Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Nút thắt đã được mở?

KTĐT| 31/12/2021 08:35

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5289/QĐ-UBND triển khai thực hiện "Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (CCC) trên địa bàn TP Hà Nội". Phấn đấu đến năm 2045 hoàn thành cơ bản cải tạo, xây dựng lại CCC. Các nhiệm vụ, giải pháp, cách thức thực hiện được nêu cụ thể và có nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung so với quy định trước đây nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Cấp thiết phải thực hiện
Theo số liệu báo cáo từ Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn TP có 1.579 nhà CCC, trong đó 463/1.049 nhà do Công ty TNHH MTV Quản lý & phát triển nhà Hà Nội quản lý, đã tổ chức bán theo Nghị định số 61/CP. Các công trình CCC của Hà Nội được xây dựng trong thời gian dài từ 1960 - 1994, chiều cao từ 2 - 6 tầng, thi công chủ yếu bằng phương pháp thủ công, kết cấu tường gạch chịu lực, bê tông lắp ghép...
Sau thời gian dài sử dụng, các tòa CCC không chỉ xuống cấp, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân đang sinh sống mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Đáng chú ý, hầu hết những tòa CCC đều tập trung ở quận nội thành, nội đô lịch sử thuộc khu vực bị khống chế quy mô dân số, chiều cao công trình, trong đó: Ba Đình (211 nhà), Hoàn Kiếm (99 nhà), Đống Đa (415 nhà), Hai Bà Trung (244 nhà).
Ngoài ra, còn tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông. Trong khu CCC, xen kẽ công trình nhà ở thấp tầng (có trường hợp đã được cấp sổ đỏ), trụ sở cơ quan, văn phòng, dịch vụ thương mại, công trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế...).
Bên cạnh đó, diện tích căn hộ CCC phần lớn dưới 30m2, chỉ đáp ứng được nhu cầu cho gia đình 2 - 3 người, nay nhiều thế hệ cùng sinh sống dẫn đến tình trạng cơi nới tự phát, hư hại kết cấu công trình, hạ tầng kỹ thuật, hình thức kiến trúc cảnh quan bên ngoài bị phá vỡ.
“Xây dựng, cải tạo CCC là vấn đề được đặt ra đối với Hà Nội từ cách đây khoảng 30 năm, nhưng đến nay mới thực hiện được khoảng 1,2%. Vì vậy, đến lúc này cần phải xem là nhiệm vụ cấp thiết chứ không phải cần thiết” - TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhìn nhận.
Cả bộ máy cần phải vào cuộc
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 69/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 101/2015 về cải tạo, xây dựng lại CCC. TP Hà Nội cũng hoàn thành “Đề án xây dựng, cải tạo CCC trên địa bàn TP” và tổ chức nhiều hội nghị phản biện có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng. Trên cơ sở đó, mới đây UBND TP đã ban hành Quyết định 5289/QĐ-UBND chính thức đưa đề án và triển khai thực hiện, với mục tiêu đến năm 2045 sẽ cơ bản hoàn thành công tác xây dựng, cải tạo CCC.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, đề án xác định rõ 7 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Tổng rà soát, khảo sát, kiểm định CCC; Phê duyệt quy hoạch chi tiết; Ban hành kế hoạch cải tạo, xây dựng lại CCC; Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; Thành lập hội đồng thẩm định của UBND TP hoặc phân cấp cho UBND cấp quận, huyện thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạm cư...; Tạo lập quỹ nhà ở tạm cư; Thực hiện chính sách ưu đãi, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất...
“Tôi cho rằng, đây là giải pháp có tính “đột phá” của TP Hà Nội nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác xây dựng, cải tạo CCC. Trong đó, điểm nhấn là sử dụng nguồn ngân sách thực hiện công tác rà soát, kiểm định và cần phải sử dụng một cách hợp lý nguồn ngân sách này tránh gây thất thoát lãng phí. Theo tôi, trước hết TP cứ tập trung hoàn thành một số khu làm điểm, từ đó tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, sau đó tiếp tục nhân rộng” - ông Lê Văn Hoạt - Ủy viên Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội) cho hay.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội) Phạm Ngọc Thảo cho rằng, đề án xây dựng, cải tạo CCC của TP Hà Nội đã đáp ứng được với yêu cầu thực tế trong giai đoạn hiện nay. Nhưng Nghị định 69/2021/NĐ-CP là cơ sở pháp lý quy định chung và Hà Nội nên đề xuất vận dụng cơ chế theo đặc thù riêng để người dân dễ dàng đồng thuận hơn. Ví dụ, vấn đề hệ số quy định từ 1 - 2 lần, nhưng Hà Nội có thể vận dụng cao hơn một chút...
“Nhưng để công cuộc này được thành công thì phải có “đột phá”, đặt thành trọng tâm, trách nhiệm của người đứng đầu, HĐND TP phải đặt vấn đề này thành nội dung định kỳ trong các hoạt động của HĐND và Thường trực HĐND, UBND TP có trách nhiệm thực hiện. Cả bộ máy chính quyền phải thực sự vào cuộc, không chỉ dừng lại ở việc phối hợp với Ban Chỉ đạo” - ông Phạm Ngọc Thảo phân tích.
Một trong những nội dung được người dân quan tâm nhất liên quan đến hệ số bồi thường, giải phóng mặt bằng. Xoay quanh vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng KTS Hà Nội, TS. KTS Nguyễn Văn Hải cho biết, Nghị định 69/NĐ-CP đã cơ bản giải quyết được 2 vấn đề liên quan đến bồi thường đối với phần diện tích tầng 1 được sử dụng kinh doanh, thương mại và diện tích bồi thường thực tế căn cứ theo sổ đỏ, diện tích cơi nới.
“Tuy nhiên, vấn đề hỗ trợ phần diện tích cơi nới TP Hà Nội cũng cần quan tâm, phải xây dựng cơ chế sao cho phù hợp từ đó mới nhận được sự đồng thuận từ người dân” - TS. KTS Nguyễn Văn Hải nói.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, trên địa bàn Thủ đô còn những khu chung cư được xây dựng giai đoạn 1955 - 1960 thời kỳ đất nước bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội đang gặp nhiều khó khăn, nhưng có dấu ấn riêng về kiến trúc. Vì vậy, trong quá trình cải tạo, xây dựng lại nên có sự lựa chọn nhằm bảo tồn di sản, để cho thế hệ sau cảm nhận được công lao thế hệ trước, góp phần nâng tầm giá trị bảo tồn di sản của Hà Nội.
"Quá trình xây dựng, cải tạo CCC cần phải có chính sách cho cư dân rõ ràng, hài hòa theo hướng phần dôi ra so với diện tích tái định cư Nhà nước mua lại của doanh nghiệp và bán cho dân theo giá của người thu nhập thấp, chứ không phải giá thương mại. Khi quy hoạch, thực hiện dự án cải tạo phải công khai, người dân được thăm dò và khẳng định chắc chắn họ sẽ nhận được những gì, sau khi dự án cải tạo được hoàn thành để lấy sự đồng thuận" - KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam chia sẻ.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Nút thắt đã được mở?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO