Cần sự chung sức của các chi hội

Đặng Thủy| 13/03/2020 07:36

Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động của các chi hội trực thuộc, khắc phục được tình trạng “đông nhưng không mạnh”, mở rộng thành viên trong ban giám khảo, tăng cường chất lượng của các triển lãm ảnh, công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh… đó là những nội dung đã được các đại biểu tập trung bàn thảo trong cuộc họp định kỳ để triển khai kế hoạch hoạt động sáu tháng đầu năm 2020 và công tác chuẩn bị Đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội. Cuộc họp diễn ra sáng 4/3 với sự tham gi

Cần sự chung sức của các chi hội
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặng Đình An - Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phát biểu tại cuộc họp.
Đông nhưng không mạnh
Đây là một thực tế mà nhiều “người trong cuộc” đã thừa nhận khi nói về thực trạng của đội ngũ nhiếp ảnh Thủ đô trong mái nhà chung của Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Tuyết Minh – Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội cho hay Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội hiện có 14 chi hội, tuy nhiên hoạt động của các chi hội không đồng đều. Sở dĩ có thực tế này là do số lượng thành viên của các chi hội không cân đối, có chi hội lên tới hơn 40 hội viên nhưng cũng có chi hội chỉ hơn chục hội viên. Một số chi hội hoạt động tương đối mạnh và đồng đều nhưng có những chi hội hoạt động “chểnh mảng”, sơ sài, kém hiệu quả.

Trên cương vị phụ trách Hội đồng nghệ thuật, nghệ sĩ Đào Quang Minh - Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội cũng bày tỏ những băn khoăn trong công tác chấm ảnh và sáng tác ảnh. Theo ông Minh, các chi hội hoạt động mạnh ở khâu sáng tác, chủ đề sáng tác khá phong phú, nhưng đi vào thực tế vẫn tồn tài nhiều vấn đề như: thiếu sự sắc bén tinh tế, nhiều ảnh còn trùng lặp. 

Bên cạnh những vấn đề cần thống nhất như điều chỉnh số lượng thành viên trong các chi hội sao cho cân đối, tăng số lượng thành viên ban giám khảo thì việc định hướng sáng tác cho các hội viên để làm sao có được nhiều bộ ảnh đẹp cho các triển lãm cũng là những băn khoăn mà nhiều đại biểu đã đề cập trong cuộc họp.

Cần sự chung sức của các chi hội
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đức Căn chia sẻ, để có thể gây dựng phong trào trong các chi hội không phải là chuyện đơn giản mà phải “cực kỳ mềm mại”. Đây là thực tế mà ông đã trải nghiệm trên cương vị Chi hội trưởng Chi hội Nhiếp ảnh xứ Đoài. “Về việc chấm ảnh, nên tìm các nghệ sĩ có kinh nghiệm trong các chi hội chấm để thay đổi không khí. Nếu cứ để mãi những thành viên trong ban giám khảo cũ thì cái nhìn sẽ nhàm. Thêm nữa, hằng năm Hội cũng nên có bằng khen cho các chi hội và các hội viên tiêu biểu để cổ vũ phong trào sáng tác trong giới nhiếp ảnh Thủ đô” - nghệ sĩ Nguyễn Đức Căn kiến nghị.

Cũng liên quan đến công tác chấm ảnh, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Anh Tuấn - Trưởng Chi hội nhiếp ảnh báo chí cho rằng số lượng thành viên Ban giám khảo cần có từ 7 hoặc 9 người bởi càng nhiều người thì chấm càng công bằng hơn… Ngoài ra cần tăng giá trị giải thưởng của các cuộc thi ảnh, khuyến khích các tác giả tự đi sáng tác thay vì đi sáng tác tập trung bởi như thế ảnh sẽ phong phú, đa dạng hơn.

Hàng năm Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp tổ chức trung bình khoảng 4 cuộc triển lãm. Để tạo được tiếng vang từ các cuộc triển lãm này, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặng Đình An - Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội cho rằng BCH Hội, phụ trách các chi hội cần có sự định hướng các chủ đề, nội dung các chuyến đi thực tế, các cuộc triển lãm sao cho có nhiều tác phẩm có chất lượng, đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc thi và triển lãm.

“Đẩy mạnh hoạt động nghệ thuật rất cần sự chung sức của các chi hội. Thời gian tới, Ban chấp hành cần kết nối thông tin với các chi hội thường xuyên, kích hoạt bổ sung thêm hoạt động của các chi hội sao cho hoạt động chặt chẽ hiệu quả. Ban kiểm tra phải có trách nhiệm với các hội viên, nắm bắt ý kiến của các thành viên trong chi hội. Có những hội viên mới chưa quen, các đồng chí lãnh đạo phải “kích hoạt” hoạt động của các chi hội” - nghệ sĩ Đặng Đình An nhấn mạnh.

Đối với công tác lý luận phê bình, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội lưu ý các thành viên hội đồng giám khảo cần có những bài viết nhận xét, đánh giá về các tác phẩm đã được lựa chọn trao giải trong mỗi cuộc thi ảnh. Hội đồng lý luận phê bình cũng cần có đánh giá chung về các cuộc triển lãm.

Về công tác chuẩn bị cho Đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2020 -2025 của Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, nghệ sĩ Đặng Đình An lưu ý các chi hội cố gắng có đông đủ thành viên tham dự, đề cử nhân sự có khả năng ngay trong chi hội của mình vào ban chấp hành đồng thời có những đề nghị bằng văn bản những điểm cần sửa đổi…
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Cần sự chung sức của các chi hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO