Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm": Tiếp sức cho nông thôn mới

theo hanoimoi.com.vn | 05/07/2017 09:29

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang được Bộ NN&PTNT triển khai trên phạm vi toàn quốc. Là vùng đất “trăm nghề”, thị trường tiêu thụ rộng lớn, việc triển khai chương trình đang tiếp sức cho Hà Nội để phát triển nông thôn mới bền vững.

Chương trình
Làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đời sống người dân được nâng cao. Ảnh: Bá Hoạt

Khai thác tiềm năng, lợi thế 

Kết quả rà soát của Bộ NN& PTNT, khu vực nông thôn cả nước có 8.978 xã, trong đó có 8.911 xã xây dựng nông thôn mới. Do vậy, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ thúc đẩy kinh tế nông thôn, cơ cấu lại sản xuất, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới. 

Thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy, sau 3 năm triển khai thí điểm đã phát triển được 210 sản phẩm, trong đó đã cấp giấy chứng nhận cho 39 sản phẩm có lợi thế quốc gia như: Tôm thẻ chân trắng, thủy sản chế biến... Tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và hơn 50 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, cấp xã để khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương một cách có hệ thống. 

Tại TP Hà Nội, có hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề (chiếm trên 60% số làng của thành phố). Trong đó, có 297 làng được UBND thành phố công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề; thu hút 175.000 hộ gia đình, hơn 2.060 công ty cổ phần, hơn 4.560 công ty TNHH, gần 1.470 doanh nghiệp tư nhân, 164 hợp tác xã và 50 hội, hiệp hội tham gia. Năm qua, làng nghề Hà Nội đóng góp khoảng 15.000 tỷ đồng vào GDP của thành phố, tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn. Đơn cử như làng nghề xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm), năm qua, doanh thu của làng đạt gần 1.000 tỷ đồng; mức tăng trưởng các năm từ 10 đến 14%/năm. Làng nghề Bát Tràng hiện không còn người thất nghiệp, thu nhập bình quân của thợ kỹ thuật đạt từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Kinh tế phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng cao, xã Bát Tràng đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. 

Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập trung như: Nhãn chín muộn Đại Thành (huyện Quốc Oai), phật thủ Yên Sở, Đắc Sở (huyện Hoài Đức), rau hữu cơ Thanh Xuân, gà đồi Nam Sơn, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn)… Đây là lợi thế lớn để các địa phương xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị, tạo sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế, làm giàu cho nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới.

Gỡ nút các vấn đề dân sinh

Đánh giá về những lợi thế của Hà Nội trong phát triển chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Sau dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, Hà Nội dôi dư khá nhiều lao động cần chuyển sang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm tại chỗ. Thông qua dồn điền đổi thửa, Hà Nội đã quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, là điều kiện thuận lợi để phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực. Trên thực tế, xã nào có nghề, có nhiều mô hình sản xuất phát triển thì ở đó kinh tế và thu nhập của người dân đều khá. Và những kết quả này cũng góp phần không nhỏ vào thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện Hà Nội đã có 255/386 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. 

Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng nhìn lại 6 năm xây dựng nông thôn mới cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn còn những hạn chế. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chịu nhiều rủi ro bởi thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; khâu chế biến, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm còn yếu… Nhiều sản phẩm làng nghề vẫn “bí” đầu ra, doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề thiếu vốn, công nghệ...

Từ thực tế trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” không chỉ mang ý nghĩa về phát triển sản xuất, mà còn giúp khu vực nông thôn giải quyết những vấn đề quan trọng và căn cơ trong phát triển như: Giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết kinh tế cộng đồng bền vững... Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị “Phát triển mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp” diễn ra ngày 2-3-2017, Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề cương chương trình quốc gia "Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030" dự kiến sẽ trình Chính phủ trước tháng 9-2017. Chương trình này sẽ được phát triển trên 6 nhóm sản phẩm gồm: Thực phẩm (hoa quả, mật ong, gạo, thịt, xúc xích, trứng sữa…); đồ uống (rượu vang, rượu chưng cất, nước ép trái cây…); các loại thảo dược (thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc đông y); vải và may mặc; hàng lưu niệm, nội thất và trang trí; các dịch vụ du lịch ở nông thôn. Theo đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ về tín dụng, vùng sản xuất tập trung, khoa học kỹ thuật, phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại…

Cụ thể hóa chủ trương của Bộ NN&PTNT, TP Hà Nội đã xác định, tập trung chú trọng công tác đào tạo nghề, nhân cấy nghề cho lao động nông thôn, chú trọng đến chất lượng đào tạo để người học nghề tạo ra được các sản phẩm có chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm. Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho các làng nghề và sản phẩm làng nghề; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, vận động khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề tham gia các hội chợ trong và ngoài nước cũng là hướng đi để sản phẩm làng nghề có chỗ đứng trên thị trường. Cùng với phát triển kinh tế, công tác bảo vệ môi trường cũng sẽ được tăng cường, tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm": Tiếp sức cho nông thôn mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO