Trước tình hình trên, ngày 17/7/2018 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã có công điện về việc đối phó, xử lý kịp thời với diễn biến của bão số 03, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành văn bản, công văn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai của huyện, các cơ quan, ban, ngành của huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai toàn diện các phương án phòng, chống do mưa bão gây ra và tập trung khắc phụ hậu quả sau mưa úng trên địa bàn huyện…
Do thời tiết tiếp tục có mưa to, kèm theo nước thượng lưu đổ về đã làm mực nước sông Bùi trong ngày 29/7 dâng cao ở mức 7,33 mét nên một số tuyến đê tả Bùi có nguy cơ bị tràn. Trước tình hình đó, ngay trong đêm 29/7, Thường trực Huyện ủy, thường trực UBND huyện đã có mặt để kiểm tra tình hình và động viên tinh thần hộ đê của cán bộ và nhân dân các xã có đê bị tràn, yêu cầu tiếp tục duy trì lực lượng túc trực, kiểm tra để nắm bắt tình hình báo cáo về Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai của huyện và chủ động triển khai các phương án ứng phó với diễn biến bất thường của thiên tai…
Các lực lượng chức năng đã vận hành 16 trạm bơm tiêu (72 máy) để tiêu úng. Huy động lực lượng tại chỗ của các xã, thị trấn là 5.292 người. Lực lượng vũ trang tham gia hỗ trợ là 666 người của các đơn vị: Trường Cảnh sát Vũ trang, trường Sỹ quan đặc công, Trung đoàn 64 (Quân chủng Phòng không - Không quân); Sư đoàn 308, Trung đoàn 59 - Sư đoàn 301, Lữ đoàn 201, Ban Chỉ huy Quân sự huyện để hộ đê, sơ tán dân và tài sản; kê kích, di chuyển tài sản lên vị trí cao hơn để đảm bảo an toàn. Phương tiện huy động: 132 phương tiện các loại (trong đó riêng xuồng ca nô 02 chiếc; ô tô 16 chiếc). Bao tải đã sử dụng: 80.350 chiếc, bạt đã sử dụng: 3.600m, đất, đá, cát sử dụng: 6.482m3…
Tình hình thiệt hại do mưa lớn
Qua thống kê sơ bộ, huyện Chương Mỹ đã có1.706,4 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, trong đó:Diện tích lúa: 1.279,8ha (thiệt hại trên 70%: 1.095,6ha; thiệt hại 30-70%: 184,3ha); diện tích rau màu bị thiệt hại: 262,5ha (thiệt hại trên 70%: 231,2ha; thiệt hại 30-70%: 31,3ha); diện tích cây ăn quả bị thiệt hại: 164,1ha (thiệt hại trên 70%: 122,3ha; thiệt hại 30-70%: 41,8ha). Có 575,3 ha nuôi trồng thủy sản (thiệt hại trên 70%: 553,3ha; thiệt hại 30-70%: 22,0ha). Có339 con gia súc bị chết (đến 28 ngày tuổi: 283 con; trên 28 ngày tuổi: 56 con);trong đó có 01 con bò; 49.558 con gia cầm, thủy cầm bị chết, thất lạc (đến 28 ngày tuổi: 1.920 con; trên 28 ngày tuổi: 47.638 con); chuồng trại bị sập đổ 4.8550m2.
Diện tích nhà ở bị đổ sập: 170m2; tường bao bị đổ sập: 1.479m; đường giao thông nông thôn bị sạt lở: 3.290m; kênh mương bị hư hỏng: 9.385m; chiều dài đoạn đê, hồ, đập bị sạt lở: 9.470m; cầu cống, đập bị hư hỏng: 33 cái. UBND xã , Trạm Y tế bị ngập, phải nhờ địa điểm làm việc tại nơi khác: 01 xã (Nam Phương Tiến)…
Số hộ bị nước ngập vào nhà từ 0,5 - 2m: 2.349 hộ; trong đó có một số hộ bị ngập sâu phải sơ tán gồm: Xã Tốt Động 242 hộ, 1.290 khẩu, 384 khẩu phải sơ tán; xã Tân Tiến 581 hộ, 2.498 khẩu; xã Thủy Xuân Tiên 101 hộ, 454 khẩu, 194 khẩu phải sơ tán (đến 17 giờ ngày 25/7/2018 nước đã rút, hiện tại còn ngập 07 hộ); xã Nam Phương Tiến 647 hộ, 3.299 khẩu, 3.299 khẩu phải sơ tán; thị trấn Xuân Mai 185 hộ, 836 khẩu, 144 khẩu phải sơ tán. Đêm ngày 29/7/2018, ông Trần Văn Cương và vợ là bà Vương Thị Vân, xã Phú Nghĩa bị thương do nhà bị sập phải đi cấp cứu tại Bệnh viện. Đến 7 giờ ngày 30/7/2018 có 547 hộ phải cắt điện để đảm bảo an toàn do ngập nước và 04 trạm bơm: Chi Lăng 1, Chi Lăng 2, Hạ Dục, Hoàng Diệu (bơm tưới ven sông Đáy nước dâng có nguy cơ ngập máy bơm và tủ điện).
Đến 07h ngày 30/7/2018, UBND huyện Chương Mỹ trích ngân sách hỗ trợ và tiếp nhận hàng hóa từ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài huyện hỗ trợ cho các xã, thị trấn bị úng, ngập do thiên tai(mì tôm 4.340 thùng,nước bình 2.090 bình, nước thùng (loại 0,5 lít) 1.231 thùng, nước Aqua thùng (loại 1,5 lít/chai) 370 thùng, nến cây, đôi 3.100 đôi, đèn pin 110 chiếc, gạo 8.900 kg, lương khô 1.850 gói, sữa tươi100 thùng, quà tặng bằng hàng hóa trong túi (hiện vật): 115 suất,hỗ trợ tiền mặt xuống các xã, thị trấn bị ngập, lụt do các cơ quan, đơn vị hỗ trợ trực tiếp 71.000.000 đồng;Công ty Nước sạch Hà Đông thường xuyên hỗ trợ nước sạch cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng của các xã, thị trấn. Đã tiếp nhận tiền mặt của các đơn vị hỗ trợ: 680.000.000 đồng.
Đã cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống đê, đập chứa nước, không có tuyến nào bị vỡ, đặc biệt là đã giữ được các tuyến đê xung yếu: Đê Trung Hoàng, tràn đê Tả Bùi - xã Thanh Bình; đê Đồng Sờ - xã Hữu Văn; đê Đồng Dâu, đê bao vùng Thuần Lương - xã Hoàng Văn Thụ, đê Đầm Buộm - xã Trần Phú, đê Đồng Vàng - xã Đông Sơn, bờ kênh lái lũ Đồng Lạc - Khảm Lâm, Mỹ Đức. Đã cơ bản bơm tiêu chống úng cứu được lúa và hoa màu khu vực được bảo vệ bởi đê tả Bùi, hữu Đáy.Đã sơ tán an toàn 4.021 người của các xã Tốt Động, Thủy Xuân Tiên, Nam Phương Tiến và thị trấn Xuân Mai; di chuyển đến nơi an toàn 5.503 con gia súc, 204.600 con gia cầm.
Đảm bảo đời sống nhân dân: Người dân khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ, ngập úng đặc biệt là khu vực bị chia cắt, phải di dời đã được giảm thiểu về thiệt hại, được cung cấp đầy đủ lương thực, nước uống, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu khác, được cung cấp đủ điện sinh hoạt và phục vụ việc khám, chữa bệnh; được đảm bảo về an ninh trật tự, qua đó người dân rất hài lòng và đánh giá cao sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang từ huyện đến cơ sở…