Nhiếp ảnh

Cuộc hội ngộ của giới nhiếp ảnh 3 thành phố Hà Nội – Huế - TP. Hồ Chí Minh

Thụy Phương 27/10/2023 14:36

Sáng 27/10, tại Phố sách 19/12, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật ba thành phố kết nghĩa Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Hội tụ và phát triển”.

Đến dự lễ khai mạc có NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội; NSNA Hồ Sĩ Minh – Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; đại diện các hội chuyên ngành của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, lãnh đạo Tạp chí Người Hà Nội, đoàn nghệ sĩ nhiếp ảnh của Hội Nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế, các hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội.

“Liên hoan ảnh nghệ thuật ba thành phố kết nghĩa: Hà Nội – Huế - TP. Hồ Chí Minh” được tổ chức lần đầu vào tháng 6 năm 1978 tại TP. Hồ Chí Minh, sau chuyển tiếp ra triển lãm tại Huế và Hà Nội. Do hoàn cảnh khách quan, Liên hoan bị gián đoạn một thời gian. Tới năm 2011, Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội Nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh cùng thống nhất tiếp tục tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật ba thành phố với mong muốn công chúng được thưởng ngoạn những tác phẩm ảnh thể hiện nét đẹp văn hóa, con người, cảnh vật, cùng nét đặc thù riêng của mỗi thành phố. Liên tiếp trong các năm gần đây, liên hoan được duy trì và trở thành sân chơi ý nghĩa cho các nghệ nhiếp ảnh của 3 thành phố.

anh-1.jpg
NSNA Nguyễn Văn Toản – Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phát biểu tại Liên hoan.

Phát biểu tại lễ khai mạc Liên hoan, NSNA Nguyễn Văn Toản – Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội cho biết, năm nay Liên hoan hội tụ 100 tác phẩm trong đó Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội có 40 tác phẩm, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội Nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh mỗi hội 30 tác phẩm. Đây là những tác phẩm được chọn lọc trong những năm gần đây của các nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ 3 thành phố.

Với chủ đề “Hội tụ và phát triển”, 100 tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm đã phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên, con người, đồng thời cho thấy được sức vươn lên trong quá trình hội nhập và phát triển của mỗi thành phố. Bằng ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh các nghệ sĩ đã chớp được những khoảnh khắc hết sức sinh động và ấn tượng của mỗi thành phố.

anh-2(1).jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc Liên hoan

Bộ ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh hấp dẫn người xem bởi màu sắc và ánh sáng. Qua những góc máy hết sức sinh động và ấn tượng của các nhiếp ảnh gia, người xem dễ dàng cảm nhận được một thành phố tươi đẹp, năng động, phát triển. Có thể kể tới các tác phẩm: “Pháo hoa mừng năm mới 2023 tại TP. Hồ Chí Minh" (tác giả Huỳnh Thu), “Lễ hội Đường sách 2023” (tác giả Lê Hoàng Mến), “Đồng diễn ca khúc Tôi yêu áo dài Việt Nam" (tác giả Thạch Minh Lễ), “Kỷ lục yoga đồng diễn” (tác giả Nguyễn Trang Kim Cương), “Nhộn nhịp không khí Tết nguyên tiêu” (tác giả Nguyễn Văn Trung), “Thành phố chuyển mình” (tác giả Nguyễn Văn Phụng)... như một minh chứng cho sự trở lại của nhịp sống sôi động ở thành phố sau thời gian phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm khác cũng đã thể hiện sự phát triển không ngừng của một thành phố giàu tiềm lực, đi đầu công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh quốc phòng, hội nhập kinh tế quốc tế. Sự năng động, sức vươn của thành phố hiện hữu trong bóng dáng của cầu Phú Mỹ, đường Metro, bến cảng, các tòa nhà cao tầng, các dây chuyền sản xuất...

Bộ ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ Thừa Thiên Huế mang đến cho không gian triển lãm những nét lãng mạn rất riêng, đậm chất thơ của xứ Huế mộng mơ. 30 tác phẩm là những lát cắt về về cuộc sống, con người, di tích văn hóa lịch sử ở vùng đất cố đô xưa. Nét riêng rất thơ, rất Huế in dấu trong khoảnh khắc những cơn mưa bất chợt về trên phố, trong những tà áo dài, trong dòng Hương thơ mộng, trong những lễ hội... “Phố cổ Bao Vinh” của Đặng Thị Tuyết Mai, “Cồn Hến” của Lê Khắc Thanh, “Sắc màu mùa thu” của Lê Văn Minh, “Sắc thu” của Nguyễn Hữu Đính, “Rú Chá vào thu” của Nguyễn Thị Thanh Nhã, “Hè về” của Nguyễn Văn Trực, “Chiều trên đầm” của Vĩnh Hướng... là những minh chứng.

anh-3.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội trao Cờ lưu niệm cho đại diện hội nhiếp ảnh nghệ của 3 thành phố Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh.

Bộ ảnh của các tay máy Hà Nội mở ra những không gian đa chiều của Thủ đô, từ phố phường tấp nập đến những làng quê yên bình; từ những nét đẹp của những di sản văn hóa, kiến trúc đặc sắc kết tinh trong suốt chiều dài phát triển cho đến nhịp sống hiện đại hiện diện trong những công trình mới, những sự kiện... Bên cạnh một Hà Nội dịu dàng, thơ mộng trong các tác phẩm “Cầu Thê Húc” (Đào Kim Thanh), “Cầu Long Biên” (Nguyễn Quang Tuấn), “Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về” (Kiều Mai Phương), “Mùa hoa xoan” (Nguyễn Xuân Chính), “Mùa xuân” (Nguyễn Hồng Vân) là một Hà Nội sôi động, mến khách được lưu giữ trong những khoảnh khắc “Hà Nội đến để yêu” (Nguyễn Thị Tuyết Minh), “Cổ Loa điểm du lịch hấp dẫn” (Nguyễn Tiến Dũng). Ngoài ra, những tác phẩm chụp những làng nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc hay nhịp sống đô thị cũng cho thấy chiều sâu của văn hóa, lịch sử, bước chuyển mình của Thủ đô hôm nay.

Ở tuổi xưa nay hiếm, NSNA Quang Phùng vẫn hào hứng đến triển lãm từ rất sớm và say sưa ngắm từng bức ảnh. Ông cho biết, bộ ảnh được giới thiệu tại triển lãm khá hoàn chỉnh cả về nội dung và kỹ thuật thể hiện. Mỗi bức ảnh đều cho thấy tác giả đã rất “chăm chút” đầu tư, đồng thời thể hiện tâm huyết của các nghệ sĩ nhiếp ảnh. “Nếu biết nắm bắt, tận dụng thế mạnh của nhiếp ảnh, thì đây chính là một cách để quảng bá du lịch rất hiệu quả”, NSNA Quang Phùng cho hay.

anh-2.jpg
Công chúng thưởng lãm các tác phẩm tại Liên hoan.

Có mặt tại Liên hoan ngày khai mạc, NSNA Nguyễn Tiến Dũng – hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội chia sẻ anh rất vui khi tác phẩm “Cổ Loa điểm du lịch hấp dẫn” được lựa chọn trưng bày và đặc biệt là được hội ngộ cùng các nghệ sĩ ba miền. “Bức ảnh này tôi chụp từ hơn một năm trước, ghi lại khoảnh khắc hết sức tự nhiên của du khách trước tại cổng đền Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) – điểm di tích nổi tiếng của quê hương tôi. Được chọn ảnh trưng bày đã là vui rồi, mà lại là ảnh về di tích lịch sử quê hương mình thì niềm vui ấy lại như được nhân đôi” – NSNA Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

NSNA Phạm Tiến Dũng – nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh Việt Nam, ủy viên Ban Lý luận phê bình Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhận định: “Qua triển lãm công chúng thấy được không gian, cảnh sắc thiên nhiên, con người với những sắc thái đặc trưng của từng vùng miền. Một Hà Nội lãng mạn, một xứ Huế trầm mặc và một Sài Gòn sôi động. Đáng chú ý có nhiều góc máy hết sức độc đáo, mang đến cho người xem những ấn tượng rất thú vị… Liên hoan là một hoạt động ý nghĩa, góp phần tăng cường sự kết nối giao lưu giữa các nghệ sĩ nhiếp ảnh 3 thành phố”./.

Bài liên quan
  • Triển lãm ảnh Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế lần II
    Sáng ngày 20/10, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận - số 39 Trưng Nhị, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế lần II. Triển lãm nằm trong khuôn khổ Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam lần thứ II với chủ đề "Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế và Bình Thuận - Hội tụ xanh".
(0) Bình luận
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Khai mạc Triển lãm “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”
    Trong hàng nghìn bức ảnh chụp về chiến dịch Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại, Ban Tổ chức và gia đình đã lựa chọn ra 70 bức ảnh, tương ứng với 70 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó, có nhiều bức ảnh đã rất đỗi quen thuộc với công chúng mỗi khi nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng cũng có nhiều bức ảnh lần đầu được công bố.
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • Vài cảm nhận về Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc 2024
    Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2024 nhận được nhiều sự quan tâm của các nghệ sĩ và người yêu nhiếp ảnh của 15 tỉnh gửi dự thi. Với số lượng ảnh khá lớn, trên 2.200 ảnh gồm cả ảnh đơn và bộ đã phần nào khái quát được mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại các địa phương miền núi phía Bắc.
  • Khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới"
    Chiều ngày 26/4/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới".
  • Trưng bày 65 bộ ảnh về thành phố Hải Phòng tại Hà Nội
    Sáng 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), UBND TP. Hải Phòng phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội tự hào và noi gương đồng chí Đào Duy Tùng, quyết tâm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại cuộc Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng” diễn ra chiều ngày 10/5 tại Huyện ủy – UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội). Hội thảo là hoạt động hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng
    Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng, cho biết, truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng.
  • Lan tỏa mô hình “Bữa cơm công đoàn” tại 15 doanh nghiệp huyện Đan Phượng
    Đây là hoạt động thiết thực chăm lo cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ huyện Đan Phượng tổ chức chương trình "Bữa cơm công đoàn, cảm ơn người lao động" tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Cuộc hội ngộ của giới nhiếp ảnh 3 thành phố Hà Nội – Huế - TP. Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO