Chuyện “xê dịch” những năm 1940 qua “Du lịch, du khảo trên Nam Kỳ tuần báo”

Phương Anh| 15/01/2023 08:58

Tập hợp 25 bài viết đã đăng trên Nam Kỳ tuần báo, cuốn sách “Du lịch, du khảo trên Nam Kỳ tuần báo” (NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) mang đến cho độc giả thông tin về các chứng tích, địa chỉ lịch sử - văn hóa, địa chí, phong tục, lễ hội văn nghệ dân gian và dân tộc học năm xưa.

sach.jpg

Ở Việt Nam, cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch cơ bản đã được hình thành rải rác khắp các nơi có thắng cảnh đẹp như Sa Pa, Mẫu Sơn, Tam Đảo, Đà Lạt, Nha Trang... từ thời Pháp thuộc. Hình thức du lịch tự phát trước năm 1945 nở rộ khi các văn nhân, thi sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu, quan chức, nhà giàu... đi khám phá vẻ đẹp các vùng địa lý, văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Nhiều người trong số họ đã kể lại các cuộc hành hương, du ngoạn, những chuyến “xê dịch” khám phá trong các bài viết của mình đăng trên nhiều tờ báo lúc bấy giờ.

Các bài viết trong “Du lịch, du khảo trên Nam Kỳ tuần báo” được lựa chọn có đề tài đa dạng. Đó có thể là cuộc thưởng ngoạn cảnh đẹp đơn thuần, có khi là chuyến viếng thăm các chứng tích, kỷ niệm của tiền nhân, hay những câu chuyện kể về lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội dân gian của các tộc người, các vùng miền. Có thể kể đến các tác phẩm như “Những ngày dừng bước bên làng Tiên Điền” của Vương Quý Lê, “Đêm cuối cùng ở Hà Tiên” của Trường Sơn Chí, “Đi coi vở tuồng Chơn ái tình” của Biểu Chánh, “Hội chợ năm nay có những gì” của Trúc Hà, “Tết Paris năm ấy” của Tây Đô Cát Sĩ...

Người đọc có thể thấy được dấu chân của các tác giả đã đặt trên tất cả vùng miền, từ miền Bắc với “Thăm trại sinh viên Khương Hạ (Hà Đông)” của Đặng Văn Chung, “Phóng sự về người Thổ, Mèo, Mường ở miền Thượng du Bắc Kỳ” của Ngọc Ước, đến miền Trung, Nam qua các bài “Mười lăm ngày với người Thượng” của Thái Hữu Thành, “Viếng Tây Đô” của Thiếu Sơn... hay sang nước bạn như “Chuyện xứ Chàm vì nước quên mình” của Nguyễn Thị Tố Lan, “Đi viếng mộ Khổng Phu Tử” của Bùi Nam Tử, “Chuyện lạ xứ Lào” của Khuông Việt, “Cao Miên du ký: Oudong” của Trần Ngọc Lâu, “Năm ấy ở Pháp tôi được ăn Tết một cách bất ngờ” của của Lê Văn Ngôn...

Đặc biệt là chuyến đi trải dài “Hai mươi lăm ngày đi tìm dấu người xưa” khắp các tỉnh Nam Kỳ của Khuông Việt được viết và đăng trên 19 số báo. Tác giả kể lại: “Ròng rã hai mươi lăm ngày, chúng tôi hoàn toàn sống với tiền nhơn, cơ hồ quên cả đời hiện tại. Không xem báo, không để ý đến ngày giờ, mặc chiến tranh vang động khắp Đông Tây, thậm chí đến gia đình, chúng tôi cũng ít khi tường tin tức. Trải qua các tỉnh Cần Thơ, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho và Tân An, tấm lòng hiếu cổ của chúng tôi được thỏa mãn trước những đình, chùa miếu mộ, hùng vĩ nguy nga cũng có, bình dị điêu tàn cũng có, và những phong cảnh gấm vóc của non sông đất nước. Sự thỏa mãn ấy đã bù đắp lại bao nỗi nhọc nhằn vất vả”.

Có thể nói, cuốn sách do hai tác giả Võ Văn Thành, Trần Thành Trung sưu tầm, chú giải và giới thiệu đã cung cấp lượng thông tin đáng kể về địa chí, lịch sử, văn hóa, phong tục, dân tộc, dân gian... rất hữu ích cho những người viết, người làm công tác khảo cứu, văn hóa, du lịch và những ai muốn tìm hiểu về đời sống tinh thần dân tộc trong những năm 1940.

Bài liên quan
  • Nhà văn Kazuo Ishiguro ra mắt độc giả Việt Nam tiểu thuyết mới
    Kazuo Ishiguro được xem là một trong những nhà văn Anh ngữ nổi bật nhất hiện nay khi cùng lúc sở hữu hai giải thưởng văn chương danh giá, giải Man Booker và giải Nobel Văn chương. Mới đây, cuốn tiểu thuyết “Một họa sĩ phù thế” của ông đã được dịch ra tiếng Việt.
(0) Bình luận
  • "Bài văn về trứng vịt lộn" đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác truyện tranh 2024
    Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, hoạ sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh.
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần hai chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
  • Ra mắt bộ truyện tranh giúp trẻ phát triển kĩ năng sống an toàn
    Với mong muốn truyền tải một cách dễ hiểu và gần gũi những kiến thức cơ bản về an toàn trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường, ở lớp, ở nơi vui chơi, nơi công cộng nói chung cho bạn đọc nhỏ tuổi, NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ truyện tranh “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”.
  • 58 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII
    “Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII tiếp tục được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu”, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII, năm 2024 tổ chức tại Hà Nội tối 29/11.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện “xê dịch” những năm 1940 qua “Du lịch, du khảo trên Nam Kỳ tuần báo”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO