Sân khấu

Công diễn vở chèo cổ “Lưu Bình - Dương Lễ”: Bản phục dựng đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm

Đình Thế 14/07/2024 07:28

Tối 13/7, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Lưu Bình – Dương Lễ” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm gửi tới đông đảo khán giả Thủ đô Hà Nội.

Tích chèo cổ "Lưu Bình - Dương Lễ" đưa ta về làng quê Việt xưa, bến nước, con đò, với anh học trò hiếu học, những anh hề ngộ nghĩnh cùng bao màn đối đáp sâu cay, với người phụ nữ hiền thục mà không kém phần sắc sảo. Ở đó còn ăm ắp bao bài học về đối nhân xử thế, về tình bạn, nghĩa vợ chồng và khát vọng vươn lên của người xưa.

95715d41e4d0468e1fc1.jpg
69d89ce825798727de68.jpg
Nghệ sĩ Quang Trưởng (vai Lưu Bình); Tiến Đạt (vai Dương Lễ) và Diệu Linh (vai Châu Long) trong vở chèo cổ "Lưu Bình - Dương Lễ".

Điểm nhấn của vở chèo cổ “Lưu Bình – Dương Lễ” lần này ở chỗ, các vai chính đều được giao cho các diễn viên trẻ đảm nhận như Quang Trưởng (vai Lưu Bình); Tiến Đạt (vai Dương Lễ); Diệu Linh (vai Châu Long); Khắc Huy (vai Trù Phòng); Xuân Dũng (vai Hầu); Thuý Hằng (vai Hỉ đồng); Hồng Thắm (vai Hường); Ngọc Hà (vai Tuyết)…

Mặc dù còn rất trẻ nhưng Quang Trưởng, Tiến Đạt và Diệu Linh đã thực sự vào vai rất tốt, họ đã tạo nên một câu chuyện về tình nghĩa bạn bè cao cả, về tình vợ chồng thắm thiết, son sắt, thủy chung, xứng đáng là những thế hệ kế tiếp để lưu giữ và phát triển những giá trị truyền thống làm nên bản sắc của bộ môn nghệ thuật chèo.

773787063e979cc9c586(1).jpg
Cuộc gặp gỡ giữa Lưu Bình và Châu Long ở Quán Nghinh Hương.

Để đạt được những thành công đó, ngoài tài năng và sự nỗ lực của bản thân, Quang Trưởng, Tiến Đạt và Diệu Linh đã được các nghệ sỹ đi trước của Nhà hát truyền dạy vai, đó là NSƯT Hồng Nam, NSƯT Hoài Anh và NS Tuấn Kha. Đây là ba nghệ sỹ từng diễn hàng trăm buổi với những vai mẫu này, nên họ đã nhiệt tình truyền hết những tinh hoa vốn cổ, cũng như những kinh nghiệm làm nghề. Vì thế, ba diễn viên Quang Trưởng, Tiến Đạt và Diệu Linh đã lĩnh hội được rất nhiều những tinh hoa để hoá thân đầy cảm xúc vào nhân vật Lưu Bình – Dương Lễ - Châu Long.

Vở chèo cổ “Lưu Bình - Dương Lễ” là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Bảy vở chèo này mang tính tiêu biểu, có sức ảnh hưởng của nghệ thuật chèo được lưu giữ lại đến nay gồm: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Chu Mãi Thần, Kim Nham, Lưu Bình - Dương Lễ, Trinh Nguyên và Từ Thức.

4a98eddc4a4de813b15c(1).jpg
4faaf3ed547cf622af6d(1).jpg
Lưu Bình từ biệt Châu Long để lên kinh đô ứng thí và đỗ ngôi đầu Trạng nguyên.

Với bản dựng lần này, NSND Trần Quốc Chiêm đã rất tâm huyết trong việc gìn giữ những yếu tố mẫu mực của chèo cổ, chi tiết và tỉ mỉ từng động tác, từng điệu hát để nổi bật những giá trị bản sắc của chèo. Bên cạnh đó, vở chèo được thêm vào những điệu múa để các cảnh diễn uyển chuyển hơn và góp phần tăng thêm sự hấp dẫn của một vở chèo cổ.

Các nghệ sỹ, diễn viên của Nhà hát chèo Hà Nội đã hóa thân vào nhân vật, lột tả được tính cách của nhân vật ở từng thời điểm khác nhau, tạo nên những nút thắt, mở, những tình huống, cao trào hết sức ấn tượng. Sự “chắc tay” của người phục dựng cùng kinh nghiệm dày dặn trên sân khấu của các nghệ sỹ tài năng đã góp phần tạo nên sức hút của vở diễn. Vì thế, khán phòng Rạp Đại Nam không còn một ghế trống và khán giả liên tục vỗ tay tán thưởng các nghệ sỹ trong suốt vở diễn.

ecbbda077d96dfc88687(1).jpg
Hình ảnh của anh Hề không thể thiếu trong bất cứ tích chèo nào, mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả.

Một trong những cảnh diễn gây xúc động khán giả, Lưu Bình tới gặp người bạn từ thuở hàn vi Dương Lễ. Tuy nhiên, người này lánh mặt không gặp, mà chỉ sai người hầu mang ra mâm cơm hẩm cà thâm để đãi bạn. Thật ra, Dương Lễ vì muốn bạn tự ái vì bị coi thường mà quyết lập công danh. Sau đó, ông còn nhờ vợ là Châu Long đi nuôi bạn ăn học thành tài.

Bên cạnh đó, hình ảnh của anh Hề không thể thiếu trong bất cứ tích chèo nào. Trong vở chèo cổ "Lưu Bình - Dương Lễ", hai chú hề chèo mang lại nhiều tiếng cười nhưng cũng kèm theo những suy ngẫm cho khán giả.

df7e614dd8dc7a8223cd.jpg
361e8f5928c88a96d3d9(1).jpg
Lưu Bình thi đỗ trạng nguyên trở về và biết được sự giúp đỡ của vợ chồng Dương Lễ - Châu Long.

Có thể nói, với bản phục dựng mới này, vở chèo cổ "Lưu Bình - Dương Lễ" của Nhà hát chèo Hà Nội thực sự mang tới khán giả một làn gió mới, tươi trẻ bởi sự diễn xuất nhập tâm của nghệ sỹ, diễn viên chính vừa đẹp ngoại hình vừa có giọng hát hay đáp ứng được cả phần nghe lẫn phần nhìn cho khán giả.

Đây cũng là tâm huyết của những nghệ sĩ chèo gạo cội nói riêng và Nhà hát chèo Hà Nội nói chung để gìn giữ các giá trị truyền thống đồng thời khơi ngợi tình yêu nghệ thuật truyền thống đối với lớp nghệ sĩ trẻ, góp phần giúp cho các nghệ sỹ tận tâm, tận hiến với nghề./.

Bài liên quan
  • "Cung thương một khúc..." thu hút khán giả mê chèo cổ
    Cung thương một khúc... kể về mối tình trong sáng, hồn nhiên của Khóa Vũ - anh học trò nghèo với cô thôn nữ Thu Nguyệt, trải qua rất nhiều những sóng gió, thăng trầm cuối cùng họ đến được với nhau, đoàn tụ trong nước mắt của hạnh phúc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Công diễn vở chèo cổ “Lưu Bình - Dương Lễ”: Bản phục dựng đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO