“Cô gái vàng” Dương Thúy Vi

Hồ Thủy Tiên/KTĐT| 28/10/2017 16:48

Ai đã từng theo dõi cô gái trẻ Công dân Thủ đô ưu tú năm 2017 Dương Thúy Vi trên sàn thi đấu, không thể không ấn tượng trước những đường đao vừa uyển chuyển vừa mạnh mẽ cùng những cú bật nhảy dứt khoát.

Với những chiến công của cô gái ấy, Quốc thiều Việt Nam đã nhiều lần vang lên trên đấu trường quốc tế, mang vinh quang về cho Thể thao nước nhà.

Duyên mở hàng “vàng”

Gặp Thúy Vi bên sàn tập với những giọt mồ hôi ướt đẫm khuôn mặt, thật khó có thể hình dung, cô gái trẻ vừa trở về sau một Giải thi đấu quốc tế tại Nga. Cuộc sống của nữ vận động viên là vậy: Tập luyện – thi đấu, lại tập luyện và thi đấu… không ngơi nghỉ.

Dáng người bé nhỏ, đôi chân chỉ đi giày cỡ 34 cùng nụ cười rạng rỡ, đây là một Thúy Vi thường ngày rất khác, cởi mở và đáng yêu. Lau mồ hôi trên trán, Vi chia sẻ: Hồi 7 tuổi Vi chỉ theo anh họ đi tập võ cho khỏe, chưa có khái niệm wushu là gì. Nhưng từ đó trở đi, dù bị chấn thương, rồi đã từng nhiều lần bảo với bố mẹ là không đi tập nữa, nhưng chỉ ngay hôm sau, Vi vẫn có mặt ở phòng tập.
17 năm gắn bó với wushu, trong đó có 14 năm thi đấu chuyên nghiệp, những thành tích mà Thúy Vi mang lại cho thể thao nước nhà luôn làm nức lòng người hâm mộ. Người ta thường gọi Dương Thúy Vi là “cô gái vàng” bởi cô rất có duyên “mở hàng” Huy chương Vàng (HCV) cho đội tuyển Việt Nam. Điều này bắt đầu từ một chiến công vang dội năm 2013: Dương Thúy Vi giành HCV Giải Wushu vô địch thế giới ở nội dung trương thuật. Chính tấm HCV danh giá này đã mở ra hàng loạt thành công sau đó của cô, từ đấu trường châu lục (ASIAD) đến SEA Games.

Phía sau thành công

Vinh quang là thế, nhưng ít ai biết, đằng sau những lần đứng trên bục cao nhất ấy là không biết bao lần Vi phải đối mặt với chấn thương. Năm 2008, trong một lần biểu diễn ở Indonesia, khi tiếp đất, Thúy Vi đã bị trật cổ chân. Dù đau và biết mình không thể giành huy chương trong bài thi lần này, nhưng Vi vẫn kiên cường hoàn thành phần thi. Sau đó, cô phải nhờ đồng đội bế ra khỏi sàn đấu. Hình ảnh này đã làm nhiều người không cầm được nước mắt. Nhưng ấn tượng hơn cả, tại ASIAD 2014 ở Incheon (Hàn Quốc), dù bị chấn thương dai dẳng nhưng Vi vẫn chịu đau để thi đấu, và chính cô đã giành tấm HCV duy nhất cho đoàn thể thao Việt Nam. Ngay trong kỳ SEA Games 29 tại Malaysia vừa qua, Vi cũng thi đấu trong tình trạng vừa sốt cao vừa chấn thương. Vậy mà cô gái ấy vẫn xuất sắc giành HCV với 9,67 điểm, hơn VĐV nước chủ nhà 0,4 điểm.

Thúy Vi cho biết mỗi lần như vậy thì phải “lên giây cót” trong đầu rằng: “Mình phải giành được vị trí số 1, mình muốn được nghe Quốc ca”. Chính suy nghĩ đó đã tạo hưng phấn giúp cô tập trung cao độ vào bài thi của mình. “Chuyện nén đau thi đấu có lẽ là nỗi niềm chung của nhiều VĐV thể thao, tôi cũng chỉ là một trong số đó” – Vi giãi bày. Chỉ đến khi nhắc đến gia đình, giọng Thúy Vi mới có chút trầm xuống bởi cô biết, người luôn sốt ruột với những trận đau đầu gối mãn tính của mình là mẹ. Lần nào Thúy Vi đi thi đấu về, dù đạt thành tích cao nhưng gia đình vẫn không khỏi “xót” cô con gái bé nhỏ, bởi những lúc như vậy, chỉ riêng việc leo cầu thang cũng đã là việc quá khó khăn đối với Vi.

Với một cô gái đã gắn tuổi thanh xuân trên sàn tập, chưa từng một lần biết đến nghỉ hè, chỉ có mồ hôi và nước mắt thì cũng không tránh khỏi những lúc cảm thấy tủi thân. Dù vậy, Vi vẫn luôn nỗ lực không ngừng, khát khao cháy bỏng chinh phục những đỉnh vinh quang mới. Điều làm cho mọi người càng thêm cảm phục Thúy Vi không chỉ là ở thành tích thi đấu vang dội mà chính là tinh thần và ý chí vượt qua khó khăn, nỗ lực hết sức mình để đem vinh quang về cho Tổ quốc. Thể thao Việt Nam rất cần những con người như vậy.
(0) Bình luận
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
    Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
    “Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
“Cô gái vàng” Dương Thúy Vi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO