Chuyển động Hà Nội

Công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thủ đô năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét

Kim Thoa 15/01/2024 21:27

Việc triển khai đưa vào vận hành chính thức 4 hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung Thành phố đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố đến các cấp chính quyền Thành phố được đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, công khai, minh bạch, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả bảo đảm nhanh chóng, kịp thời dựa trên dữ liệu số qua đó thúc đẩy CCHC, chuyển đổi số của Thành phố phát triển nhanh và bền vững theo chỉ đạo của Chính phủ.

anh-1.jpg
Người dân thuận tiện trong tra cứu danh mục và quy trình thực hiện TTHC thông qua mã QR code

Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) của thành phố Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, rõ nét. Kết quả CCHC được Trung ương và người dân ghi nhận, đánh giá cao, Chỉ số PARINDEX năm 2022 của Thành phổ xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các giải pháp để cải thiện, nâng cao Chỉ số SIPAS, cải thiện, duy trì Chỉ số PARINDEX, những tồn tại, hạn chế về công tác CCHC được chỉ ra tại Đoàn Giám sát HĐND Thành phố đã được Thành phố chỉ đạo tập trung, khắc phục kịp thời; đơn giản hóa cắt giảm, rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC và cắt giảm thành phần hồ sơ; mô hình Bộ phận một cửa hiện đại, xây dựng Market Bộ nhận diện Bộ phận TTHC thành phố Hà Nội đồng bộ, thống nhất; thực hiện cải cách trong việc quy định không thu phí, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khi nộp hồ sơ TTHC trực tuyến trên môi trường mạng đến hết ngày 31/12/2025 là một trong những giải pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện DVC trực tuyến trên địa bàn Thành phố...

Cụ thể, về cải cách thể chế: Thành phố chỉ đạo, xây dựng danh mục văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Thành phố dự kiến ban hành năm 2023. Thành phố đã ban hành 13 Nghị quyết, UBND Thành phố đã ban hành 25 Quyết định QPPL; thực hiện 19 Nghị quyết đơn giản hóa TTHC liên quan đến quản lý công dân, cư trú; chỉ đạo Sở Tư pháp kiểm tra đối với 28 Quyết định do UBND Thành phố ban hành; thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 161 văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với 15 cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực đất đai, kinh doanh dịch vụ văn hóa.

Tập trung tổ chức đánh giá, tổng kết thi hành Luật Thủ đô và nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2021, bám sát Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đến nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trong đó có dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Chỉ đạo, đẩy mạnh kết quả thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch sổ 350/KH-UBND ngày 30/12/2022 về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2023; các Kế hoạch liên quan đến tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và DVC trực tuyến trên địa bàn Thành phố; về việc tổ chức lấy ý kiến góp ý Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)....

Về cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông: UBND Thành phố đã ban hành 363 văn bản để chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một của liên thông trên địa bàn Thành phố. Cụ thể, UBND Thành phố đã phê duyệt phương án đơn giản hóa 122 TTHC thuộc các lĩnh vực, đạt tỷ lệ trên 20% TTHC được đơn giản hóa; công bố danh mục 1.221 TTHC, sửa đổi và bổ sung 935 TTHC, bãi bỏ 202 TTHC; phê duyệt 1.369 quy trình nội bộ giải quyết TTHC. Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố là 1.886 TTHC.

UBND Thành phố đã ban hành 21 Quyết định, công bố 115 TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố. Các sở, ban, ngành đã phê duyệt 450 quy trình; cấp huyện ban hành 1.789 quy trình; cấp xã ban hành 2.962 quy trình giải quyết các công việc nội bộ (ngoài TTHC) và 128 quy trình liên thông giải quyết công việc cấp xã và cấp huyện. Các TTHC nội bộ được công khai trên Cổng giao tiếp điện tử Thành phố, trang Thông tin điện tử của các sở, ngành. Đảm bảo 100% các TTHC được ủy quyền có quy trình nội bộ giải quyết TTHC kèm theo. Đến nay, UBND Thành phố đã ban hành các quyết định ủy quyền kèm theo quy trình nội bộ của 578 TTHC (đạt tỷ lệ 94%).

Thành phố đã triển khai trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC về bảo đảm việc số hóa hồ sơ, TTHC theo quy định. UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện, trang thiết bị và bố trí công chức trong tiếp nhận, giải quyết TTHC thực hiện việc số hóa khi Hệ thống có các tính năng đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-VPCP.

Mô hình Bộ phận một cửa hiện đại, xây dựng Market Bộ nhận diện Bộ phận TTHC thành phố Hà Nội đồng bồ, thống nhất trên toàn Thành phố sẽ tạo điều kiện giúp cho người dân, tổ chức dễ dàng nhận biết nơi tiếp nhận TTHC và giúp cho cơ quan nhà nước đầu tư, cải tạo, quản lý bộ phận một cửa đảm bảo theo chuẩn quy định một của hiện đại.

Cải cách tổ chức bộ máy: Rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và tăng cường phân cấp, ủy quyền kẻm quy trình giải quyết các TTHC của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan, nhà nước đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy nhà nước. Thành phố đã tổ chức triển khai thành công thí điểm mô hình chính quyền đô thị theo Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ; rà soát và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổng kết, đánh giá mô hình thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã được phép tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện thí điểm.

Kết quả, đã giảm 06 chi cục thuộc Sở; giảm đầu mỗi bên trong chi cục 52 đơn vị (18 phòng, 02 đơn vị sự nghiệp công lập, 32 Hạt, Trạm); giảm 16 trạm thuộc đơn vị sự nghiệp công lập; tăng 14 phòng chuyên môn thuộc Sở (06 phòng do giải thể các chi cục, 08 phòng thành lập mới để phù hợp với khối lượng công việc được giao); tổ chức sắp xếp lại Trung tâm Phát triển quỹ đất 3 đơn vị (Sóc Sơn, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm); hoàn thành việc thẩm định đối với 11 Sở.

Tiếp tục tập trung rà soát sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Qua rà soát, toàn Thành phố có 173 đơn vị hành chính cấp xã cần phải sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết số Quốc hội. Dự kiến sau sắp xếp, giảm còn 509 đơn vị hành chính cấp xã.

Năm 2023 đã giảm 2.385 biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước so với năm 2022 (đạt tỉ lệ 2%); 136 trường hợp được tinh giản theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ. UBND Thành phố đã ban hành 21 Quyết định ủy quyền theo thẩm quyền đối với Thủ trưởng/Giám đốc các Sở, ban, ngành Thành phố. Theo thống kê, toàn Thành phố đã ủy quyền 578 TTHC, đạt tỷ lệ 94%.

Về cải cách chế độ công vụ, công chức: Thành phố ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 21/3/2023 triển khai xây dựng Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố và giao Sở Nội vụ ban hành Công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng Đề án vị trí việc làm; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát tổng thể kế hoạch sử dụng biên chế công chức, viên chức, hiện trạng biên chế và đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng, chỉ tiêu tiếp…

Thành phố đã hoàn thành việc thi tuyển chức danh lãnh đạo (có 65 chức danh có người trúng tuyển), đạt tỉ lệ 97%. Hiện, Thành phố đã có văn bản chỉ đạo triển khai thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo đến hết năm 2024; Tổ chức thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ cán sự lên chuyên viên và từ chuyên viên lên chuyên viên chính. Kết quả, số công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch công chức là 455 người, viên chức 113 người (trong đó có 23 viên chức trúng tuyển do Trung ương tổ chức); tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kế toán cho 402 người.

Thành phố đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác CCHC từ Thành phố xuống tới cấp xã với trên 1500 người; các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố triển khai tổ chức các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước và lãnh đạo cấp phòng năm 2023 theo Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội đối với 14 lớp với tổng số học viên tham dự 650 người. Đã có 838 trường hợp đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác (khối sở, ngành: 455 công chức, viên chức; khối quận, huyện, thị xã: 320 công chức, viên chức; khối xã, phường, thị trấn: 63 công chức; thanh tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đối với công chức xã, thị trấn đối với 06 UBND cấp huyện, thực hiện 1.028 cuộc kiểm tra công vụ trên toàn địa bàn Thành phố, trong đó Đoàn kiểm tra công vụ của Thành phố đã thực hiện kiểm tra đột xuất 30 đơn vị, kiểm tra theo chỉ đạo 02 vụ việc; các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố thực hiện 996 cuộc kiểm tra công vụ.

Về cải cách tài chính công: Thành phố đã tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các kết luận, các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách theo yêu cầu của Trung ương. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của toàn Thành phố. Đến ngày 30/11/2023 toàn Thành phố đã thực hiện là 33.415 tỷ đồng, đạt 71,2% kế hoạch Trung ương giao đầu năm; đạt 62,9% kế hoạch Thành phố giao.

Năm 2023, Thành phố dự kiến nâng mức tự đảm bảo chi thường xuyên 12 đơn vị (trong đó, cấp Thành phố: 07 đơn vị, cấp huyện: 05 đơn vị). Đến nay đã nâng mức tự chủ tài chính được 06/11 đơn vị, đạt 54% chỉ tiêu giao (trong đó, cấp Thành phố: 03 đơn vị, cấp huyện: 03 đơn vị và 01 đơn vị: Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội đã sáp nhập vào đơn vị khác). Đồng thời, ban hành 58 định mức kinh tế kỹ thuật, 36 đơn giá định mức trên tổng số 277 định mức, đơn giá.

Về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 01/3/2023 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng thành phố Hà Nội năm 2023; Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 27/9/2023 của UBND Thành phố về chuyển đổi số xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thành phố tiếp tục tập trung xây dựng CSDL điện tử để làm cơ sở xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Thành phố, hoàn thành việc cập nhật Kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản mới nhất, hoàn thành việc xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP); xây dựng, ban hành 05 quy định quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin (HTTT)cơ sở dữ liệu (CSDL) của Thành phố; chỉ đạo tăng cường việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công (DVC) quốc gia; chỉ đạo thực hiện cấp căn cước công dân gắn chíp và kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2, hoàn thành chỉ tiêu cấp căn cước công dân và định danh điện tử trên toàn Thành phố.

Thành phố đã đưa vào và vận hành chính thức 4 hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung quan trọng, cốt lõi, gồm: (1) Hệ thống thông tin báo cáo Thành phố;(2) Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung Thành phố; (3) Kênh tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp qua ứng dụng Zalo; (4) Ứng dụng quản lý cuộc họp Ban cán sự đảng UBND Thành phố.

4 hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung Thành phố đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố đến các cấp chính quyền Thành phố được đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, công khai, minh bạch, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả bảo đảm nhanh chóng, kịp thời dựa trên dữ liệu số qua đó thúc đẩy CCHC, chuyển đổi số của Thành phố phát triển nhanh và bền vững theo chỉ đạo của Chính phủ.

Việc phát triển các hệ thống hoạt động điều hành nội bộ, ứng dụng dịch vụ người dân và doanh nghiệp tiếp tục được Thành phố quan tâm đầu tư, triển khai. Thành phố đã hoàn thành hạng mục thuê DVC nghệ thông tin; thực hiện rà soát các hiệu năng tính năng của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố theo các quy định hiện hành; kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia, CSDL quốc gia về Dân cư theo yêu cầu Đề án 06 của Chính phủ; kết nối với VNPost; tổng đài, tin nhắn SMS; đẩy mạnh kê khai thuế điện tử, kết quả 99,5% doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế qua mạng; triển khai ứng dụng eTax Mobile trên thiết bị thông minh của người nộp thuế với tổng số lượng tài khoản sử dụng là 183.430..; triển khai các nhiệm vụ về việc cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử và đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đạt 99,99%; duy trì và vận hành ổn định hệ thống giao ban trực tuyến, hệ thống hòm thư điện tử công vụ; hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp; hệ thống thông tin báo cáo, triển khai cấp chữ ký hơn 39 nghìn chữ sổ miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện TTHC, giao dịch điện tử; thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị qua kênh Zalo với 425 phản ánh kiến nghị…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thủ đô năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO