Chủ biên SGK Ngữ văn: Không đáng bàn quan điểm bỏ Chí Phèo khỏi SGK

Yến Anh/NLĐ| 08/12/2017 19:33

PGS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới, cho rằng quan điểm đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi sách Ngữ văn lớp 11 của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền, Trường ĐH Newcastle (Úc) không đáng bàn.

Chủ biên SGK Ngữ văn mới: Bỏ Chí Phèo khỏi SGK là quan điểm không đáng bàn - Ảnh 1.

PGS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới

Chia sẻ với báo chí ngày 7-12, PGS Đỗ Ngọc Thống cũng cho rằng việc tiếp nhận một tác phẩm, nhất là tác phẩm lớn thì bao giờ cũng phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau theo trình độ, đối tượng người đọc, theo các bối cảnh và thời đại khác nhau; thậm chí kết quả tiếp nhận có thể ngược nhau. Tuy nhiên phải có lý, có sức thuyết phục. Hiểu về tác phẩm Chí Phèo như nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền chứng tỏ trình độ tiếp nhận tác phẩm văn học của người viết rất thấp.

Theo ông Thống, nếu cho rằng việc học xong rồi không đọng lại được gì ở truyện Chí Phèo thì chỉ có thể hoặc là do người dạy kém, hoặc là do người học đến lớp chỉ để… ngủ gật. Ông Thống cũng cho rằng cần phải hiểu "cái đẹp cứu rỗi" không chỉ bó hẹp trong ý nghĩa đối lập với cái xấu mà cần hiểu cái đẹp như một phạm trù thẩm mỹ theo nghĩa rộng. Ở đó, cái đẹp được biểu hiện trên nhiều bình diện và thể hiện một cách sâu sắc các giá trị nhân bản, khẳng định giá trị con người. Viết về cái xấu, về "thằng nát rượu, ăn vạ" không có nghĩa là biểu dương, cố súy cho cái xấu và việc "nát rượu, ăn vạ". Những thầy, cô giáo dạy văn giỏi trong nhà trường từ trước tới nay đều hiểu như vậy. Ông Thống khẳng định nếu có hiện tượng dạy tác phẩm không đúng cách đã tạo ra cái nhìn phiến diện ấy thì cũng không phải quan điểm dạy học văn chính thống trong nhà trường.

Chủ biên SGK Ngữ văn mới: Bỏ Chí Phèo khỏi SGK là quan điểm không đáng bàn - Ảnh 2.

Chí Phèo - Thị Nở trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy

Chuyên gia này cho hay trong dự thảo Chương trình Ngữ văn mới sắp được đưa lên mạng xin ý kiến rộng rãi, tác phẩm Chí Phèo sẽ nằm trong danh mục gợi ý giúp các tác giả SGK và giáo viên hình dung ra đề tài, kiểu loại văn bản và mức độ khó theo từng lớp và nhóm lớp; không bắt buộc. Việc đưa tác phẩm ấy như thế nào vào SGK thì tùy vào tác giả của mỗi bộ sách.

Nhiều giáo viên Ngữ văn cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền. Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, cho rằng tôn trọng khác biệt và quyền đưa ra quan điểm riêng không đồng nghĩa với việc lan truyền, chấp nhận những phát ngôn có thể gây phương hại đến giá trị thực trong cộng đồng. Loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình SGK phổ thông là ý kiến tuyệt đối không thể chấp nhận. "Là một kiệt tác của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945, tôi tin truyện ngắn Chí Phèo luôn xứng đáng tồn tại bên cạnh bất kì tác phẩm nào trong các giai đoạn trước và sau nó"- TS Tuyết nói.

Cô Nguyễn Thúy Anh, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), đánh giá đây là một trong những tác phẩm văn học vượt qua những vấn đề mang tính chất tư tưởng chính trị đơn thuần và hướng đến tầm nhân văn lớn hơn. "Đừng nghĩ văn của Nam Cao chỉ phản ánh xã hội mà ông còn gửi gắm rất nhiều những triết lý sống trong đó"- cô Thúy Anh nói.

Trước đó, nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền đã có bài viết bày tỏ quan điểm cho rằng nên đưa tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ra khỏi SGK Ngữ văn để tránh tác động xấu đến học sinh. Nghiên cứu sinh này cho rằng: "Liệu có nên tiếp tục giữ trong chương trình phổ thông hay không khi mà bản thân tác phẩm "Chí Phèo" không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục, mà ngược lại, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh?

Lạ lùng thay, nhiều nhà phê bình và học giả còn hình tượng hoá cái cảnh Chí uống rượu say rồi cưỡng bức Thị Nở và xem đó như sự thức tỉnh tính thiện trong con người Chí.

Trong bất kỳ xã hội nào, hành động cưỡng bức đó đều đáng lên án. Chí đã phạm pháp. Dù về mặt nhận thức, hắn không ý thức hành vi của mình nhưng về khía cạnh giáo dục, đó là hành động cần phê phán. Mà cưỡng bức với một người thiểu năng như Thị Nở thì càng phải lên án và phê phán thích đáng hơn. Chúng ta không thể và không nên bảo vệ những hành vi trái pháp luật. Điều đó chẳng khác gì cổ suý cho lớp trẻ để bắt chước làm theo.

...Như vậy, Nở là người bị hại, bị Chí lợi dụng lúc ngủ say để cưỡng bức. Vậy thì tại sao chúng ta có thể ghép đôi cho một kẻ lưu manh với cô gái vô tội? Chưa kể sau này, Nở lại mang bầu và lại ôm thêm nỗi khổ vào thân. Dù đánh giá ở khía cạnh nào đi nữa, Chí vẫn là kẻ xấu".

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Chủ biên SGK Ngữ văn: Không đáng bàn quan điểm bỏ Chí Phèo khỏi SGK
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO