Ẩm thực

Cà phê muối Việt Nam được truyền thông Mỹ ca ngợi

Nguyễn Lâm (T/h) 09:28 02/07/2024

CNN Travel nhận định món cà phê muối Việt Nam đang trở thành xu hướng ẩm thực mới. Ở Mỹ, nhiều người cố gắng tùy chỉnh ly cà phê của họ sao cho giống thức uống này.

ca-phe-muoi-dong-chai-1170.jpg
Cà phê muối đóng chai

Theo CNN Travel, trên các trang mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều bài viết chia sẻ cách làm thế nào để gọi một loại đồ uống có nguồn gốc từ Việt Nam tại chuỗi cửa hàng cà phê lớn có xuất xứ từ Mỹ. Thứ mà những thực khách này đang mong đợi chính là cà phê muối.

Tại thành phố Huế (Việt Nam), một quán cà phê nhỏ, đơn sơ được công nhận là nơi sản sinh ra loại đồ uống phổ biến hiện nay bằng cách thêm sữa đặc có đường vào cà phê Việt Nam. Hỗn hợp này được phủ kem muối lên trên và uống nóng hoặc đá.

"Chúng tôi tạo ra món cà phê muối vào năm 2010 khi mở quán Cà phê muối đầu tiên tại số 10 phố Nguyễn Lương Bằng. Sự kết hợp giữa sữa đặc, muối, cà phê đen tạo nên hỗn hợp kem làm dịu vị đắng của cà phê và cân bằng vị ngọt của sữa đặc", hai người đồng sở hữu Hồ Thị Thanh Hương và Trần Nguyên Hữu Phong chia sẻ với CNN Travel.

Chủ quán cho biết người Huế có thói quen uống cà phê đen với đường hoặc sữa đặc, vì vậy cà phê muối được xem là thức uống kỳ lạ. Tuy nhiên, những khách hàng đầu tiên vẫn sẵn lòng uống thử và phản hồi để quán điều chỉnh, đây là điều chị Hương và anh Phong cảm thấy rất biết ơn.

Chẳng bao lâu, cà phê muối được biết đến như một thức uống đặc sản đại diện cho vùng đất cố đô và các quán cà phê khác trên khắp Việt Nam cũng bắt đầu phục vụ món đồ uống này.

1719821688-32rf1324r1fw3erf-1193-width1110height1691.jpg
Chị Hương, anh Phong trước quán cà phê muối tại số 10 đường Nguyễn Lương Bằng, TP Huế. Ảnh: CNN

Sau đại dịch Covid-19, món cà phê đặc biệt này càng trở thành một xu hướng. “Ở Huế, cà phê muối trở thành thức uống hàng ngày như cà phê đen hoặc nâu, nên xu hướng này mang lại nhiều thay đổi cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi”, chị Hương cho biết.

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất thêm muối vào cà phê. Năm ngoái, một bài báo trên Bon Appetit cho biết truyền thống này đã có từ hàng trăm năm trước ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và Siberia - nơi người ta thêm muối vào đồ uống để tăng hương vị.

Việt Nam, quốc gia chủ yếu trồng hạt càphê robusta, là nước xuất khẩu càphê lớn thứ hai thế giới sau Brazil. Theo Hội đồng Thương mại Quốc tế, xuất khẩu càphê của Việt Nam đã đạt 2,9 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 43,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Không có gì đáng ngạc nhiên khi càphê muối trở nên phổ biến tại các quán cà phê ở Huế và xuất hiện thường xuyên trong các thực đơn trên khắp Việt Nam” - CNN bình luận.

Hiện tại, cà phê muối còn được đóng chai để bán ở nhiều thành phố khác của Việt Nam.

cafe-muoi(1).jpg
Cà phê muối được bán trên đường phố Hà Nội

Chủ yếu trồng cà phê Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil. Theo Hội đồng Thương mại Quốc tế, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 2,9 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm nay, đánh dấu mức tăng 43,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cà phê lần đầu tiên được người Pháp du nhập vào Việt Nam vào khoảng những năm 1850, hiện nay cà phê cực kỳ phổ biến trên khắp đất nước. Các cửa hàng cà phê có đủ loại, từ những quầy hàng nhỏ xíu với những chiếc ghế nhựa trên vỉa hè, cho đến những quán cà phê hiện đại, sang trọng với máy rang cà phê ngay tại chỗ.

Cà phê truyền thống Việt Nam được pha bằng phin – một dụng cụ pha chế bằng kim loại, có lọc – được đặt trên cốc hoặc ấm. Nhiều người thích thêm vào một hoặc hai thìa sữa đặc có đường vào nước pha đậm đặc.

Cà phê muối chỉ là một trong số nhiều loại cà phê đặc trưng của Việt Nam có thể khiến những người chưa từng nếm thử phải ngạc nhiên. Nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là cà phê trứng. Có nguồn gốc từ Thủ đô Hà Nội, món thức uống giống như món tráng miệng này thêm một lớp lòng đỏ trứng đánh bọt với sữa đặc, sau đó cho lên phần nền là cà phê.

Tiếp theo là cà phê cốt dừa – cà phê được pha với nước cốt dừa và đá – một món ăn lạnh mang hương vị nhiệt đới. Và cuối cùng là sữa chua cà phê - Cà phê đen rưới lên sữa chua Việt Nam béo ngậy.

Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel công bố vào năm 2023, người tiêu dùng bên ngoài châu Á ngày càng quan tâm đến những trải nghiệm và hương vị cà phê mới lạ này. Khoảng 71% người tiêu dùng Gen Z được Mintel tại Mỹ phỏng vấn cho biết họ quan tâm đến việc thưởng thức đồ uống cà phê lấy cảm hứng từ Việt Nam.

Tại Mỹ, một chuỗi quán cà phê bán đồ uống Việt Nam có tên "7 Leaves Café" đã mở hơn 40 chi nhánh trên khắp cả nước sau khi mở quán cà phê đầu tiên tại California vào năm 2011. Trong khi đó, các quán cà phê độc lập của Việt Nam đang mọc lên khắp đất nước, với “Phin Ca Phe” ở Seattle và “Càphê Roasters” ở Philadelphia cung cấp các phiên bản cà phê muối. Bên kia Đại Tây Dương, ở London (Anh), những địa điểm như “Caphe House” cung cấp nhiều loại đồ uống cà phê Việt Nam trong đó có cà phê trứng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Cà phê muối Việt Nam được truyền thông Mỹ ca ngợi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO