Chuyển động Hà Nội

Cú hích cho làng nghề, ngành nghề nông thôn Thành phố Hà Nội phát triển

Trung Kiên 06:25 11/04/2024

UBND Thành phố Hà Nội cho biết sẽ triển khai thực hiện 7 nhiệm vụ và giải pháp để phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn thành phố. Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống” cho 15 làng nghề trên địa bàn Thủ đô.

Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2024. Kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 7 nhiệm vụ và giải pháp để phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn thành phố.

Xây dựng và thực hiện chính sách

Thành phố Hà Nội ban hành Quy định một số nội dung, mức hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ- CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ. Xây dựng “Đề án Tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; tổng hợp, tham mưu HĐND, UBND Thành phố ban hành chính sách hỗ trợ để phát triển ngành nghề nông thôn và Làng nghề Hà Nội.

banh-cuon.jpg
Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai) vừa được công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. (Ảnh tư liệu).

Tiếp tục hoàn thiện Phương án phát triển Cụm công nghiệp để phục vụ công tác lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị.

Thành phố Hà Nội cũng rà soát, xây dựng Dự thảo và trình UBND Thành phố ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 24/10/2019 của UBND thành phố Hà Nội về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Áp dụng khoa học và công nghệ

Tăng cường quản lý, triển khai và bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ dự kiến ứng dụng tại các làng nghề, các hợp tác xã trên địa bàn Thành phố; tổ chức xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố năm 2025, trong đó quan tâm đến các nhiệm vụ liên quan việc hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề, quản lý môi trường làng nghề; tổ chức thẩm định công nghệ các dự án đầu tư sản xuất, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật làng nghề theo phân cấp.

tamhuong(1).jpg
Người dân làng nghề tăm hương xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất hương. (Ảnh tư liệu).

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý nước thải, rác thải, khí thải phù hợp với làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn. Ngăn chặn những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất của ngành nghề nông thôn. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tại làng nghề tham gia nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới mẫu mã sản phẩm.

Đào tạo nhân lực

Triển khai Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 6/3/2024 đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn Thành phố năm 2024. Rà soát nhu cầu học nghề của người lao động; tham mưu phê duyệt bổ sung danh mục các nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng phù hợp và hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo.

Tổ chức truyền nghề, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho làng nghề và phổ biến chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Cùng đó tổ chức đào tạo theo Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về môi trường cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường cấp xã theo quy định của Trung ương, Thành phố.

Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại

Tăng cường công tác tuyên truyền về làng nghề, ngành nghề nông thôn, đặc biệt trong áp dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề xây dựng website giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề; tổ chức Hội thi, Hội chợ sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024; tổ chức và tham gia Hội chợ giống vật tư, thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, OCOP, sản phẩm làng nghề tại các tỉnh, Thành phố trong nước đảm bảo thiết thực, hiệu quả, theo quy định.

hoi-cho.jpg
Hà Nội sẽ tổ chức các Hội chợ sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố trong năm 2024. (Ảnh tư liệu/HPA).

Tiếp tục triển khai Kế hoạch phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố. Quản lý triển khai 16 nhiệm vụ đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận bắt đầu thực hiện từ những năm trước; tổ chức tuyển chọn để thực hiện từ năm 2024 đối với 11 nhiệm vụ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể sản phẩm làng nghề; hướng dẫn đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của Thành phố đến năm 2025.

Hỗ trợ vốn và phổ biến chính sách thuế

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng nghề trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách ưu đãi về thuế đối với các ngành nghề nông thôn; Tăng cường tuyên truyền về lợi ích và cách thức thực hiện các thủ tục hành chính về thuế qua phương thức điện tử; tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ xử lý vướng mắc về chính sách thuế và thực hiện các thủ tục về thuế qua phương thức điện tử.

Giao đất, cho thuê đất và bảo vệ môi trường làng nghề

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề. Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường làng nghề; phổ biến công nghệ xử lý môi trường phù hợp với làng nghề để khuyến khích phát triển các ngành nghề sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường làng nghề, kịp thời xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước.

Phát triển, bảo tồn làng nghề gắn với du lịch, giáo dục trải nghiệm

Thực hiện xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” Hà Nội năm 2024; rà soát thu hồi bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống” Hà Nội; triển khai Chương trình xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

trao-tang.jpg
Lãnh đạo thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội năm 2023 ngành thủ công mỹ nghệ cho các cá nhân. (Ảnh tư liệu).

Thực hiện hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề nông thôn năm 2024; hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho làng nghề và phổ biến chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn năm 2024; tổ chức đoàn công tác đi trao đổi kinh nghiệm và kết nối vùng nguyên liệu cho các làng nghề năm 2024 theo quy định.

Chỉ đạo Ban quản lý đồ án Quy hoạch kiến trúc khẩn trương hoàn thiện các thủ tục và tổ chức lập đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thông kết hợp du lịch tại làng dệt lụa Vạn Phúc nêu trên, trình UBND Thành phố phê duyệt theo quy định. Triển khai đa dạng các hình thức truyền thông trên các nền tảng số, trang website,... theo quy định nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách du lịch đến Hà Nội; thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong du lịch./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Cú hích cho làng nghề, ngành nghề nông thôn Thành phố Hà Nội phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO