Chân dung ít người biết về 4 cô gái viết kịch bản phim 'Về nhà đi con' đang gây 'sốt'

Tiền phong| 18/06/2019 11:10

Cùng với sự nóng lên không ngừng của bộ phim quốc dân “Về nhà đi con”, tất tật các thông tin về diễn viên của phim đều được đào xới. Duy có nhóm biên kịch, những người đã tạo ra các nhân vật và số phận của họ thì lại rất im hơi lặng tiếng.

Những người viết kịch bản “Về nhà đi con” bao gồm bốn cô gái: Thu Thủy, Khánh Hà, Thủy Tiên, Thu Trang. Trong đó, trưởng nhóm Nguyễn Thu Thủy, năm nay 36 tuổi được phong làm “bang chủ FA”. Chưa kết hôn nhưng hầu hết những kịch bản mà Thủy từng xây dựng đều là về đề tài hôn nhân, tình yêu.
Nhóm biên kịch Về nhà đi con
Nhóm biên kịch "Về nhà đi con"

Nguyễn Thu Thủy từng thành công với nhiều dự án kịch bản truyền hình như: “Lập trình cho trái tim”, “Tuổi thanh xuân”, “Quỳnh búp bê”, “Ngày ấy mình đã yêu” v.v… Trước đó, Thủy được nhà văn Nguyễn Quang Lập dìu dắt và “cầm tay chỉ việc” trên con đường trở thành biên kịch.

Thủy từng có một tiểu thuyết ăn khách tên là “Gái già xì tin” kể về một mối tình chị - em từng gây ra một cơn bão mạng vì vào thời điểm đó, ngôn tình Trung Quốc chưa du nhập rộng rãi vào Việt Nam. “Gái già xì tin” sau đó cũng được dựng thành phim.

Nói về sự độc thân của mình, Thủy hài hước: “Đến một tuổi nào đó thì người ta lại có một cái lý cùn: đã mất ngần ấy thời gian rồi, chờ thêm một tí nữa cũng chẳng chết ai. Và có thể là đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất: Ế chồng. Khi đã xác định tình huống xấu nhất, thì chẳng sợ, chẳng cuống, và bình thản tận hưởng cuộc sống”…

Tác giả Nguyễn Thu Thủy
Tác giả Nguyễn Thu Thủy

Trong cuộc sống, Thủy giản dị và dễ gần. Cô thường gọi mình là Thỉ, ít người biết “Thỉ” là một biên kịch ăn khách. Có lần cô kể: “Hôm nọ nhỡ mồm mà hối hận mãi. Đang xem preview “Về nhà đi con”, em bé gội đầu mới hỏi “Chị cũng xem phim này à”, bèn buột mồm “Ừ, chị viết mà”. Thế xong là bị... khinh luôn. Em ý không bắt lời thêm một câu nào và "giăng" ngay một hàng chữ ngang mặt là “cái bọn nổ ở đâu ra mà lắm!”.

Đồng đội làm kịch bản với Thủy cũng là những người chung số phận. Đi đâu giới thiệu là biên kịch họ cũng đều nhận được “không biết bao những ánh nhìn đầy nghi ngại: trời ơi, bọn em viết kịch bản mà không hút thuốc, uống rượu, không ngầu lòi, không vật vã gì với cuộc đời sao”???

Ít người biết mẹ đẻ của Huệ, Thư, Dương là những cô gái còn rất trẻ.
Ít người biết "mẹ đẻ" của Huệ, Thư, Dương là những cô gái còn rất trẻ.

Những cô gái ấy tự đánh giá: “Đám biên kịch bọn mình chơi với nhau nhìn nhạt nhẽo, lìu tìu. Đi nhậu thì chỉ chăm chăm diệt mồi, ngồi với nhau chỉ toàn nói chuyện cân nặng... Chẳng mấy khi sầu đời trừ khi bị chê viết dở với lại hết tiền. Chưa kể, nghìn năm gõ máy vẫn chỉ dùng có 2 ngón tay, gõ như phang gạch vào bàn phím, một phong cách nông dân chính hiệu. Thế nên sợ nhất đang đi đâu chơi, bị túm lại giới thiệu, đây, con bé này nó viết phim này phim kia này. Thế xong là nhận được 1 nụ cười gượng và ánh mắt chất đống những nghi ngờ”.

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Chân dung ít người biết về 4 cô gái viết kịch bản phim 'Về nhà đi con' đang gây 'sốt'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO