Chi tiết khu dân cư ngoài bãi sông Hồng được bảo tồn và di dời

KTĐT| 01/04/2022 21:29

Nhiều nội dung quan trọng tại đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được Hà Nội phê duyệt đang được người dân rất quan tâm như khu vực dân cư hiện hữu nào được giữ lại, khu nào phải di dời; khu vực các bãi sông được quy hoạch, xây dựng ra sao…

Khu dân cư ngoài bãi 4 quận nội đô lịch sử được tồn tại

Theo quy hoạch phân khu, các khu vực dân cư hiện có (theo Phụ lục III Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ) gồm: Thượng Cát, Liên Mạc, Nhật Tân, Tứ Liên, Hoàng Mai, Thanh Trì 1, Thanh Trì 2, Chu Phan, Tráng Việt, Tàm Xá, Ngọc Thụy, Long Biên - Cự Khối, Đông Dư - Bát Tràng được tồn tại, bảo vệ.

Các khu này được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân cư nằm rải rác gần khu vực, với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có.

Đối với các khu vực dân cư này, quy hoạch chỉ rõ, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý ngành nông nghiệp xác định ranh giới cụ thể làm cơ sở để quản lý đất đai, quy hoạch và đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bản vẽ minh họa định hướng phát triển không gian hai bên và bãi giữa sông Hồng.
Bản vẽ minh họa định hướng phát triển không gian hai bên và bãi giữa sông Hồng.

Ngoài ra, những khu vực dân cư hiện có ở bãi sông thuộc các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng (trừ một số khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn) sẽ được tồn tại, bảo vệ. Các khu này chưa được nêu tại Phụ lục III Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên đã được Bộ NN&PTNT thống nhất và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Các khu vực này sẽ được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, đô thị, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân cư nằm rải rác gần khu vực, với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có. Trong đó, TP Hà Nội yêu cầu UBND các cấp ở địa phương và hộ dân phải có phương án chủ động đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra lũ lớn.

Các khu vực bãi sông (nơi chưa có công trình xây dựng) Đông Dư – Bát Tràng, Kim Lan – Văn Đức, Hoàng Mai – Thanh Trì có thể nghiên cứu để khai thác sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Luật Đê điều; diện tích xây dựng không được vượt quá 5% diện tích bãi sông.

Các khu vực Võng La – Hải Bối, Bát Tràng, Bắc Cầu, Bồ Đề, Đông Ngàn, Yên Viên, Thượng Thanh và một số khu dân cư khác có số hộ dân thuộc diện phải di dời sẽ thực hiện quản lý theo đúng quy định tại Luật Đê điều.

Trường hợp khi Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong các quy hoạch chuyên ngành phòng chống lũ, đê điều có thay đổi, điều chỉnh (được tồn tại hoặc tồn tại một phần) sẽ được cập nhật phù hợp điều chỉnh vào quy hoạch phân khu để quản lý theo quy hoạch xây dựng, đô thị.

Phân bổ quỹ đất xây dựng tại 6 bãi sông

Ngoài việc đưa ra định hướng đối với các khu dân cư, quy hoạch cũng phân bổ quỹ đất xây dựng tại khu vực 6 bãi sông.

Tại các bãi này được nghiên cứu xây dựng mới với tỷ lệ 5%, cụ thể: Bãi Tàm Xá - Xuân Canh, khu vực dân cư tập trung có diện tích 34,06ha. Đây là khu vực được quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại, diện tích xây dựng mới không được vượt quá 61,2ha;

Bãi Thượng Cát - Liên Mạc, khu vực dân cư tập trung có diện tích 36,46ha, có thể nghiên cứu xây dựng với mới diện tích tối đa 3,45ha;

Bãi Hoàng Mai - Thanh Trì, khu vực dân cư tập trung diện tích 425,04ha, có thể nghiên cứu xây dựng mới với diện tích tối đa 53,15ha;

Bãi Chu Phan - Tráng Việt, khu vực dân cư tập trung với 220ha, có thể nghiên cứu xây dựng mới với diện tích tối đa 12,7ha;

Bãi Đông Dư - Bát Tràng, khu vực dân cư tập trung có diện tích 103,96ha, có thể nghiên cứu xây dựng mới diện tích tối đa 3,15ha;

Bãi Kim Lan - Văn Đức, khu vực dân cư tập trung có 72ha, có thể nghiên cứu xây dựng mới diện tích tối đa 18,95ha.

Hiện đất các bãi sông này đa dạng về loại hình, có đất trống chưa sử dụng và đất trồng rau màu, hoa, cây cảnh. Những bãi sông này được đề xuất xây dựng các khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có mật độ xây dựng thấp phù hợp với định hướng là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm.

Các khu vực bãi sông còn lại và bãi giữa sông Hồng được định hướng phát triển không gian mở đa dạng. Tùy theo đặc điểm về địa hình địa chất và vị trí của các bãi sông để đề xuất phát triển không gian sinh thái nông nghiệp với mô hình nông nghiệp sạch, trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch hay xây dựng các công viên văn hóa, vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, không gian quảng trường đô thị, bãi đỗ xe, các tuyến đường giao thông nội bộ dành cho xe cơ giới, xe đạp và đường đi bộ.

"Đây là bản Quy hoạch phân khu tốt nhất từ trước tới nay khi đã nêu được rất rõ về định hướng đối với các khu vực dân cư ngoài bãi sông Hồng. Đồng thời cũng không làm khó cho cả quy hoạch cấp dưới và quy hoạch cấp cấp trên trên khi quy hoạch này mở ra cơ hội cho việc rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ) tại một số ít khu dân cư" - Chánh Văn phòng Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội - KTS Lã Hồng Sơn 

(0) Bình luận
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
  • MIK Group được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh ngành bất động sản 2022
    Ngày 12/10/2022, tại Khách sạn Melia Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức, Tập đoàn MIK Group đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu mạnh năm 2022 ngành bất động sản.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Chi tiết khu dân cư ngoài bãi sông Hồng được bảo tồn và di dời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO