Chùa Xã Đàn

Hanoimoi| 14/08/2022 08:44

Là một trong những ngôi chùa cổ có lịch sử hình thành lâu đời nhất ở Hà Nội, chùa Xã Đàn, (hay Kim Yên tự, tọa lạc tại ngõ Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa) là một trong những kiến trúc Phật giáo mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của Hà Nội.

Chùa Xã Đàn

Theo “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục”, chùa Xã Đàn được xây dựng cùng thời điểm với đàn Xã Tắc (năm 1048, dưới triều vua Lý Thái Tông), nằm ở phía tây nam kinh thành Thăng Long. Đây là nơi thờ thần Hậu Thổ (thần Đất) và thần Nông (thần Ngũ Cốc). Ngoài ra, chùa còn là nơi thờ Thành hoàng làng Bảo Hoa công chúa - chị gái của Thái úy Lý Thường Kiệt, người có công cùng ngài phá Tống, bình Chiêm. Trước kia, nhân dân làng Xã Đàn thờ bà tại đền Cây Si ở khu vực gần đó, nhưng sau này đền bị phá, việc hợp tự được chuyển về nhà Mẫu trong khuôn viên chùa.

Chùa Xã Đàn quay về hướng Đông. Tam quan chùa khá đồ sộ, được xây theo kiểu chồng diêm, hai tầng tám mái. Chính giữa cổng đắp 3 chữ: “Kim Yên tự”. Qua tam quan tới lầu Quan Âm được làm bằng đá xanh, trong lầu đặt pho tượng Phật bà Quan Âm được tạo tác bằng đá trắng đứng trên đài sen.

Khuôn viên chùa chính quay về hướng đông nam. Tiền đường gồm 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói ta. Thượng điện gồm 4 gian nhà dọc, được kết cấu kiểu “thượng giá chiêng, hạ cốn rường” trên mặt bằng hai hàng chân cột. Nhà Mẫu gồm 3 gian 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc. Nhà Tổ có thiết kế dạng chữ “Đinh”, gồm 3 gian tiền tế, 1 gian hậu cung. Phía sau chùa là một giếng hình bán nguyệt, tiếp đến là khu vườn tháp.

Trong chùa Xã Đàn hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm. Dấu tích lâu đời nhất là cây cột đá dài hơn 1m nằm dưới giếng, có hình dáng giống cột đá ở chùa Một Cột - loại cột chỉ có ở thời Lý. Ngoài ra, chùa còn giữ được một số viên gạch vồ có từ thế kỷ XV - XVI; 5 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVI đến XIX; đạo sắc phong niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) cùng hệ thống tượng được tạo tác mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII - XIX… 

Bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa, chùa Xã Đàn còn là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng. Trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa là căn cứ hậu cần và là nơi Vệ quốc đoàn đóng quân, là trạm cứu thương trung chuyển thương binh từ nội thành ra ngoại thành.

Với những giá trị quý báu ấy, năm 1990, chùa Xã Đàn đã được xếp hạng Di tích quốc gia.

(0) Bình luận
  • Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ
    Chiều 12/7, Sở NNNT thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNN), UBND quận Tây Hồ và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tọa đàm, thảo luận về việc bảo tồn và phát triển hoa Sen Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • Một con phố vẫn thơm mùi thuốc Bắc
    Phố nghề Lãn Ông kéo dài khoảng 180m, nằm trên khu vực từng là đất thôn Hậu Đông, tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội và đặt tên cho con phố này là “rue de Fou-Kien” (nghĩa là phố Phúc Kiến) do có nhiều người Hoa Kiều từ tỉnh Phúc Kiến di cư về đây sinh sống. Vào năm 1949, con phố này được đổi tên thành Lãn Ông - lấy theo biệt hiệu của vị danh y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Xã Đàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO