Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Dân việt| 28/05/2019 10:56

Dù sở hữu khối tài sản kếch xù nhưng Hoài Linh vẫn vô cùng giản dị với những sở thích bình dân.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Cách đây ít giờ trên trang cá nhân, anh Thành Vinh - con trai ruột của nghệ sĩ Hoài Linh bất ngờ chia sẻ một số khoảnh khắc đời thường của người cha là danh hài nổi tiếng. Vốn kín tiếng về đời tư nên sự xuất hiện của Hoài Linh bên cạnh quý tử đang sống ở Mỹ khiến công chúng vô cùng thích thú và không khỏi tò mò.

Liên hệ với Thành Vinh, hiện đang là chuyên gia ở hãng hàng không American Airlines, anh xác nhận với chúng tôi hình ảnh vừa đăng tải được anh ghi lại dịp cha ruột sang Mỹ. Tranh thủ thời gian cuối tuần, Thành Vinh đưa cha đi chơi và nấu ăn cho cha.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Tại nhà riêng ở Los Angeles, Thành Vinh trổ tài nấu nướng và làm món cá mà hai cha con đều thích. "Cần gì sơn hào hải vị chứ, cần gì cao sang", anh thổ lộ.

Làm việc nhiều nhưng Hoài Linh lại có thói quen tiết kiệm. Sở hữu khối tài sản lớn nên thói quen này của Hoài Linh khiến nhiều người khó hiểu. Trước đây nhiều người cho rằng Hoài Linh ăn uống đạm bạc để tiết kiệm tiền để xây nhà thờ tổ trăm tỷ. Tuy nhiên trên thực tế, Hoài Linh thuộc tạng người không ăn được nhiều và rất khó lên cân.

Danh hài cũng chia sẻ rằng: "Cái ăn thường xuyên của tôi là lết dưới đất ăn". Hoài Linh không thích ngồi vào bàn ghế nghiêm trang mà muốn ngồi ăn thật thoải mái.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ
Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Sau thời gian nghỉ ngơi ở Los Angeles, Hoài Linh có lịch đi diễn nên hai cha con anh lại cùng khởi hành tới Utah với hai người bạn đồng hành là Hứa Minh Đạt và Quang Minh.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Từ sân bay cho tới lúc ra biển ngắm cảnh, danh hài đều đi dép tông (dép kẹp, dép xỏ ngón) vô cùng giản dị. Khác với hình ảnh lộng lẫy của nhiều sao Việt, Hoài Linh luôn ăn mặc bình dân ngay cả trong những chuyến xuất ngoại. Trước đó, danh hài từng "gây bão mạng" với hình ảnh diện áo bà ba kết hợp với dép tông tham quan Nhà Trắng và khám phá nước Mỹ.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Lối sống giản dị, bình dân của Hoài Linh được cho là bắt nguồn từ cuộc sống nghèo khó ngày nhỏ của anh. Cho đến giờ khi đã nổi tiếng, Hoài Linh vẫn không thay đổi thói quen giản dị, làm việc chăm chỉ. Quan niệm của sống anh cũng tác động không nhỏ tới con trai ruột.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Cụ thể, Thành Vinh từ bé đã có tư tưởng độc lập trong cuộc sống lẫn công việc, không dựa dẫm ảnh hưởng từ người cha nổi tiếng. Hiện tại, ngoài công việc ở hãng hàng không Hoa Kỳ, Thành Vinh còn là chủ của studio 3M weddings cùng nhiều dự án phần mềm tiện ích.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Anh tiết lộ dù hai cha con ở xa nhưng vẫn thường xuyên liên lạc bằng điện thoại và qua mạng xã hội. Mỗi khi gặp vướng mắc hay băn khoăn về công việc, anh vẫn gọi điện hỏi ý kiến cha. Mỗi lần gặp nhau, hai cha con lại tâm sự đến rất khuya mới ngủ. Thành Vinh không ít lần bị cha hỏi thăm chuyện tình cảm nhưng anh đều úp mở rằng: "Tất cả tùy thuộc vào duyên số".

(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, ngành, quận huyện
    Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO