Ca sĩ Nguyệt Ánh - phu nhân của nhạc sĩ Doãn Nho: Sức mạnh của năng lượng tình yêu
11/05/2017 17:47
Một sức mạnh dẻo dai ẩn náu trong dáng dấp mảnh mai nhỏ nhắn. Sự tự tin kiêu hãnh ngầm toát ra từ phong thái bình dị khiêm nhường. Vẻ hóm hỉnh thân thiện lấp lánh trong nụ cười và ánh mắt. Một năng lượng vô hình trú ngụ nơi người phụ nữ gần bước tới ngưỡng 80.
1. Từ lâu tôi đã có dịp đến làm việc “tại gia” với nhạc sĩ Doãn Nho, được nghe kể nhiều về người phụ nữ của đời ông, nhưng mãi sau này tôi mới được gặp bà. Hôm ấy, hiện diện bên vị đại tá “nhạc sĩ của người lính” là một phụ nữ nhỏ nhẹ, dịu dàng. Bà cũng là cựu chiến binh, thiếu tá quân đội, một “nghệ sĩ khoác áo lính”.
Sinh ra trong một gia đình công giáo Hà Nội gốc, cả bốn chị em đều có năng khiếu ca hát. Số phận có những cách sắp đặt ngẫu nhiên lạ lùng: cô út nhiều triển vọng nhất lại không theo nghề nhạc; còn ba cô chị không những lấy âm nhạc làm sự nghiệp cả đời, mà còn gắn đời mình với những nhạc sĩ nổi tiếng. Chị cả - ca sĩ Nguyệt Ánh - và chị hai - nghệ sĩ piano Thúy Nga - đã “khiến” hai nhạc sĩ Doãn Nho và Huy Thục trở thành anh em một nhà. Chị ba - ca sĩ Kim Oanh - là con dâu của nhạc sĩ Văn Ký.
Ca sĩ Nguyệt Ánh và nhạc sĩ Doãn Nho là đồng nghiệp, đồng chí, đồng đội của nhau, họ đã cùng nhau đồng hành ngót 60 năm trên đường đời. Họ còn đồng hành theo đúng nghĩa đen khi lội bộ dọc Trường Sơn vào chiến trường Tây Nguyên.
Một lần đội văn công dừng chân biểu diễn cho bộ đội, riêng ông theo đoàn vận tải vượt lên tuyến trước. Tới sông Pô Kô bất ngờ bị bom B52 rải thảm, cả đại đội vận tải không còn ai sống sót. Tin dữ được báo về đội văn công xung kích: Doãn Nho hy sinh!
Cả đội giấu bà. Bạn bè nén khóc mỗi khi bà biểu diễn ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn: “Nghe tin chúng giết anh rồi, tim tôi sục sôi…”.
Trưa ấy, bà cùng hai cô bạn đang giặt đồ dưới suối thì một cậu lính ào tới: “Anh Nho về rồi!”. Hai cô bạn ôm nhau hò reo. “Anh Nho về thì sao mà chúng mày phải cuống lên thế?”. “Vừa rồi có tin anh Nho hy sinh, đang chuẩn bị làm lễ truy điệu đấy Ánh ơi”.
Thế là bà òa khóc trong lúc bạn bè nhào tới vừa reo mừng vừa đấm lưng xoa tay ông. Thì ra tình cờ gặp bạn cũ nên ông nán lại căn hầm bên bờ sông Pô Kô để kể chuyện Hà Nội cho bạn đỡ nhớ. Và trong đại đội vượt sông đêm ấy có một người lính cũng tên Nho…
2. Trong cuộc sống vào sinh ra tử họ không tiếc nuối gì ngoài nỗi day dứt về đứa con lên năm, rồi con sẽ ra sao nếu chẳng may họ không trở về?
Và họ đã trở về, không thương tích. Thần sốt rét còn chẳng dám động tới bà. Mấy chị em cùng đội xung kích đều nhiễm chất độc da cam, có người sinh con không được lành lặn. May thay họ có thêm hai đứa con hoàn toàn mạnh khỏe. Song…
Sau 3 năm, nhạc sĩ Doãn Nho (83 tuổi), chủ nhân đầu tiên của hạng mục Bài hát của năm tại Giải Âm nhạc Cống hiến lần 8 - 2013, vẫn đang không ngừng sáng tác. Và hôm nay(19/4), đêm nhạc 'Bài ca tình yêu' của ông sẽ diễn ra lúc 20h.
Chất độc hóa học như một dấu tích chiến tranh đã lộ ra bộ mặt tàn ác của nó trong căn bệnh ung thư dạ con. Sau ca mổ, bác sĩ đoán bà không sống quá 5-6 năm. Đau đớn thể xác thật đáng sợ, nhưng chưa khủng khiếp bằng nỗi lo cho những người thân yêu khi vắng bà. Bà âm thầm chuẩn bị cho cuộc ra đi, lặng lẽ tìm kiếm trong số các cô bạn độc thân một người có thể thay bà chăm sóc ông và làm mẹ các con bà.
Một phép màu diệu kỳ đã đến. Bà được cứu sống nhờ phương pháp chữa bệnh bằng năng lượng tình thương: Dưỡng sinh tâm thể. Như một chiến hữu trung thành, ông kiên trì cùng bà chống chọi bệnh tật bằng niềm tin vào sức mạnh yêu thương. Như một chiến binh kiên cường, bà tập luyện từng ngày từng tháng để vượt qua mốc thời gian định mệnh. Và từ một người được cứu giúp, đến lượt bà lại cứu giúp người khác trong vai trò một “kênh dẫn” để năng lượng tình thương tiếp tục lan tỏa đến nhiều người.
Chẳng thuốc thang tốn kém, tất cả nhờ vào đôi bàn tay với những động tác xoa, nắn, vuốt, vỗ, đập. Đôi tay bà nhỏ bé, nổi gân, nhăn nheo vì tuổi tác nhưng ấm áp và ân cần. Với tôi, đó là đôi tay vàng!
Đến với bà, tôi được thấy hạnh phúc của người mang lại niềm vui sống cho người khác: cụ bà đau khớp bắt đầu tự đứng lên ngồi xuống đi lại bình thường, cụ ông ung thư thực quản không thể nuốt đã ăn được cháo, cô gái hoảng loạn luôn tìm cách tự tử đã tự kiểm soát được mình, anh chàng trầm cảm tìm lại được sự tĩnh tâm, bé gái có nguy cơ hỏng mắt đã lấy lại thị lực, bé trai tâm thần bất ổn đã có được giấc ngủ yên…
Đến với bà, tôi vỡ ra một điều: tâm lành, thân lành, ngôn lành có thể khơi dậy năng lượng tiềm ẩn trong mỗi con người, năng lượng sinh học ấy bảo vệ ta, giữ cho ta được an trong thân thể và bình trong tâm thể, cho ta khả năng không những tự cứu mình, mà còn giúp người, giúp cộng đồng chữa lành những tổn thương thể xác và tinh thần.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Với hơn 200 tài liệu và hiện vật, Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” giới thiệu đến công chúng những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc...
Tối 25/10, tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền - Hà Nội, NNUT Trần Nam Tước tiếp tục khiến giới yêu nghệ thuật thán phục khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mãnh liệt từ đất mẹ qua triển lãm "Nam Tước - Hồn của đất".
Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc) do Hội Nghệ sĩ trẻ quốc tế Hồng Kông (HIYA) tổ chức chính thức khai mạc vào chiều ngày 11 tháng 10 năm 2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô, sáng nay 7/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức trưng bày "Hà Nội và những cửa ô."
Chiều 25-9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long đã họp báo giới thiệu triển lãm "Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang sẽ ra mắt người yêu nghệ thuật tại Hoàng Thành Thăng Long từ ngày 5 - 15/10.
Đó là khẳng định của ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam về việc Hà Nội trở thành Thành phố Sáng tạo của UNESCO từ năm 2019, đã có nhiều hoạt động, đóng góp để thực hiện các cam kết và phát triển mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO.
Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương "chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp năm 2025".
Ngày 13/11, tại Trường THCS Phúc Xá, UBND quận Ba Đình tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới” năm 2024 và truyền thông về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại gia đình, cộng đồng.
Sáng 13/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn Gia Vĩnh (xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai) nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).
Đến với Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 – 17/11), người dân và du khách được đắm chìm trong nhiều không gian triển lãm, công trình sắp đặt nghệ thuật. Trong đó, không gian trưng bày Viglacera Aurora tại Vườn hoa 19/8 mở ra một không gian trình diễn vũ điệu của ánh sáng và màu sắc…
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 324/KH-UBND về việc Tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Với hơn 200 tài liệu và hiện vật, Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” giới thiệu đến công chúng những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc...
Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của các thí sinh từ 16 đến 35 tuổi, hiện đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội và một số thí sinh đã đạt giải cao trong các cuộc thi thanh nhạc của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch vừa ban hành Thông tư 10/2024/TT-BVHTTDL quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ; hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng; tuyên truyền lưu động; cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị.
Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
Một trong những không gian được nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, đó là Pavillion “Rồng rắn lên mây” đặt trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm).
Sau một tuần tranh tài của 12 tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình nghệ thuật: chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, múa rối, lễ bế mạc và trao giải Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 đã diễn ra tối 9-11 tại rạp Đại Nam, Hà Nội.