Viện KHXH Việt Nam hiện đang lưu giữ rất nhiửu tư liệu quý. Riêng kho bản đồ của Thư viện đã có hơn 1000 bản đồ các loại, trong đó có khoảng 40 bản đồ vử Hà Nội. Hầu hết số bản đồ nà y được vẽ, in và xuất bản từ thế kỷ XVIII, XIX và nửa đầu thế kỷ XX, chứa đựng rất nhiửu thông tin có giá trị vử các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...
Đặc biệt, trong số bản đồ đó có tấm Hoà i Đức phủ toà n đồ do hai tác giả là Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến vẽ năm Minh Mệnh thứ 12 (tức năm 1831). Đây là tấm bản đố được vẽ với độ chính xác tương đối cao, mô tả khá chi tiết vử Hà Nội, cả vử hình thể tự nhiên và cả vử các thiết chế xã hội của Kinh đô Thăng Long hồi đầu thế kỷ XIX.
Bản đồ Hà Nội 1831 “ Hoà i Đức phủ toà n đồ
Chính tấm bản đồ nà y lâu nay đã được biết đến qua bản vẽ lại của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá. Trong bản vẽ có phiên âm toà n bộ chú thích của bản đồ từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ.
Do vậy, từ nhiửu năm qua, Bản đồ nà y đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội, và cả các cấp lãnh đạo, những người là m tư vấn chính sách...Theo các chuyên gia nghiên cứu và những nhà Hà Nội học thì, Hoà i Đức phủ toà n đồ được đánh giá là tấm bản đồ có độ chính xác vượt trội vử tỷ lệ, tính chất cổ.
Đặc biệt, bản đồ Hà Nội năm 1831 mang một sự kiện lịch sử có một không hai là ghi lại toà n cảnh phủ Hoà i Đức lúc bấy giử, là năm đầu tiên của Hà Nội, đồng thời là tấm bản đồ độc bản. Vì vậy, đây là tấm bản đồ đặc biệt quý nên Viện KHXH đã kiến nghị có chế độ bảo quản thích hợp đồng thời công bố và đưa tấm bản đồ nà y ra mắt để phục vụ độc giả khai thác tư liệu.