Con trai Bằng Kiều: 16 tuổi gây sốt với vẻ ngoài điển trai, tài năng nghệ thuật không kém bố mẹ

Giadinh| 30/05/2019 10:20

Con trai cả của ca sĩ Bằng Kiều không chỉ khiến khán giả yêu mến bởi vóc dáng cao ráo, gương mặt điển trai mà còn bởi tài năng không kém bố mẹ.

Beckam Nguyễn (tên tiếng Việt là Bằng Phương) sở hữu tài năng âm nhạc khá ấn tượng. Beckam là con trai của cặp vợ chồng ca sĩBằng Kiều - Trizzie Phương. Năm 2017, cậu bé đã thi đỗ vào trường nghệ thuật Huntington Beach Academy for the Performing Art tại California (Mỹ), chuyên ngành guitar.

Các tạp chí giáo dục hàng đầu thế giới đánh giá Huntington Beach Academy for the Performing Art tại California là ngôi trường về nghệ thuật danh tiếng tại Mỹ, nhiều ngôi sao quốc tế từng theo học tại đây. Trong 3 con, Beckam cũng là người thừa hưởng nhiều năng khiếu nghệ thuật từ bố mẹ nhất.

Bằng Kiều và con trai cả Beckam Nguyễn.

Bằng Kiều và con trai cả Beckam Nguyễn.

Dù đang ở tuổi vị thành niên nhưng Beckam Nguyễn sở hữu vóc dáng cao lớn, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú khiến nhiều thiếu nữ yêu mến. Theo vợ chồng Bằng Kiều - Trizzie Phương, Beckam đã cao hơn 1m7.

Nói về cậu con trai cả của mình, Bằng Kiều hay dùng những lời có cánh để miêu tả về Beckam Nguyễn. Theo anh, Beckam là cậu bé hiền lành, chững chạc nhưng cũng còn tự ti, hiền lành. Đôi lúc, anh lo ngại khi ra đời cậu sẽ bị bắt nạt. Do đó, anh và vợ cũ khuyến khích con trai mạnh dạn biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp.

Beckam và mẹ Trizzie Phương Trinh.

Beckam và mẹ Trizzie Phương Trinh.

Được biết, năm 2018, trong một buổi biểu diễn tại Mỹ, Trizzie Phương Trinh đã đưa con trai lên sân khấu. Cậu đã thể hiện xuất sắc phần đệm đàn cho mẹ hát. Tiết mục biểu diễn của 2 mẹ con được khán giả vỗ tay nồng nhiệt. Ai có mặt tại đêm nhạc đều dành lời khen cho Beckam Nguyễn.

Dù là con trai cả và đã 16 tuổi lại sở hữu tài năng âm nhạc nhưng với Trizzie Phương Trinh, chị vẫn lo lắng cho Beckam. Theo chị, Beckam vẫn chưa thực sự trưởng thành. Đôi lúc vì quá lo lắng cho con trai, chị đã bày tỏ trên trang cá nhân như sau: "Hãy để mẹ lúc nào cũng ở cạnh bên để nắm tay con. Đến khi nào con không cần đến mẹ nữa, mẹ mới buông ra để con làm một người đàn ông đích thực".

Không chỉ theo mẹ đi biểu diễn cho dạn dĩ, Beckam còn được bố tích cực "rủ" biểu diễn cùng trên trang cá nhân. Gần đây, Bằng Kiều thường xuyên mời con trai Beckam Nguyễn hỗ trợ đàn guitar trong các video cover hit của ca sĩ trẻ. Trong số những bản cover ấy có ca khúc "Người hãy quên em đi" do ca sĩ Mỹ Tâm thể hiện.

Hình ảnh gây sốt của Beckam khi đệm đàn cho Bằng Kiều cover hit của Mỹ Tâm Người hãy quên em đi.

Hình ảnh gây sốt của Beckam khi đệm đàn cho Bằng Kiều cover hit của Mỹ Tâm "Người hãy quên em đi".

Với bản phối của cha con Bằng Kiều, "Người hãy quên em đi" của họ gây ra hiệu ứng mạnh với khán giả hơn. Theo nhiều người trong nghề, bản cover của bố con Bằng Kiều đã "khoác áo mới" cho bản hit này, trở thành ca khúc nhẹ nhàng, ngọt ngào hơn. Nhiều ý kiến mong muốn nam ca sĩ gốc Hà Nội phát hành phiên bản thu âm của bản cover này.

Không chỉ giỏi chơi đàn và ca hát, Beckam còn có nổi bật về khả năng nhảy hiện đại. Với việc định hướng con trai theo học bài bản tại trường nghệ thuật, Bằng Kiều hy vọng con trai cả có thể đi theo con đường nghệ thuật.

Dù vợ chồng chia tay nhau đã lâu nhưng Bằng Kiều và Trizzie Phương Trinh vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho các con. Cả hai đều biết cách tiết chế bản thân và cùng hợp tác với nhau trong chuyện nuôi dạy con. Thậm chí, mới đây, họ còn du lịch chung để các con được vui vẻ. Với Beckam Nguyễn, Bằng Kiều đặt rõ sự kỳ vọng của anh dành cho con vì cậu bé bộc lộ rõ năng khiếu lẫn gen trội nghệ thuật của gia đình.

Vẻ điển trai của thiếu niên 16 tuổi, Beckam Nguyễn.

Vẻ điển trai của thiếu niên 16 tuổi, Beckam Nguyễn.

Bằng Kiều vẫn tích cực chạy show kiếm tiền và lo lắng tạo điều kiện tốt nhất cho Beckam để cậu bé hoàn thành được ước mơ. Nhiều khán giả tin rằng nếu nỗ lực và tự tin hơn, trong tương lai con trai của Bằng Kiều có thể làm nên chuyện.

(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Con trai Bằng Kiều: 16 tuổi gây sốt với vẻ ngoài điển trai, tài năng nghệ thuật không kém bố mẹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO