Sự kiện & Bình luận

Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo

Trung Kiên 14:34 26/03/2024

Trả lời ý kiến đoàn viên nêu tại chương trình gặp mặt và đối thoại với thanh niên có chủ đề “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo”.

thu-tuong-263-4-.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng Ban Bí thư Trung ương Đoàn nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. (Ảnh: BTC).

Theo đó, sáng 26/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt và đối thoại với thanh niên có chủ đề “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia” nhân dịp Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024). Dự chương trình cùng Thủ tướng còn có lãnh đạo các Bộ, Ngành và 300 đại biểu, đoàn viên thanh niên ưu tú trong các lĩnh vực, ngành nghề trên cả nước.

Tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, chương trình thể hiện sự quan tâm, chăm lo, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và phát huy vai trò, tinh thần tiên phong, xung kích của thanh niên trong tham gia vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia nói riêng.

thu-tuong-263-1-.jpg
Thủ tướng Chính phủ tặng quà chúc mừng 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. (Ảnh: BTC)
thu-tuong-263-5-.jpg
Thủ tướng Chính phủ tặng quà cho các gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023. (Ảnh: BTC).

Đồng chí Bùi Quang Huy nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn dành cho thanh niên sự quan tâm đặc biệt, mong muốn xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện. Đồng thời kỳ vọng thanh niên Việt Nam phát huy cao tinh thần năm sẵn sàng như thông điệp của Thủ tướng đã gửi gắm đến thanh niên tại chương trình đối thoại năm 2023. Đó là, sẵn sàng bảo vệ mục tiêu lý tưởng của Đảng, là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng giữ vững bản lĩnh ý chí, khát vọng vươn lên, sẵn sàng thích ứng và làm chủ trong cuộc cách mạng 4.0, sẵn sàng tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu làm bất kỳ việc gì, xông pha vào việc khó, việc mới khi Tổ quốc cần.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng và Nhà nước ta xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm và phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần phát huy sức mạnh dân tộc và thời đại, nguồn lực bên trong và bên ngoài giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

thu-tuong-263-6-.jpg
Đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát biểu tại chương trình. (Ảnh: BTC).

Chính vì vậy, trong chương trình này, các đoàn viên thanh niên đối thoại với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, cởi mở, trí tuệ, tập trung vào việc tìm hiểu cũng như đề xuất, hiến kế các vấn đề liên quan đến Chính phủ số, kinh tế số, chuyển đổi số, góp phần thực hiện thành công chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.

Tại chương trình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao đổi và trả lời những câu hỏi của các đoàn viên thanh niên về chủ đề chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, đồng chí Nguyễn Thị Quỳnh Thư, Công chức xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội) đặt câu hỏi với Thủ tướng Chính phủ và Bộ, Ngành liên quan: “Cải cách thủ tục hành chính luôn gắn chặt chẽ với chuyển đổi số. Vậy, xin Thủ tướng Chính phủ cho biết, ngoài yếu tố con người thì Việt Nam có giải pháp như thế nào về thể chế, công nghệ để thực hiện đồng bộ cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số?”.

thu-tuong-263-7-.jpg
Chương trình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên với chủ đề “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia” có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, Ngành và 300 đại biểu là đoàn viên thanh niên ưu tú ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề trên cả nước. (Ảnh BTC).

Trả lời câu hỏi của đồng chí Nguyễn Thị Quỳnh Thư, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho biết, về thể chế, Chính phủ đã chỉ đạo rất sát việc rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính để làm sao đơn giản, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp. Đồng thời kiên quyết không đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật những thủ tục hành chính, nếu thực sự cần thiết đưa vào thì phải đơn giản, dễ hiểu. Tiếp nữa là đẩy mạnh, sửa đổi các quy định pháp luật về thủ tục hành chính, những cái nào lỗi thời phải lược bỏ và chúng ta phải hoàn thiện, bổ sung những quy định về thủ tục hành chính và chuyển đổi số cho đồng bộ.

Cũng với nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trước tiên, cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số, có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo. Chính phủ đã lấy năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia; đang xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, môi trường... và chỉ đạo việc hoàn thành cơ sở dữ liệu các bộ ngành, địa phương, đồng thời phát động phong trào xây dựng cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp và các chủ thể khác trong xã hội. Các cơ sở dữ liệu này phải kết nối với nhau, tạo thuận lợi cho các chủ thể trong việc khai thác.

thu-tuong-263-5.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số, có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo. (Ảnh: BTC).

“Để cải cách thủ tục thì có nhiều giải pháp, nhưng hai giải pháp rất cơ bản gồm cắt giảm tối đa thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để người dân và doanh nghiệp đỡ phải tiếp xúc trực tiếp với các cán bộ, cơ quan giải quyết thủ tục. Thứ ba, riêng với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và khi có chính sách mới luôn có các chính sách riêng với các khu vực này.

Chính phủ tập trung lấp điểm lõm về sóng và điện, dù có tốn kém nhưng cũng phải làm với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Cùng với đó, phải có ưu tiên về chính sách, đào tạo nhân lực… với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO