Sự kiện & Bình luận

Chủ động đến với dân - Mệnh lệnh từ trái tim

Đại tá Bùi Đại Hải - Phó Chủ nhiệm Chính trị Cảnh sát biển 11:31 03/10/2023

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, trên chặng đường 25 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển đã quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của các cơ quan chức năng cấp trên và tình hình thực tiễn, gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện hiệu quả công tác dân vận với tinh thần “chủ động đến với dân”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, an toàn biển đảo của Tổ quốc.

anh-1-bai-8.jpg
Ban Thường vụ Cảnh sát biển Việt Nam và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ký kết Chương trình Phối hợp thực hiện công tác dân vận "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân".

Ngay trong thời gian đầu mới được thành lập, cùng với việc kiện toàn tổ chức, biên chế, ổn định tại vị trí đóng quân, vào ngày 07/5/2001, Đảng ủy, Chỉ huy Cục Cảnh sát biển (nay là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) đã tổ chức Lễ kết nghĩa với Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Đây là một dấu mốc quan trọng trong công tác dân vận của toàn Lực lượng, thể hiện rõ định hướng và tinh thần chủ động đến với dân, dần ngấm sâu, trở thành “mệnh lệnh từ trái tim” của mỗi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.

Chủ động đến với dân được thể hiện trước hết trong công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Cảnh sát biển Việt Nam.

Với đặc thù tại các địa phương ven biển, đời sống nhân dân, trong đó có ngư dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, vì vậy công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng. Nội dung tuyên truyền tập trung về quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội dung cơ bản của luật pháp quốc tế và Việt Nam về biển đảo; về tình hình biển, đảo, về chức năng, nhiệm vụ, truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam. Hình thức tuyên truyền được tiến hành linh hoạt, đa dạng, sinh động, phong phú, phù hợp với đặc điểm từng địa phương, theo từng thời điểm, đối tượng như tuyên truyền qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên; cấp phát tờ rơi, tờ gấp, sổ tay pháp luật; cử các tổ, đội tuyên truyền trực tiếp cho ngư dân khai thác hải sản trên biển và trên tàu cá neo đậu tại các âu tàu; phát loa, tuyên truyền trên kênh hàng hải, nghề cá đối với các tàu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển. Đặc biệt hơn, Cảnh sát biển Việt Nam đã sáng tạo, chủ động trước một bước trong tiến hành tuyên truyền, nuôi dưỡng tình yêu biển đảo Tổ quốc thông qua tổ chức cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” cho các em học sinh; tổ chức các cuộc thi trực tuyến; tuyên tuyền thông qua các hoạt động như giáo dục truyền thống, giao lưu, tập huấn, an sinh xã hội. Phối hợp với các báo, đài Trung ương và địa phương mở các chuyên trang, chuyên mục, đưa tin, bài, phóng sự chuyên sâu để tuyên truyền. Qua đó, đã giúp cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được truyền tải một cách mềm dẻo, sinh động, gần gũi, thấm sâu vào suy nghĩ, hành động của mỗi người dân; là yếu tố quan trọng từng bước nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của nhân dân nói chung, ngư dân nói riêng trong chấp hành pháp luật, tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh, an toàn biển, đảo của Tổ quốc; góp phần xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

anh-3-bai-8.jpg
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương tổ chức Cuộc thi "Em yêu biển đảo quê hương".

Cùng với công tác tuyên truyền; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển đã tích cực, chủ động đến với dân thông qua các hoạt động an sinh xã hội. Với tình cảm và sự sẻ chia, ấm áp tình quân dân được thể hiện thông qua việc nhận phụng dưỡng 11 Mẹ Việt Nam Anh hùng; tặng quà trên 75.000 gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; đỡ đầu 32 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến năm 18 tuổi, tặng hơn 5.000 suất học bổng, khoảng 1.000 xe đạp đến với các em học sinh vượt khó vươn lên học giỏi. Không chỉ dừng lại tại các địa phương ven biển, hải đảo mà Lực lượng Cảnh sát biển còn chủ động đến với nhân dân các địa phương không có biển và ngược lên vùng cao, trên mọi miền đất nước; mang tặng những vật dụng đến với những người đang thiếu; những viên thuốc để vơi bớt nỗi đau; những chiếc chăn ấm, áo ấm chống lại cái rét mùa đông; nhu yếu phẩm cần thiết đến kịp với đồng bào ở các khu cách ly hay vùng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; “nồi cháo tình thương” dành tặng cho các bệnh nhân nghèo đang điều trị tại các bệnh viện; những suất học bổng, đồ dùng học tập, xe đạp đồng hành cùng các em học sinh vượt khó đến trường; Cờ Tổ quốc phấp phới trong gió Biển Đông; tủ thuốc, túi cứu thương, áo phao giảm bớt rủi ro khi ngư dân làm ăn trên biển,… Những món quà tuy không nhiều về giá trị vật chất nhưng đong đầy tình cảm của những người lính biển, để lại trong lòng người nhận sự ấm áp, yêu thương. Với những chuyến đi lên rừng, xuống biển, bằng việc làm thiết thực, cùng món quà được trao trực tiếp, chu đáo tới tận tay người cần đã tạo niềm tin, huy động sự vào cuộc của nhiều tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm; có những món quà đã trở thành “chất xúc tác”, gợi mở ý tưởng cho những chương trình, cuộc vận động lớn hơn hướng về ngư dân.

Chủ động đến với dân được thể hiện rõ nhất ở tinh thần sẵn sàng tham gia thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ nhân dân phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình - mệnh lệnh từ trái tim, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh, tình huống nào, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển luôn sẵn sàng lên đường, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy của phong ba, bão táp, của thiên tai, dịch bệnh để kịp thời đến với dân. Xuất phát từ mệnh lệnh từ trái tim, 25 năm qua, Cảnh sát biển Việt Nam đã xử lý trên 5.000 thông tin về tìm kiếm, cứu nạn; điều động 352 lượt phương tiện (tàu, xuồng, xe ô tô) thực hiện 238 vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; cứu kéo thành công hàng trăm phương tiện trong đó có 252 tàu thuyền với hơn 1.308 ngư dân và người bị nạn. Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2016, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 không quả ngại khó khăn, kịp thời đưa 660 cán bộ, nhân dân huyện đảo Lý Sơn bị mắc kẹt ở đất liền trở về gia đình kịp sum vầy cùng gia đình vui xuân, đón Tết. Năm 2016 và 2017, tổ chức 3 lần tiếp nhận, vận chuyển 1.162 ngư dân của ta từ Indonesia về nước, bàn giao cho các địa phương an toàn. Không thể kể hết, thống kê chính xác những con số về những chuyến đi, việc làm như vậy. Phần thưởng to lớn nhất là lòng dân, là tình cảm và sự yêu mến của nhân dân dành cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển, như lời chia sẻ mộc mạc, xúc động, chân tình của ngư dân Huỳnh Văn Nén, ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam - người đã được cứu kịp thời sau một lần gặp nạn trên biển: “Các anh Cảnh sát biển chính là người đã sinh ra tôi lần thứ hai”.

anh-2-bai-8.jpg
Trung tướng Bùi Quốc Oai - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát biển thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Chủ động đến với dân được khẳng định qua những mô hình, chương trình công tác dân vận hiệu quả, mang màu sắc, nét riêng của Lực lượng Cảnh sát biển. Dấu ấn lớn nhất chính là chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”. Từ một mô hình được triển khai thực hiện năm 2017 tại 13 xã, huyện đảo, bãi ngang trên 11 tỉnh, thành ven biển; qua tổng kết thực tiễn, với sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương; được Thủ trưởng Tổng cục Chính trị nhất trí, từ năm 2019 đến nay đã phát triển thành chương trình. Ban Thường vụ Đảng uỷ Cảnh sát biển triển khai ký kết chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” với Ban Thường vụ cả 28 tỉnh, thành ven biển, trong đó xác định 5 nội dung chính là: (1) Phối hợp tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tình hình biển đảo cho nhân dân trong đó có ngư dân; (2) Tham gia xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; (3) Giúp nhân dân phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần thực hiện tốt tiêu chí xây dựng nông thôn mới; (4) Hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển; giúp ngư dân vươn khơi, bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh, an toàn biển đảo của Tổ quốc; (5) Phối hợp thực hiện huy động nhân lực, phương tiện, tàu thuyền tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thông qua đó, đã phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị của các tỉnh, thành ven biển; tạo tính pháp lý, lâu dài, bền vững và mang lại hiệu quả thiết thực để đồng hành với ngư dân. Từ thực tiễn trong hành trình chủ động đến với dân, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển còn sáng tạo ra mô hình công tác dân vận “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo”, “Tết hải đảo”, “Ngày hội Tuổi trẻ với biển, đảo Tổ quốc”, cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương”, “Trung thu về với trẻ em biển, đảo”… được triển khai hiệu quả tại nhiều địa phương trên cả nước, thành “thương hiệu riêng” của Lực lượng Cảnh sát biển. Những chương trình, mô hình trên là cầu nối để cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển chủ động đến với dân, gần dân hơn, góp phần lan tỏa sâu rộng hình ảnh, vẻ đẹp phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ - Người Chiến sĩ Cảnh sát biển” trong lòng nhân dân.

Chủ động đến với dân là kết quả của cả quá trình lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, tổ chức Đảng, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của chỉ huy các cấp trong toàn Lực lượng; sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển qua các thế hệ. Đó còn là kết quả của quá trình chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, thường xuyên với cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị bạn, các cơ quan báo chí; chủ động trong huy động nguồn lực xã hội hóa. Đồng thời, theo chiều ngược lại, chính sự yêu thương, giúp đỡ, hỗ trợ của nhân dân đã trở thành nguồn cổ vũ, là động lực để cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển chủ động đến với dân.

Lịch sử, truyền thống của mỗi đơn vị, mỗi lực lượng là một dòng chảy không ngừng, được bồi đắp qua các thế hệ nối tiếp nhau. Xuất phát từ truyền thống của Quân đội; chức năng, nhiệm vụ của Lực lượng; từ thực tiễn qua chặng đường 25 năm xây dựng, phát triển, trưởng thành, sự gắn bó với dân, tinh thần chủ động đến với dân đã được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển bồi đắp, nâng niu, giữ gìn, phát huy, trở thành mệnh lệnh từ trái tim. Trong khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, qua biến động thăng trầm, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển luôn tự giác, tự nguyện, tận tâm thực thi mệnh lệnh đó.

Vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và nhân dân đã trao gửi, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn Lực lượng và mỗi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển phải phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trên mọi lĩnh vực công tác, trong đó chủ động đến với dân, nâng cao hiệu quả của công tác dân vận, chăm lo xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển là một yêu cầu cấp thiết, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Đó cũng chính là tiếp tục thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội tăng cường tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cho học viên
    Từ ngày 15/7 đến 31/7, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) sẽ tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cho khoảng 2.000 - 3.000 học viên/ngày.
  • Kết nối công nghệ – Kiến tạo tương lai sản xuất thông minh tại Việt Nam
    Với sự tham gia của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, Diễn đàn Sản xuất thông minh Việt Nam 2025 nhấn mạnh vai trò tiên phong của ngành điện tử, bán dẫn trong ứng dụng công nghệ 4.0, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững theo định hướng Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
  • Diễn đàn nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ
    Sáng 16/7, Diễn đàn Nhân lực ngành Ngân hàng trước làn sóng công nghệ với chủ đề “Ngân hàng thời đại số: Đổi mới mô hình và tái cấu trúc nhân lực” do Tạp chí Một Thế Giới tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy chủ trì Diễn đàn.
  • Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam
    Ngày 15/7, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Diễn đàn khoa học với chủ đề 'Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045'.
  • 11 nhiệm vụ, giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên năm 2025
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết số 205/NQ-CP về “Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương”. Nghị quyết đặt ra 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để năm 2025 nước ta hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên.
  • Mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới
    Sáng 11/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2025 và công bố Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2025 của UNFPA.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cùng Đỗ Quang Tuấn Hoàng khám phá “Ngàn năm trà Việt”
    Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Đừng bỏ lỡ
Chủ động đến với dân - Mệnh lệnh từ trái tim
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO