Cancún - cái nôi của nền văn minh Maya

Trần Mạnh Thường| 14/04/2022 13:50

Cancún là thành phố ven biển của tiểu bang Quintana Roo, thuộc cực Đông Mexico, trên bán đảo Yucatan, nằm trong vịnh Mexico. Từ một làng chài của người dân da đỏ, Cancún theo tiếng Maya là “con tàu ở cuối cầu vòng”, được hai nhà thám hiểm John Lloyd Stephens (người Mỹ) và Frederick Ctherwood (người Anh) phát hiện vào năm 1843. Năm 1970, chính phủ Mexico quyết định chọn khu vực này xây dựng thành trung tâm nghỉ dưỡng quốc tế.

Cancún - cái nôi  của nền văn minh Maya
Đền các chiến binh ở Chichen-Itza.

Mười năm sau, Cancún nhanh chóng phát triển thành một đô thị du lịch và nghỉ dưỡng nổi tiếng thế giới. Đến năm 2020, Cancún có 705.000 người, trong đó có khoảng 175.000 cộng đồng người Maya. Cancún ở cùng vĩ độ với Việt Nam, nên thiên nhiên và cảnh quan có nhiều nét tương đồng. Ngoài diện tích xây dựng, Cancún còn giữ nguyên vẹn nét hoang sơ đặc trưng của vùng đầm lầy với những tiếng ộp oạp của ếch nhái, ễnh ương ban đêm, tiếng chim rít rít ban ngày. 
Cancún, cái nôi của nền văn minh Maya. Vương triều Maya có cách nay trên 5.000 năm, trở nên hùng mạnh và phát triển trong khoảng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV. Những di tích còn lại đến ngày nay khiến chúng ta phải ngỡ ngàng về sự đồ sộ, và vĩ đại của nó. Trước hết phải kể đến Chichen - Itza (theo tiếng Yucatec Maya, Chichen-Itza có nghĩa: “Miệng giếng của người Maya”, là một địa điểm khảo cổ thời tiền Colombo, do người Maya xây dựng nằm ở trung tâm phía Bắc bán đảo Yucatan. Vùng phía Bắc Yucatan, không có một con sông nào chảy qua, nhưng tại nơi này có 3 chỗ đất sụt, trở thành 3 cái hồ cung cấp nước quanh năm cho Chichen-Itza. Hai trong số 3 hồ đó vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Trong đó hồ Hy sinh là hồ nổi tiếng nhất, nó được dành cho việc cúng tế vị thần mưa Maya là Chaac. Nhiều vật thể quý như ngọc bích, đồ gốm sứ và hương thơm được ném xuống để dâng hiến cho Chaac. Chichen-Itza, từng là trung tâm vùng đất thấp Maya có từ thời cuối Cổ điển (Late Classic) cho tới thời tận cùng Cổ điển (Terminal Classic) và kéo dài tới thời kỳ đầu hậu Cổ điển (Early Postclassic). Chichen-Itza là một cứ điểm quan trọng của người Maya. Hiện Chichen-Itza còn giữ được nhiểu di tích nổi tiếng như đền kim tự tháp Thành Trì, gồm 91 bậc, có 52 tấm đá khắc đồ án, tượng trưng cho 52 năm là một năm luân hồi trong lịch sử Maya. Chichen-Itza còn có một sân đá bóng cổ đại lớn nhất, rộng nhất Trung Mỹ. Sân bóng có hai bức tường, dài 83 mét, cao 8,2 mét. Hai đầu sân bóng đều dựng đền miếu. Dọc theo hành lang dài dẫn đến đền Dũng sĩ” của Chichen-Itza dựng nhiều cột đá khắc hình dũng sĩ. Chichen-Itza được coi là trung tâm quyền lực của Maya, nhưng tồn tại không được dài lâu, sau khi bị vua Toltec tên là Quetzalcoatle của một bộ lạc lớn mạnh khác trên đảo Yucatan là Mayapan tấn công, tiêu diệt. Và Chichen-Itza trở thành thủ đô của Toltec, một phiên bản của thủ đô Tula. Khu Chichen-Itza tồn tại đến ngày nay không hoàn toàn theo phong cách Maya và cũng không còn thuần túy mang phong cách nghệ thuật Toltec, mà nó là một sự hỗn hợp, đan xen của mô thức văn hóa, tư tưởng của người Maya và người Toltec. Chichen-Itza từng là thủ phủ mới của người Toltec là Quetzalcoatle. Khác với xã hội Maya, thời đầu Cổ điển, Chichen-Itza không nằm dưới quyền cai trị của một vị vua hay một dòng họ. Theo Sharer và Traxler thì tổ chức chính trị của thành phố Chichen-Itza được xây dựng theo một hệ thống “Multepal”, do một hội đồng quản lý. Hội đồng này gồm các thành phần tinh túy nhất của các dòng họ cai trị.
Cancún - cái nôi  của nền văn minh Maya
Kim Tự tháp Ixmoya ở Coba.
Chichen-Itza là một trung tâm kinh tế lớn của vùng đất thấp phía Bắc Maya ở thời cực thịnh của nó. Tham gia vào con đường thương mại trên biển quanh bán đảo thông qua cảng tại Isla Cerritos, Chichen-Itza có thể tiếp cận các nguồn tài nguyên không có trong khu vực  từ những nơi xa xôi như miền Trung Mexico (đó là các loại đá quý) và vàng ở Nam Trung Mỹ.
Chichen-Itza được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa thế giới vào ngày 7/7/2007. Và mới đây di tích Chichen-Itza được tổ chức New Open World Copration (NOWC) chọn là 1 trong 7 kỳ quan thế giới mới.
Tulum - nằm dọc theo bờ biển phía Đông bán đảo Yucatan là một trong những thành phố cuối cùng của người Maya được xây dựng vào giữa thế kỷ XIII đến thế kỷ XV. Đó là một tòa thành bằng đá, nơi ở của hoàng gia Maya. Đến khi người Tây Ban Nha xâm chiếm Mexico, Tulum đã bị lãng quên, nhiều công trình kiến trúc đã bị đổ nát, nhưng những gì còn lại cũng đủ cho hậu thế phải nghiêng mình, ngả mũ kính phục. Tòa thành này có đủ vọng gác, ngọn hải đăng, quần thể cung điện, tu viện... Các công trình Tulum được bảo vệ bởi một bức tường đá cao khoảng 3 - 5m, chạy dọc theo bờ biển nối qua những pháo đài kiên cố với 5 cửa hẹp. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Tulum là El Castillo, đền của các bức bích họa và đền thờ của Thiên chúa. Đền của các bức họa là ngôi đền đẹp nhất, trong đó có bộ sưu tập cổ quý và một thư viện. Đền của các bức họa được sử dụng như là một đài quan sát để theo dõi sự chuyển động của mặt trời.
Ngoài ra, ở Cancún còn có Coba - một thành phố cổ xưa của người Maya với nhiều kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau, trong đó kim tự tháp Ixmoya thuộc nhóm Nohoch Mul cao nhất trên bán đảo Yucatan là 42m, với 130 bậc, được xây trước hoặc cùng thời với kim tự tháp Ai Cập. Trong các công trình của Coba có nhiều điêu khắc đá, là những tài liệu nói về cuộc sống, những nghi lễ và những sự kiện quan trọng qua các thời kỳ của nền văn minh Maya. Các di tích Coba trải dài trên 44 km, về phía Tây Bắc Tulum. Coba được khởi dựng vào những năm 50 TCN và đến năm 100 SCN. Coba trước đây là một đô thị sầm uất, có khoảng 50.000 dân, chiếm một diện tích trên 80km2, là đỉnh cao của nền văn minh Maya.
(0) Bình luận
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
    Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
  • Tìm về tuổi thơ với 12.000 chiếc đèn đăng và bộ tranh “Ký ức đồng dao” tại núi Bà Đen
    Lần đầu tiên đến với núi Bà Đen, du khách sẽ lạc bước vào thế giới nghệ thuật dân gian với không gian triển lãm độc đáo của 12.000 chiếc đèn đăng nghệ thuật, cùng bộ tranh “Ký ức đồng dao” của hoạ sĩ Hoàng Phong - thành viên Hiệp hội màu nước quốc tế IWWS 2015.
Đừng bỏ lỡ
Cancún - cái nôi của nền văn minh Maya
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO