Cần bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp...

Hoàng Anh (thực hiện)| 13/06/2017 10:42

Chưa bao giờ vấn đề đạo đức nhà báo lại được xã hội quan tâm nhiều như hiện nay. Vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản gửi đến hội nhà báo các tỉnh, thành trong cả nước về việc tổ chức học tập, thực hiện 10 quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Nhân đây, Người Hà Nội có cuộc trao đổi ngắn với PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập Tạp chí Người Làm Báo.

Cần bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp...

PGS. TS Nguyễn Thành Lợi

PV: Thưa PGS,TS những biểu hiện cơ bản về vi phạm đạo đức nhà báo là gì?

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi: Đạo đức nghề nghiệp người làm báo được nói rất nhiều. Chúng ta cần phải xác định vấn đề đó có những biểu hiện như thế nào và khi nào thì bị gọi là vi phạm. Theo tôi, có mấy biểu hiện sau: Đầu tiên là một bộ phận nhà báo hiện nay đang làm mập mờ ranh giới giữa báo chí và truyền thông, không hiểu rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc của báo chí. Nếu nắm rõ được điều đó sẽ tránh được những vi phạm không đáng có. Ví dụ như việc rút tít của báo điện tử hiện nay. Do muốn có nhiều người đọc thậm chí là cả nhuận bút cao, đôi khi nhà báo phải rút tít “kêu”, giật gân, gây tò mò, dẫn đến chệch chuẩn, biến dạng, sai lệch và méo mó thông tin – tít bài một đằng, nội dung một nẻo. Đấy cũng là một biểu hiện của vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà ít người không biết (hoặc có biết nhưng vẫn cố tình làm). 

Bên cạnh đó, việc tự chủ tài chính của các tờ báo đang tạo ra sân chơi, môi trường cạnh tranh trong báo chí, nâng cao chất lượng nội dung song cũng tạo ra những khó khăn cho người làm báo chân chính. Nếu viết đúng – trúng – hay thì ít người đọc. Nếu viết những vấn đề được xã hội quan tâm, nhất là những vụ việc của các doanh nghiệp thì mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt. Nhưng kiểu liên kết ấy lại có tính hai mặt, nếu không trung thực, khách quan, đưa thông tin một chiều, hoặc là có lợi cho doanh nghiệp chẳng hạn, đó cũng là vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà chúng ta không hay biết.

Ngoài ra, một số biểu hiện khác khá phổ biến đó là hiện nay trong giới báo chí xuất hiện nhà báo “salon” – chỉ ngồi nhà lấy tin bài của báo khác và xử lý mà không xin phép đối tác; việc sử dụng thông tin trên mạng xã hội mà không kiểm chứng hoặc tạo ra sự không bình đẳng về thông tin, ứng xử của nhà báo trước thông tin mạng xã hội khi “chính thống hóa” thông tin trên mạng xã hội thành bài báo; liều lượng thông tin không cân bằng, có sự kiện lại “im lặng” một cách đáng sợ hoặc có sự kiện lại thổi phồng quá mức cho phép…

PV: Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Theo ông, làm thế nào để những quy định này đi vào thực tiễn?  

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi: Vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam với nhiệm vụ là cơ quan xây dựng quy định đạo đức nghề nghiệp cũng đã có những văn bản ban hành và đã có hiệu lực. Tuy nhiên, 10 quy định đó mang tính chất khái quát chung, có tính định hướng rất rõ ràng. Do đó, để các quy định này đi vào thực tiễn thì tùy từng cơ quan báo chí cũng cần phải xây dựng bộ quy tắc riêng cho mình (quy tắc con được xây dựng dựa trên quy tắc mẹ), từ câu chuyện nhà báo tham gia mạng xã hội, liều lượng thông tin cần đưa như thế nào, với mục đích gì, khi liên kết các doanh nghiệp cần tránh những gì… để làm sao nhà báo hành nghề theo đúng luật pháp, đúng quy định. 

Bên cạnh đó, lãnh đạo tòa soạn cần quan tâm đến việc tuyển đầu vào, sàng lọc một cách nghiêm túc. Việc này rất quan trọng, quyết định rất nhiều đến chất lượng phóng viên. Nếu phóng viên chưa được đào tạo bài bản, chưa hiểu đúng bản chất của người làm báo phải vì lợi ích cộng đồng, xã hội mà chỉ vì mưu sinh cái ban đầu thì hết sức nguy hiểm. Khi tuyển được phóng viên, tòa soạn cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên hành nghề đúng tôn chỉ mục đích và tuân thủ pháp luật.

PV: Theo ông, các cơ sở đào tạo báo chí cần quan tâm đến vấn đề này như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi: Các cơ sở đào tạo báo chí đã có các môn học liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, những môn học đó chỉ là cung cấp kiến thức nền tảng cho sinh viên chứ thực tế làm nghề luôn đa dạng, phong phú. Vì vậy, theo tôi, các cơ sở đào tạo cần lắm việc dành cho sinh viên năm cuối khoảng thời gian không dài – từ 3 đến 6 tháng phải lăn lộn với các cơ quan báo chí. Thực tế, sinh viên vẫn có thời gian thực tập, kiến tập song thường không được các tòa soạn giao việc, không được va chạm nên lúc đi làm vẫn bỡ ngỡ trước công việc.

Theo tôi, mức độ vi phạm đạo đức đối với sinh viên học đúng ngành báo chí không nhiều mà xảy ra ở nhiều ngành chuyên ngành khác. Điều này cũng dễ giải thích, vì những ngành chuyên ngành khác không được đào tạo về pháp luật, đạo đức nhà báo. Cái đó cũng gây ra cái khó cho các cơ quan báo chí.

Tuy nhiên, hiện nay sinh viên báo chí học tập còn “nặng” lý thuyết, kinh viện quá, chưa bám sát hơi thở của thực tiễn đời sống báo chí. Mặt khác, một số cơ quan báo chí không mặn mà lắm việc tuyển các sinh viên báo chí mà lại để ý tuyển sinh viên chuyên về một lĩnh vực nào đó như kinh tế, môi trường, chẳng hạn…

Do đó, vấn đề đặt ra là công tác đào tạo báo chí hiện nay rất cần phải thay đổi, từ tư duy đến hiện thực. Các cơ sở đào tạo nên đặt hàng thường xuyên các nhà báo, nhà quản lý báo chí, chuyên gia đang làm việc tại các tòa soạn đến trao đổi nghề, giới thiệu cho sinh viên những kinh nghiệm hay, những vấn đề cần lưu ý, để sinh viên nắm bắt ngay những thông tin mới nhất mà thực tiễn đang đặt ra.  Những trao đổi đó sẽ giúp sinh viên báo chí bớt lúng túng, tránh sai sót, vi phạm khi bắt tay vào công việc.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!
(0) Bình luận
  • Phường Khương Đình: Tổ chức tuyên truyền công tác PCCC&CNCH trên địa bàn
    Đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật PCCC&CNCH năm 2024 đối với mô hình chính quyền 2 cấp (Không tổ chức UBND cấp huyện), Đội CC&CNCH khu vực số 13 - Phòng PC07, Công an Thành phố Hà Nội phối hợp UBND phường Khương Đình tổ chức Hội nghị triển khai Luật PCCC&CNCH và các văn bản thi hành Luật cho lãnh đạo, cán bộ chủ chốt trên địa bàn phường Khương Đình.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gần 900 tư liệu, ảnh sẽ được trưng bày tại triển lãm “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh”
    Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2568/QĐ-BVHTTDL ngày 25/7/2025 Kế hoạch tổ chức Triển lãm tư liệu Kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025) với chủ đề “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh”.
  • Mở rộng “biên độ” cho các nhà sáng tạo nội dung âm nhạc
    Cùng với điện ảnh, âm nhạc là một trong những ngành trọng tâm trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Ngày càng có nhiều sản phẩm âm nhạc mới ra đời, cùng với đó là những ồn ào về vấn đề vi phạm bản quyền ngày càng gia tăng. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề này sẽ rất khó để phát triển công nghiệp văn hóa ở lĩnh vực này, bởi vi phạm bản quyền chính là hủy hoại sự sáng tạo. Khi người tiêu dùng chưa có thói quen trả tiền cho sản phẩm văn hóa, giải trí thì bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật để bảo vệ bản quyền cần chú trọng xây dựng thị trường tiêu dùng văn hóa một cách bền vững.
  • Khơi dậy khát vọng xây dựng xã Thanh Trì thành phường giàu đẹp, văn minh, hiện đại
    Ngày 26/7, Đảng bộ xã Thanh Trì đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, với sự tham dự của 208 đại biểu chính thức đại diện cho 2.966 đảng viên thuộc 68 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ xã.
  • Phường Phú Thượng khám chữa bệnh cho 162 đối tượng chính sách dịp 27/7
    Ngày 26/7, phường Phú Thượng đã tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho 162 đối tượng chính sách trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).
  • Đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
    Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết và cần bảo đảm công bằng, thích ứng với biến động giá cả.
Đừng bỏ lỡ
Cần bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO