở vai trò MC nhưng Quyền Linh thì chưa biết gì về công việc này. Lần đầu tiên cầm chiếc micro thử dẫn, anh run bần bật, không biết nói gì.

Đạo diễn bảo "Em cứ làm đại đi, làm được thì được, không được thì thôi". Thế là Quyền Linh liều. Lúc dẫn xong đi xuống, ai cũng lắc đầu chê dở.

Chương trình Vượt lên chính mình chọn được một nghệ sĩ khá nổi tiếng khác dẫn. Nhưng sau một thời gian phát sóng, các nhà tài trợ đề nghị thay MC, nếu không sẽ bỏ chương trình.

Theo lịch, sáng hôm sau chương trình phải quay mà hôm nay vẫn chưa tìm được MC thay thế. Đài kêu ai cũng báo bận, chỉ có mỗi Quyền Linh rảnh, thế là anh được "kéo" vào làm.

Lúc đầu, Quyền Linh cũng sợ không làm được, định từ chối nhưng đạo diễn bảo "Em cứ xem em là nhân vật trong chương trình đi. Em lấy chính cuộc đời em mà làm chương trình đó".

Sáng hôm đó, Quyền Linh thức dậy từ 5h sáng để đi quay mà không ăn uống gì. Vì đói quá nên mặt anh buồn. Tới gần trưa, anh lên cơn đau dạ dày nhưng cũng ráng. Tới lúc đau quá, nước mắt chảy ra. Đạo diễn ngồi monitor nhìn thấy bảo "Trời ơi, bữa nay nó dẫn hay quá, khóc luôn".

Quyền Linh cảm được cái hay của chương trình Vượt lên chính mình và không biết từ lúc nào, anh coi chương trình là máu thịt, cuộc đời của chính mình.
Quyền Linh cảm được cái hay của chương trình Vượt lên chính mình và không biết từ lúc nào, anh coi chương trình là máu thịt, cuộc đời của chính mình.

Và sau số đầu tiên đó, mọi người quyết định để Quyền Linh dẫn luôn chương trình. Còn Quyền Linh, tới những số tiếp theo, anh bắt đầu "nhập cuộc" thật sự. Anh cảm được cái hay của chương trình và đi vào chương trình từ lúc nào không biết.

Quyền Linh kể: "Hồi đó, chương trình Vượt lên chính mình còn quay ở TP.HCM. Ở ngay quận 1 trên đường Bùi Viện mà có 1 gia đình khổ tới mức như thế này.

Nhà họ 6,7 người sống trong một nơi chỉ có diện tích hơn 1 mét vuông. Khi tôi hỏi, mơ ước của em là gì? Họ bảo "em mơ ước có 1 cái toilet", vì ngày ngày họ phải đi toilet công cộng ở chợ Bến Thành.

Muốn có toilet thì phải dựng thêm tầng. Mà dựng thêm tầng thì phải có tiền và cuộc đời cứ đẩy con người ta vào những bi kịch như thế.

Trong khi mình thì ước có nhà, có xe, còn họ thì chỉ ước có cái toilet thôi và tôi rơi nước mắt vì điều đó, không ngờ còn có người khổ hơn mình.

Đó là lúc mà tôi cảm nhận được rằng, chương trình này hay quá, nó giúp người nghèo thực hiện mơ ước của họ, giống như chính cuộc đời tôi vậy. Và tôi cảm được rằng, chương trình là tôi và tôi là chương trình, là máu thịt của mình.

Tôi nói thật, tất cả những chương trình sau đó, tôi không bấm đồng hồ nữa. Tôi cố tình gian lận thời gian để cho các hộ gia đình hoàn tất yêu cầu của chương trình đưa ra. Cái đồng hồ chính xác nhất chính là trái tim mình, nó không có điểm dừng".

Quyền Linh hài hước nói thêm: "Luật truyền hình hồi đó quy định rõ lắm. Tiền lại không phải của mình, của chương trình, của đài, của nhà nước. Chương trình còn đạo diễn nữa. Tôi đâu có quyền quyết định, thế mà tôi tự cho mình cái quyền quyết định đó.

Tôi biết, làm như vậy, ngày mai mình có thể bị đuổi nhưng kệ, mình phải cứu mấy người đó đã. Nhiều lần, đạo diễn cũng cảnh báo nhưng tôi kệ, đuổi thì tôi chịu, miễn sao mấy người đó hạnh phúc là được rồi. Riết, tôi tạo thành thói quen là không ai dám nói gì mình hết. Vì nếu đuổi tôi thì lấy ai làm".

Quyền Linh được khán giả, đặc biệt là những người dân nghèo yêu quý vô cùng.
Quyền Linh được khán giả, đặc biệt là những người dân nghèo yêu quý vô cùng.

Đám cưới kỳ lạ nhất showbiz Việt

Cũng bởi vậy mà Quyền Linh được khán giả, đặc biệt là bà con nông dân yêu quý vô cùng.

Họ yêu Quyền Linh tới mức, ngày anh làm đám cưới với bà xã Dạ Thảo, anh đặt 50 bàn mời đồng nghiệp, bạn bè, người thân tới dự nhưng khách đến không có chỗ ngồi, phải ra ngoài mua bánh mì với nước suối rồi đứng xem đám cưới... nhường chỗ cho khán giả vì yêu mến anh mà tới chúc phúc.

Quyền Linh nói "Các anh em như Tấn Beo, Phước Sang, Tuấn Anh không có chỗ ngồi, đi mua bánh mì với nước suối đứng xem đám cưới tôi, còn khán giả thì vô ngồi, nhà hưởng tưởng khách, dọn đồ ăn lên.

Thật sự, khán giả tới không phải để ăn mà để chúc phúc cho mình nhưng không may nhà hàng dọn đồ ra thì họ phải ăn thôi. Tôi vui lắm. Mọi người quan tâm tới mình, quan tâm tới hạnh phúc của mình. Lúc đó, tôi mới biết là mình được khán giả thương đến chừng nào".

(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Đám cưới kỳ lạ của Quyền Linh: Người lạ vào nhà ăn, Tấn Beo, Phước Sang không chỗ ngồi phải ăn bánh mì chống đói
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO