Nhịp sống Hà Nội

Độc đáo Pavillion “Rồng rắn lên mây” trong lòng Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội

Quỳnh Chi 08:06 11/11/2024

Một trong những không gian được nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, đó là Pavillion “Rồng rắn lên mây” đặt trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm).

thiet-ke.jpg
Phối cảnh thiết kế Pavillion “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Pavillion “Rồng rắn lên mây” do kiến trúc sư Nguyễn Công Hiệp và cộng sự đến từ CA’ Library thiết kế, như một cuộc đối thoại giữa những yếu tố đương đại với vẻ cổ kính của khuôn viên công trình kiến trúc độc đáo của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

rong-ran-len-may-4-.jpg
rong-ran-len-may-10-.jpg

Khác với các Pavilion (công trình kiến trúc độc lập, công cộng) thông thường nhằm tạo ra điểm nhấn mang tính chất định hướng không gian cho lễ hội, Pavilion “Rồng rắn lên mây” được xây dựng với mong muốn trở thành một phần của cảnh quan Bảo tàng, không tranh chấp với kiến trúc chính mà tạo ra nơi chốn để thu hút mọi người đến ngắm nhìn công trình di sản này.

rong-ran-len-may-2-.jpg

Theo kiến trúc sư Nguyễn Công Hiệp, tên gọi “Rồng rắn lên mây” xuất phát từ hình thái uốn lượn của công trình, là một sự liên tưởng tới trò chơi dân gian có vẻ ít nhiều đã bị lãng quên ở hiện tại. Bằng cách thiết kế và đặt tên này, các nghệ sĩ sáng tạo vừa mong muốn đem đến một sự uyển chuyển hài hòa về không gian, vừa mong muốn khơi gợi sự thích thú vui chơi và tìm tòi của những thế hệ trẻ, từ đó liên kết với công trình di sản và kho tàng lịch sử đang được lưu trữ và trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

rong-ran-len-may-12-.jpg

Xen kẽ trong không gian Rồng Rắn lên mây là các tác phẩm sắp đặt “Tỷ lệ có phải là vấn đề?” trưng bày các mô hình công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở các tỷ lệ khác nhau từ 1:20000 tới 1:75 và bằng các chất liệu khác nhau.

Pavillion “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mở cửa tự do để du khách đến tham quan, trải nghiệm. Thời gian mở cửa Pavillion từ 8 giờ 30 đến 17 giờ 30 theo thời gian tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội ( ngày 9 - 17/11).

rong-ran-len-may-11-.jpg
rong-ran-len-may-9-.jpg

Du khách đến với Pavillion “Rồng rắn lên mây” có thể nhìn ngắm và khám phá dáng vẻ của công trình từ nhiều góc độ để hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử và phong cách kiến trúc của Bảo tàng. Bên cạnh đó, hầu hết các vật liệu xây Pavilion được tái sử dụng các tấm inox gương từ Pavilion tên là “Bến chờ” ở Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023. Việc tái sử dụng các vật liệu cũng nằm trong ý tưởng của các KTS là chuyển tải xu hướng sáng tạo tái tạo trong tương lai.

rong-ran-len-may-6-.jpg
rong-ran-len-may-3-.jpg
rong-ran-len-may-1-.jpg
rong-ran-len-may-5-.jpg
Pavilion “Rồng rắn lên mây” kết hợp với triển lãm các bảo tàng thu nhỏ, các trò chơi sáng tạo, triển lãm tranh màu nước...đã và đang được nhiều du khách lựa chọn là điểm đến của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.

“Rồng rắn lên mây” được đánh già và kỳ vọng sẽ trở thành không gian, một địa điểm vừa vui chơi, vừa khám phá và nhìn ngắm lịch sử phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ, trong đó có các em nhỏ.

Thông qua đó tiếp tục khẳng định nỗ lực, các sáng kiến, sáng tạo của cộng đồng sáng tạo Thủ đô Hà Nội nói riêng trong việc thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, sự tiến bộ của Thành phố trong việc hiện thực hóa Hà Nội trở thành Thành phố Sáng tạo của Việt Nam và là trung tâm sáng tạo của khu vực./.

Bài liên quan
  • Khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Tối 9/11, tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo Pavillion “Rồng rắn lên mây” trong lòng Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO