Chuyển động Hà Nội

Carnaval Thu Hà Nội - sức hút ấn tượng từ sắc màu văn hoá

Ngân Hà 01/10/2023 19:00

Carnaval Thu Hà Nội là sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, đem tới những trải nghiệm sắc màu văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Sáng 1/10, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, chương trình "Carnaval Thu Hà Nội" nằm trong khuôn khổ "Festival Thu Hà Nội năm 2023" với chủ đề "Thu Hà Nội - Đến để yêu" đã chính thức diễn ra, thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.

Video: Toàn cảnh Chương trình diễu hành Carnaval Thu Hà Nội - Thực hiện: Ngân Hà.

Chương trình do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch (HPA) chủ trì thực hiện cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, quận, huyện, doanh nghiệp, điểm đến du lịch trên địa bàn.

Thông tin với phóng viên Tạp chí Người Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội Nguyễn Ánh Dương cho biết: “Carnaval Thu Hà Nội diễn ra tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm là một trong những hoạt động nổi bật nhất của "Festival Thu Hà Nội năm 2023". Đây là chương trình lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với quy mô gần 2000 người. Chương trình có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng; thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của Thủ đô cũng như quảng bá di sản, danh lam thắng cảnh hay văn hoá cổ truyền của các dân tộc hội tụ ở những địa phương, đơn vị của Thủ đô Hà Nội.”

“Qua Carnaval Thu Hà Nội, BTC mong muốn gửi tới người dân Thủ đô, du khách trong và ngoài nước những nét đẹp văn hoá truyền thống, những đặc trưng về sản phẩm du lịch của Thủ đô Hà Nội. Từ đó, hi vọng mỗi người dân, mỗi du khách sau khi tham dự, chứng kiến chương trình sẽ thêm hiểu về Thủ đô Hà Nội, yêu Thủ đô Hà Nội và sẽ đến với Thủ đô Hà Nội nhiều lần nữa.” – Ông Nguyễn Ánh Dương bày tỏ.

Chương trình với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, kết hợp công nghệ âm thanh, quy mô hoành tráng để giới thiệu tới nhân dân và du khách về vẻ đẹp Hà Nội đang trong tiết trời mùa thu - mùa được coi là đẹp nhất trong năm với khí hậu dịu mát, cảnh sắc yên bình, lãng mạn. Sức cuốn hút của mùa thu Hà Nội khiến không chỉ người dân Thủ đô mà cả du khách gần xa thích thú.

Carnaval Thu Hà Nội được dàn dựng công phu với quy mô gần 2000 người đến từ các đơn vị của thành phố, học sinh, sinh viên, các câu lạc bộ, đoàn nghệ thuật, nghệ nhân... Đoàn diễu hành Carnaval Thu Hà Nội được chia thành 11 đoàn với 4 chương chủ đề: Rạng rỡ sắc thu, Tinh hoa nghề Việt, Nghệ thuật đường phố, Bản sắc văn hóa các dân tộc.

carnaval-thu-hn.jpg
carnaval-thu-ha-noi-lon.jpeg
Huyện Thanh Oai mang đến màn trình diễn với chủ đề: “Hào khí Thăng Long” - Ảnh: Ngân Hà.

Khai màn Carnaval là tiết mục của đoàn Lân sư rồng huyện Thanh Oai với 600 người biểu diễn 30 con rồng, 30 con lân và 30 người đánh trống, tượng trưng cho 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Huyện Thanh Oai mang đến màn trình diễn với chủ đề: “Hào khí Thăng Long”, giới thiệu những nét đẹp, kỹ thuật tinh xảo nhất của nghệ thuật múa Rồng tới công chúng Thủ đô cũng như du khách trong nước và du khách quốc tế.

Cùng khai màn là các tiết mục biểu diễn nghệ thuật với những ca khúc, vũ điệu ấn tượng về Thu Hà Nội.

Sau những tiết mục khai màn, Chương trình vũ hội đường phố Carnaval thu Hà Nội được diễn ra với các tiết mục vừa mang đậm sắc thái văn hóa, vừa trẻ trung, hiện đại, cuốn hút.

Đoàn diễu hành xe hoa Mê Linh chào mừng Festival Thu Hà Nội năm 2023 với chủ đề : “Hoa Mê Linh”, mang đến sự mộc mạc, bình dị đậm chất thôn quê của vùng hoa ven sông Hồng, ngoại thành Hà Nội.

Mùa thu Hà Nội đã đi vào thơ ca, nhạc, họa như một biểu trưng của cái đẹp, sự lãng mạn của một mùa trong năm. Sự hòa quyện giữa đất trời, cảnh sắc, ẩm thực, con người giữa tiết trời dịu dàng mùa thu, tạo sự quyến rũ cho Hà Nội. Du khách có thể thong dong đi trên các con phố Thanh Niên, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Tràng Thi hay dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, cầu Long Biên; cũng có thể thưởng lãm vẻ đẹp các công trình kiến trúc cổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, sau đó thưởng thức ẩm thực mùa thu ở Phố cổ Hà Nội.

Trên tựa đề ca khúc "Hello Việt Nam”, Đoàn diễu hành đoàn thanh niên mang lời chào mời nồng thắm ấy tới toàn thể du khách thập phương đến tham dự chương trình qua các tiết mục chào Thu, diễu hành áo dài kết hợp cùng xe đạp trang trí hoa, diễu hành áo dài kết hợp cùng xích lô trang trí hoa.

carnaval-thu-hn-02.jpg
Diễu hành áo dài kết hợp cùng xích lô trang trí hoa của Đoàn diễu hành Đoàn thanh niên.

Trong khuôn khổ Carnaval Thu Hà Nội lần này, gần 100 thành viên CLB Văn Hoá Áo dài tham gia trong những tà áo dài truyền thống đa sắc màu rực rỡ, mang đậm dấu ấn vùng miền, thể hiện tình yêu, niềm tự hào về tà áo dài và những nét đẹp danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Tiếp nối chương trình là Đoàn diễu hành của Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hà Nội Tourist) kết hợp nhảy Flashmob trẻ trung, sôi động.

Sang chương II với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, các đoàn diễu hành nghệ thuật với các phần: Trình diễn trang phục “Mùa vàng bội thu” của các người mẫu, múa nghệ thuật “Mùa vàng bội thu”.

carnaval-thu-hn-01.jpg
Trình diễn trang phục “Mùa vàng bội thu”.

Đặc biệt là Tiết mục “Ra đồng” thuộc Chủ đề số 5, mang tên “AN VUI” trong vở diễn Thực cảnh “Tinh Hoa Bắc Bộ” tái hiện lại các hoạt trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng Châu thổ sông Hồng xưa, được thể hiện bởi 54 diễn viên là bà con nông dân thực thụ thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.

Cùng với đó, các đoàn diễu hành: Phường Rối Tế Tiêu, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức giới thiệu nghệ thuật rối cạn của huyện Mỹ Đức; CLB sáo diều, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh mang đến màn trình diễn diều sáo.

Chương III - Nghệ thuật đường phố là món quà Trung Thu mà ban tổ chức Carnaval đặc biệt dành riêng cho các bé thiếu nhi - tiết mục biểu diễn nghệ thuật xiếc đường phố đến từ đoàn xiếc Amazing. Những động tác nhào lộn, tung hứng kỹ thuật cao, những màn quay khung, thổi lửa đầy ấn tượng là điểm nhấn vô cùng đẹp mắt cho đoàn Carnaval.

Nối tiếp là Chương IV - Bản sắc văn hóa các dân tộc với màn trình diễn bộ sưu tập “Tây Bắc 4 mùa hoa” và "Sắc màu ruộng bậc thang" được dựa trên những trang phục truyền thống của dân tộc H'Mong, Hà Nhì, Dao Đỏ, Thái, Tày,.... Du khách được khám phá màu sắc Tây Bắc ngay giữa lòng thủ đô với phần trình diễn "Vũ điệu trên mây", mang cảm hứng lớn từ những nét đẹp trong văn hóa dân gian của đồng bào miền núi Tây Bắc.

carnaval-thu-hn-3-lon.jpeg
Đoàn diễu hành đồng bào Mường huyện Quốc Oai và huyện Thạch Thất gây ấn tượng với công chúng.

Đoàn diễu hành đồng bào Mường huyện Quốc Oai và huyện Thạch Thất gây ấn tượng với số lượng 110 người vừa diễu hành, vừa biểu diễn cồng chiêng - loại nhạc khí, sản phẩm văn hóa sở hữu chung của tầng lớp bình dân, được sử dụng trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của dân tộc Mường.

Khép lại chương trình là hình ảnh uy nghi “Thăng Long hội tụ” của đoàn Lân sư rồng, chứa đựng một sức mạnh vô biên, thể hiện rõ nét thành phố về hoà bình và thịnh vượng.

carnaval-thu-hn-2-lon.jpeg
Đông đảo người dân và du khách tới tham quan Carnaval Thu Hà Nội 2023.

Carnaval Thu Hà Nội diễn ra trong khoảng 1,5 giờ đồng hồ, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Từng bước khai thác, thúc đẩy phát triển vẻ đẹp mùa thu, ngành du lịch Hà Nội đang xây dựng thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, điểm đến du lịch Quốc gia, một trong những điểm đến sắc màu năm 2023 với vẻ đẹp bất tận trong tiết trời sang thu sẽ mang tới cho quý vị thật nhiều những trải nghiệm trọn vẹn trong mùa du lịch thu Thủ đô 2023./.

Bài liên quan
  • Thu Hà Nội, đến để yêu
    Festival Thu Hà Nội năm 2023 diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 01/10/2023 là sự kiện lần đầu tiên được Thành phố tổ chức để tôn vinh hoạt động du lịch, văn hóa, di sản, thiên nhiên của Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Carnaval Thu Hà Nội - sức hút ấn tượng từ sắc màu văn hoá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO