Chuyển động Hà Nội


Khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

Đình Thế 10/11/2024 06:28

Tối 9/11, tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.

Dự lễ khai mạc có: Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ; Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội Bùi Hoài Sơn; Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương.

khai-mac-le-hoi-thiet-ke-sang-tao-2024-20241109215843.jpg
Các đại biểu tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.

Về đại biểu quốc tế có bà Pauline Tamasis - Trưởng đoàn Đại diện Liên hiệp quốc tại Việt Nam; ông Jonathan Baker - Trưởng đại điện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, các đại sứ, tổ chức quốc tế.

Đại biểu Thành phố Hà Nội tham dự gồm: Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Phạm Qúi Tiên; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà; Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường; Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Phan Đăng Sơn cùng các nhà khoa học, các nhà sáng tạo và toàn thể nhân dân, du khách.

Thủ đô Hà Nội thành phố của sự sáng tạo

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, Thủ đô Hà Nội vừa tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Thành phố được UNESCO công nhận “Thành phố vì hòa bình”, 5 năm “Thành phố sáng tạo”. Thành phố đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhằm ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam và của quân và dân Hà Nội, nêu cao ý chí, quyết tâm phát huy mọi nguồn lực, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; thành phố kết nối toàn cầu.

e3e5719bd8d0638e3ac1.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu khai mạc.

Các hoạt động đã được tổ chức hướng về người dân, lan toả nguồn lực sáng tạo đến từ cộng đồng, do chính các Nghệ nhân, Nhân dân, tham gia và trình diễn thu hút được đông đảo và nhận được sự ủng hộ tham gia của các bạn bè quốc tế.

Sau gần 5 năm trở thành thành viên “Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO”, Hà Nội có đã nhiều hoạt động cụ thể hóa những cam kết xây dựng “Thành phố sáng tạo”, từng bước khẳng định vị thế của một trong những thành phố, Thủ đô năng động sáng tạo của châu Á. Thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động thiết kế sáng tạo, kết nối cơ hội hợp tác giữa các thành phố cùng mạng lưới.

Thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động thiết kế sáng tạo, kết nối cơ hội hợp tác giữa các thành phố cùng Mạng lưới. Đặc biệt trong năm 2024, Thành phố đã thành lập Hội đồng chuyên gia tư vấn, xây dựng các không gian hoạt động sáng tạo.., xây dựng tiêu chí và các không gian hoạt động sáng tạo.

Thành phố cũng chuẩn bị các điều kiện ra mắt Trung tâm điều phối hoạt động sáng tạo Hà Nội nhằm kết nối các đơn vị tổ chức cá nhân, chuyên gia, nghệ sỹ, nhóm cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo; thu hút kết nối các nguồn lực sáng tạo ở địa phương và quốc tế; giới thiệu, chia sẻ, hỗ trợ triển khai thí điểm các ý tưởng mới, bước đầu hình thành trung tâm ươm mầm tài năng trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, hoạt động thiết kế sáng tạo đỉnh cao là tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội thường niên hàng năm", Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.

e17935079c4c27127e5d.jpg
Trưởng đại diện Văn phòng Unesco tại Việt Nam Jonathan Wallace Baker phát biểu.

Đánh giá nỗ lực của thành phố Hà Nội trong việc xây dựng thương hiệu “Thành phố sáng tạo”, Trưởng đại diện Văn phòng Unesco tại Việt Nam Jonathan Wallace Baker cho rằng, những năm qua Hà nội đóng vai trò quan trọng trong hợp tác giữa Việt Nam và Unesco. Cách đây 5 năm, Hà Nội đã tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của Unesco như một minh chứng cho khả năng và sức sáng tạo của Hà Nội.

Ông Jonathan Wallace Baker đánh giá cao nỗ lực của Hà Nội trong việc tổ chức các hoạt động sáng tạo tôn vinh di sản văn hoá cũng như cộng đồng sáng tạo trẻ tại Việt Nam. Việc tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo là một trong nhiều hoạt động sáng tạo đa dạng của Hà Nội, ví dụ điển hình cho sự tiến bộ của thành phố trong việc hiện thực hoá việc Hà Nội trở thành thành phố sáng tạo của Việt Nam và là trung tâm sáng tạo của khu vực.

Thông qua quan hệ hợp tác công tư toàn diện nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo đầy năng động, thành phố đã chứng minh văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách huy động sức mạnh của năng lượng trẻ cho sự đổi mới và tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơn cho tất cả người dân.

87b9445ace11754f2c00.jpg
Các đại biểu ấn nút khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024.

"Lễ hội năm nay là cơ hội đưa những công trình kiến ​​trúc nổi bật gắn liền với lịch sử Hà Nội đến gần hơn với cuộc sống của người dân. Theo đó, Nhà khách Chính phủ sẽ lần đầu tiên mở cửa đón du khách và các tour tham quan cũng sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cung Thiếu nhi và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tôi khuyến khích bạn hãy tận dụng cơ hội tuyệt vời này để khám phá những viên ngọc quý của Hà Nội trong tất cả sự lộng lẫy của mình", ông Jonathan Baker nói.

Nhiều hoạt động đa dạng sáng tạo

Tiếp nối thành công kể từ năm 2021, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 được tổ chức từ ngày 9 - 17/11.

Chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ được hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, xuất bản...

277916c5088eb3d0ea9f.jpg
Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại lễ khai mạc.

“Giao lộ sáng tạo” không chỉ có một tuyến trải nghiệm về Kinh tế sáng tạo cho Thành phố trong tương lai, mà còn là nơi thể hiện tiềm năng sáng tạo của Thành phố, góp phần cộng hưởng, kết nối và đánh thức tinh thần sáng tạo của các thế hệ người Hà Nội.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 còn là nơi để hơn 500 đơn vị, nhà sáng tạo, kiến trúc sư, nghệ nhân, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực thiết kế thăng hoa trong cảm xúc, thể hiện những ý tưởng sáng tạo thông qua tư duy và hành động đổi mới đem tới lợi ích trực tiếp cho cộng đồng dân cư.

Người dân và du khách được trải nghiệm các không gian sáng tạo từ Quảng trường Cách mạng Tháng Tám kết nối trục phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông; trục dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền gồm các công trình kiến trúc nổi bật như Cung Thiếu nhi, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tự Nhiên và các không gian văn hóa hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn.

Ngoài ra, lễ hội có 3 công trình biểu tượng (Pavilion) “Hành lang thơ ngây” tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Các công trình biểu tượng được sắp đặt ở vị trí tương tác với di sản. Thông qua đó, các nhà sáng tạo muốn viết tiếp câu chuyện sáng tạo kết nối với quá khứ, nhằm tạo ra thể thống nhất giữa truyền thống và hiện đại.

1602354a34018f5fd610.jpg
Biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại lễ khai mạc.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, người dân và du khách sẽ được tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động ở nhiều địa điểm khác nhau.

Tại Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ diễn ra hơn 40 hoạt động trưng bày, giới thiệu, chiếu phim, sắp đặt kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn.

Tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Tổng hợp cũ) trưng bày tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương” với hơn 20 tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo.

Ngoài ra, người dân và du khách sẽ được thưởng thức các hoạt động triển lãm, biểu diễn nghệ thuật đường phố, diễu hành áo dài trên các tuyến phố Tràng Tiền, nhà triển lãm (số 45 Tràng Tiền); xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại Rạp Công nhân…

Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra hơn 20 hội thảo, tọa đàm về các lĩnh vực: thiết kế, nghệ thuật, điện ảnh, nhiếp ảnh, thời trang, công nghệ, xuất bản và các lĩnh vực khác. Đặc biệt, tại lễ hội lần này, các đơn vị lữ hành tham gia xây dựng tour du lịch văn hóa kết hợp trong các hoạt động của lễ hội nhằm đưa du khách đến gần hơn với di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo của Hà Nội.

a356c07ac1317a6f2320.jpg
Những tiết mục nghệ thuật đầy sáng tạo để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả.

Lần đầu tiên, du khách được tham quan các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội như: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Bắc Bộ phủ - Đại học Tổng hợp…

Cùng thời điểm này, tại 30 quận, huyện, thị xã của thành phố cũng có các hoạt động hưởng ứng lễ hội, kết nối sự sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO