Chính sách & Quản lý

Chùa Linh Thông (quận Nam Từ Liêm): Mỏi mòn chờ ngày ghi danh

Phạm Vũ 15:36 20/09/2023

Chùa Linh Thông (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) là nơi thực hành tín ngưỡng của các tăng ni, phật tử và người dân hàng trăm năm nay, tuy nhiên suốt 17 năm qua vẫn chưa thể công nhận di tích lịch sử - văn hóa cho ngôi chùa này?

lthong-1.jpg
Chùa cổ Linh Thông tại phường Đại Mỗ được tể tướng Nguyễn Quý Đức phát tâm xây dựng từ thế kỷ XVII.

Quận Nam Từ Liêm hiện còn lưu giữ 27 di sản văn hóa phi vật thể cùng gần 50 di tích lịch sử – văn hóa đã xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố. Riêng phường Đại Mỗ có Đình làng thờ thần Đức Thủy Hải Long Vương (một trong 50 người con trai của Lạc Long Quân) nổi tiếng khắp nước Việt, đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (Bộ VH-TT&DL hiện nay) xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Bên cạnh đó, Đại Mỗ có chùa cổ Linh Thông do người con của quê hương - tể tướng Nguyễn Quý Đức, phát tâm xây dựng từ thế kỷ XVII.

Vốn là ngôi chùa đẹp, cổ kính và nổi tiếng linh thiêng, trải qua hàng thế kỷ, chùa Linh Thông vẫn lưu giữ được nét văn hóa đặc sắc, sự uy nghi, tôn nghiêm từ chính điện đến hậu cung. Những ngày lễ tết, ngày Rằm hoặc mùng Một âm lịch hàng tháng, nhân dân, du khách thập phương tới chùa Linh Thông chiêm bái, thành kính lễ phật. Nơi này cũng là cơ sở thực hiện hoạt động tín ngưỡng, điểm tu hành của các tăng ni, phật tử trong vùng.

Nhưng ít ai biết, sau cánh cửa chùa Linh Thông hơn 15 năm qua là những nốt trầm chỉ người trong cuộc mới tỏ tường. Nhà chùa đã xây dựng hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý để trình UBND Thành phố Hà Nội đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, nhưng đến nay chùa Linh Thông vẫn chưa được công nhận danh hiệu này. Lý do một số hộ dân cạnh chùa Linh Thông lấn chiếm đất nhà chùa khiến cơ sở tôn giáo này không thể thực hiện trùng tu, tôn tạo, đảm bảo an ninh, an toàn và sự thanh tịnh nơi thờ tự.

lthong4.png
Ngôi nhà rộng 25m2 được xây năm 2007 cạnh cổng tam quan chùa Linh Thông.
z4705825638606_acded3d30a30c8c50e61abcb32d4bc1f.jpg
Phần ngói ngổn ngang cạnh đống gạch được phủ bạt số nhà 4.

Chia sẻ với Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội, trụ trì chùa Linh Thông Thích Diệu Phúc, cho biết, năm 2006, trước khi chùa khởi công xây tam quan, có 5 hộ dân đã lấn chiếm và sử dụng đất chùa. Thời điểm đó sư trụ trì, Ban lễ hội, các vãi của tất cả các thôn đã làm đơn kiến nghị với các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vấn đề này. Sau đó, 4 hộ dân lấn chiếm đất chùa đã tự nguyện di dời hoặc bị cưỡng chế phá dỡ, riêng một hộ gia đình vẫn xây nhà cấp bốn với diện tích hơn 25m2.

“Năm 2007, hộ gia đình tiến hành xây dựng nhà cạnh cổng tam quan vào những ngày nghỉ là các tối thứ Bảy, Chủ nhật. Phát hiện sự việc, nhà chùa đã gọi điện thoại báo cáo với chính quyền địa phương. Người dân, phật tử đến nói chuyện với hộ gia đình lấn đất chùa, xây nhà trong đêm đã có lúc xảy ra xô xát”, trụ trì Thích Diệu Phúc, chia sẻ. Do ngôi nhà “mọc” cạnh cổng tam quan nên chùa Linh Thông không thể xây tường bao, tôn tạo các hạng mục đã được phê duyệt. Từ đây nhiều câu chuyện “nhìn thấy mà đau đớn lòng” xảy ra tại ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi.

Trụ trì Thích Diệu Phúc chia sẻ, vì không thể xây tường bao tại cổng tam quan do vướng ngôi nhà rộng 25m2, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng vào chùa. Buồn hơn vì thành phần tệ nạn xã hội vào chùa phóng uế bừa bãi rất mất vệ sinh, thậm chí có người sử dụng chất cấm trong chùa. Người khác lại mắc màn ngủ tại cổng tam quan, khi lãnh đạo địa phương và nhân dân tới dự lễ giỗ tổ của chùa đã chứng kiến hình ảnh này.

z4705825645829_e583995f5ffb1957fe66d8a28b744ac8.jpg
Nhà chùa hiện đang phải quây tôn, làm cổng sắt kiên cố để ngăn chặn những hành vi xâm hại cảnh quan, nội tự nhà chùa.

“Các đối tượng trộm cả bao tải gà, đồ điện tử, máy tính xách tay đem giấu vào khuôn viên chùa. Đợt cụ chùa (sư phụ trụ trì Thích Diệu Phúc – PV) bị bệnh hiểm nghèo, đêm đến, nhiều thành phần tệ nạn xã hội vào chùa nói chuyện gây mất trật tự, thầy phải ra xin các chú ấy không gây ồn ào vì cụ chùa đau đớn bệnh tật, thêm tiếng nói cười khiến cụ chùa không ngủ được. Năm 2015, một số người xấu trộm hòm công đức, máy bơm nước. Áo cà sa của cụ chùa còn bị kẻ gian lấy trộm. Tang lễ cụ chùa, thầy tìm không thấy áo cà sa cụ chùa đâu, người dân trong làng tỏa đi khắp nơi thì thấy áo cà sa của cụ chùa bị vứt ngoài cánh đồng”, trụ trì Thích Diệu Phúc buồn rầu, cho biết.

Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Người Hà Nội, 17 năm trôi qua, ngôi nhà có diện tích 25m2 vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” cạnh cổng tam quan chùa Linh Thông cổ kính, linh thiêng. Một thời gian dài, nhà chùa cùng các phật tử, người dân địa phương đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị chính quyền phường Đại Mỗ đến quận Nam Từ Liêm có hình thức xử lý dứt điểm đất chùa Linh Thông bị lấn chiếm. Nhưng mọi thứ đều không đạt kết quả. Sự việc kéo dài nhiều năm tạo nên dư luận không hay, người dân và các phật tử bức xúc.

Liên quan sự việc trên, ngày 5/7/2023, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 2041/UBND-TH, trong đó, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm “Cần xử lý dứt điểm việc tái lấn chiếm chùa cổ Linh Thông”. Đến ngày 10/7/2023, UBND phường Đại Mỗ đã có Báo cáo số 341/BC-UBND gửi các cấp có thẩm quyền về việc kiểm tra, xử lý việc xây dựng nhà ở, lều lán trái phép (nếu có) tại cổng tam quan chùa Linh Thông. Song theo bản báo cáo, chính quyền địa phương mới chỉ dừng ở việc báo cáo hiện trạng, trong khi nội dung chính phương án “giải quyết dứt điểm” không được nêu ra khiến nhà chùa, phật tử và người dân vẫn băn khoăn.

Có mặt tại chùa Linh Thông gần đây, phóng viên Tạp chí Người Hà Nội nhận thấy bên cạnh tam quan chùa là một khoảng tường đổ dang dở, gạch ngói ngổn ngang che bạt nửa kín nửa hở, tiếp đến là căn nhà nhỏ được đánh số 4 rộng khoảng 25m2 án ngữ trước chính điện chùa. Khoảng lặng chưa thể giải quyết dứt điểm, 17 năm qua đi, chùa cổ Linh Thông vẫn chưa thể ghi danh di tích lịch sử - văn hóa cấp Thành phố. Sư trụ trì cùng các phật tử vẫn có cảm giác lo lắng trước những hành vi xâm phạm cảnh quan, mất an ninh diễn ra bất cứ lúc nào tại chốn tôn nghiêm và linh thiêng này./.

" Giờ đây thầy chỉ mong được phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, các cơ quan ban ngành giúp đỡ, từ đó nhà chùa xây tường bao đảm bảo cảnh quan, an ninh, không còn tái lặp chuyện buồn đã qua. Nhà chùa hiện đang phải quây tôn, làm cổng sắt kiên cố để ngăn chặn những hành vi xâm phạm chùa Linh Thông" - trụ trì Thích Diệu Phúc trải lòng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo
    Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 và Ra mắt trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.
  • Thành lập thành phố Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình
    Với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình. Nghị quyết có hiệu lực từ 1-1-2025.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Linh Thông (quận Nam Từ Liêm): Mỏi mòn chờ ngày ghi danh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO