Đời sống văn hóa

Hà Nội hái nhiều “quả ngọt” với Lễ hội Thiết kế Sáng tạo

Trung Kiên 08/11/2024 11:32

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đã và đang đóng góp vào việc thay đổi diện mạo của Thủ đô, không chỉ về hình ảnh thương hiệu của Thành phố mà còn đem lại những tác động cụ thể về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 2019, Hà Nội gia nhập mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực thiết kế. Trên bước đường chứng tỏ và khai mở tối đa tiềm năng phát triển trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, Lễ hội đến nay là một minh chứng mạnh mẽ cho ngành công nghiệp văn hóa của thành phố ở thời kỳ mới, giúp thay đổi diện mạo Thủ đô Hà Nội, thay đổi nhận thức của người dân, đồng thời giữ vị thế là thành phố tiên phong sáng tạo của cả nước.

Những "quả ngọt" từ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo

Qua 3 mùa, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đều lựa chọn địa điểm tổ tổ chức tại những không gian di sản đặc biệt của Hà Nội, qua đó “đánh thức” những di sản của thành phố. Đóng góp ngay trước mắt có thể nhìn thấy của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội là việc cải tạo không gian đô thị của thành phố.

453-202411071456401.jpg
Không gian 22 Hàng Buồm trong Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo 2021 - tiền thân Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội.

Lễ hội đã tận dụng nhiều không gian di sản thú vị còn “ẩn giấu” và biến chúng thành những điểm nhấn thu hút đông đảo người dân, như Trung tâm văn hóa 22 Hàng Buồm, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Tháp nước Hàng Đậu, tòa nhà Bắc Bộ Phủ (nay là Nhà khách Chính phủ), Trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội), Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Khởi đầu vào năm 2021, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đã mở cửa không gian sáng tạo tại 22 Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) - xưa kia đã từng là nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của người dân. Từ đó đến nay, địa chỉ 22 Hàng Buồm trở thành không gian thường xuyên được sử dụng để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật sáng tạo của thành phố.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ diễn ra từ ngày 9 - 17/11/2024, tiếp tục tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo. Khu vực chính diễn ra Lễ hội là Quảng trường Cách mạng tháng Tám, kết nối trục “Tinh hoa di sản” (phố Lý Thái Tổ – Lê Thánh Tông) và trục “Kinh tế sáng tạo” (dốc Bác Cổ – phố Tràng Tiền), gồm các công trình kiến trúc nổi bật: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ), Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ),… và vườn hoa Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn trên tuyến.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo...

Năm 2023, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội gây ấn tượng với việc cải tạo không gian di sản công nghiệp Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (quận Long Biên) trở thành một tụ điểm để ngành công nghiệp sáng tạo Thủ đô cũng như công chúng kéo về tổ chức, thưởng lãm những tác phẩm nghệ thuật, sáng tạo vô cùng đương đại, sôi động.

a7-1-.jpg
Phân Xưởng Nóng 1B Nhà máy Xe lửa Gia Lâm tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 được thiết kế thành không gian triển lãm, biểu diễn nghệ thuật; từ đó thu hút đông đảo người dân và du khách.

Bên cạnh đó, Tháp nước Hàng Đậu (quận Ba Đình) một di sản công nghiệp của Thủ đô cũng được các nghệ sĩ và kiến trúc “hô biến” trở thành không gian sáng tạo vô cùng độc đáo, thu hút hàng ngàn bạn trẻ, người dân Thủ đô cũng như du khách lần đầu xếp hàng dài ghé thăm.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 tiếp tục “chạm” đến Cung Thiếu nhi Hà Nội (quận Hoàn Kiếm), hô biến nơi đây trở thành một bảo tàng ký ức và một sân chơi sáng tạo sống động, thu hút không chỉ trẻ em mà cả các bạn trẻ, những người trưởng thành, người cao tuổi trở về với những ký ức ngây thơ, trong trẻo, hồn nhiên và thỏa sức khám phá, sáng tạo qua hàng loạt các hoạt động triển lãm, workshop…

Không gian Bắc Bộ Phủ hay Nhà khách Chính phủ (quận Hoàn Kiếm) cũng trở thành một điểm sáng trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 để công chúng Thủ đô ghé thăm, lần đầu thưởng thức di sản chưa từng được mở cửa rộng rãi này.

453-202411071456405.png
Bắc Bộ Phủ...
453-202411071456406.png
Nhà hát Lớn - những di sản sẽ lần đầu tiên mở cửa đón du khách tham quan chỉ trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.

Mở cửa những không gian di sản chưa từng được đón khách tham quan hay ít ai biết tới, Lễ hội đã chứng minh được tư duy và ý nghĩa kết nối di sản bằng nhịp cầu sáng tạo. Bằng cách lựa chọn những không gian độc đáo của thành phố và thổi vào đó chất liệu sáng tạo, nghệ thuật, khơi gợi sự quan tâm, tìm hiểu của người dân và công chúng, Lễ hội góp phần tôn vinh sự giàu có, đa dạng, phong phú và bề dày lịch sử của các di sản của Thủ đô.

Nhiều không gian tưởng chừng như ít người biết tới, chẳng mấy khi tới thăm (khu xưởng nằm sâu trong Nhà máy Xe lửa Gia Lâm) trở thành một nơi chốn truyền cảm hứng, một không gian lễ hội phục vụ công chúng, nơi diễn ra hàng loạt các hoạt động sáng tạo sôi nổi. Lễ hội mang tới những trải nghiệm mới mẻ, và góp phần làm đẹp, cải thiện đời sống tinh thần, góp thêm sân chơi nghệ thuật-sáng tạo cho người dân. Từ đó, Lễ hội góp phần giải được bài toán khó trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa giải trí cộng đồng, cũng như giải quyết phần nào vấn đề thiếu không gian sinh hoạt cộng đồng của dân cư đô thị.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu Hà Nội - “Thành phố Sáng tạo”

Thông qua các hoạt động thiết kế sáng tạo các công trình kiến trúc biểu tượng và các hoạt động triển lãm đa dạng tại các địa điểm công cộng, Lễ hội giúp nâng tầm hình ảnh cho Hà Nội, giúp Hà Nội khẳng định vị thế là một thành phố sáng tạo, năng động và có sức hút. Hơn 200.000 lượt khách tham dự tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2023 và tăng dần qua từng năm là những con số rất khả quan.

453-202411071456409.jpg
Không khí người dân Thủ đô và du khách quốc tế hào hứng tham gia các hoạt động trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội.

Cùng với sự trưởng thành qua thời gian và rất nhiều tâm huyết cũng như tài năng, Lễ hội sẽ trở thành một dịp đáng chờ mong nhất trong năm, biến Hà Nội trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, kèm theo đó là cơ hội quảng bá văn hóa, quảng bá tài năng, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm sáng tạo từ Việt Nam, và chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu của Hà Nội sáng tạo trong mắt bạn bè trong nước cũng như quốc tế.

Không chỉ cải tạo không gian, nâng cao hình ảnh của Hà Nội, Lễ hội Thiết Kế Sáng tạo còn giúp cải biến bức tranh kinh tế sáng tạo, văn hóa, và xã hội của cả thành phố. Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2023, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã bán ra 26.000 vé tàu cho khách trải nghiệm tuyến tàu di sản của Lễ hội và số lượng này, được biết, vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của du khách.

Qua các hoạt động sáng tạo sôi nổi, Lễ hội gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, thu hút các nhà tài trợ cho các dự án sáng tạo. Các sản phẩm được giới thiệu tại lễ hội có cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư và nhà tài trợ, không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế. Với khả năng kết nối và quảng bá mạnh mẽ và vị thế Thủ đô Hà Nội, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo có thể thu hút nguồn lực quốc tế, thúc đẩy các trao đổi hợp tác quốc tế.

453-2024110714564011.jpg
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 thu hút lượng lớn khách tham quan và sẵn sàng chi tiền cho các hoạt động trải nghiệm văn hóa sáng tạo.

Về đóng góp văn hóa - xã hội, các hoạt động giáo dục, tọa đàm, hội thảo của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang hiện thực hóa mục tiêu của mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO đó là phát triển bền vững và bảo tồn các không gian di sản, sinh thái của thành phố. Các hội thảo về Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng – Tầm nhìn và giải pháp năm 2023 do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Kiến trúc, UN- HABITAT và các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên tổ chức đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thiết kế sáng tạo trong cộng đồng, hướng tới hình thành các không gian xanh, an toàn, tiện ích nhằm tạo động lực phát triển bền vững.

Từ là nơi vui chơi, thưởng lãm, gặp gỡ, giao lưu, kết nối, trao đổi, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đã giúp người dân cũng như du khách hiểu rõ hơn về vai trò của thiết kế và sáng tạo trong cuộc sống, tạo nên những ký ức tập thể, đi sâu vào tâm thức cộng đồng về một hình ảnh - bản sắc Thủ đô Hà Nội sáng tạo, phát triển vững mạnh, cởi mở với quốc tế./.

Bài liên quan
  • Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Tạo sự cộng hưởng và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo
    “Nối tiếp những thành công từ các mùa Lễ hội trước, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ Sáng tạo” tiếp tục là một bứt phá, mang đến nhiều điều thú vị mới, sẽ khơi dậy hơn nữa tinh thần sáng tạo trong mỗi người, nhất là thế hệ trẻ về những sáng kiến, ý tưởng sáng tạo mới, thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo của thành phố, kết nối các giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa...”, bà Trần Thị Vân Anh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội nhấn mạnh t
(0) Bình luận
  • Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024
    Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
  • Bắc Ninh kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận
    Từ ngày 11-30/11, sẽ có nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 15 năm dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khơi dậy tình yêu lịch sử qua trải nghiệm tour di sản sáng tạo
    Qua 4 mùa tổ chức, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 - 17/11) thí điểm thêm những lựa chọn hình thức trải nghiệm theo tour di sản sáng tạo, giúp nhân dân khám phá và tiếp cận những công trình di sản theo cách vừa mới lạ vừa gần gũi hơn, từ đó khuyến khích nhân dân biến những vốn di sản tinh hoa của thành phố này thành vốn tri thức và sáng tạo của chính mình và cộng đồng.
  • Nhà giáo ưu tú 34 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người
    34 năm cống hiến bền bỉ cho sự nghiệp trồng người, danh hiệu Nhà giáo ưu tú mà Nhà nước phong tặng cho cô giáo Nguyễn Thị Bích Nga (SN 1969), Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội) ) là sự ghi nhận xứng đáng, tạo động lực để cô tiếp tục cống hiến, lan tỏa tình yêu thương tới những những mầm non tương lai của đất nước.
  • Gần 500 người diễu hành tại Ngày hội Việt phục "Bách Hoa bộ hành"
    Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, chiều 17/11, tại khu vực phố cổ trung tâm Thủ đô Hà Nội diễn ra Ngày hội Việt phục "Bách Hoa bộ hành" lần thứ tư.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội hái nhiều “quả ngọt” với Lễ hội Thiết kế Sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO