(Bồi đắp không gian văn hóa ven sông Hồng) Bài 2:Đánh thức nguồn lực, lợi thế

kinhtedothi| 29/09/2022 09:28

Với sự ủng hộ của Nhân dân, sự hỗ trợ từ các nguồn lực quốc tế và nhất là nỗ lực mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền TP, Hà Nội đang quyết tâm hiện thực hóa quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Một trong những mục tiêu của quy hoạch là hình thành một không gian văn hóa lịch sử, với chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.

Điều này cho thấy, quy hoạch không chỉ là cách thức để hiện thực hóa giá trị của sông Hồng mà còn bồi đắp mạnh mẽ hơn nữa cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho Thủ đô.

Bài 1: Tạo dựng không gian văn hóa

Trong tâm thức người Hà Nội, sông Hồng không chỉ là dòng sông mẹ nuôi dưỡng con người, mà theo dòng chảy thời gian, sông Hồng đã tạo ra cả không gian văn hóa, bề dày lịch sử của đất nước, sự phồn thịnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Trong những năm qua, khu vực hai bên sông Hồng đã có nhiều thay đổi mới về diện mạo, trở thành không gian nghệ thuật, công cộng đa chức năng.

Tiếp nối dòng chảy ngàn năm

Đắp bồi những bờ bãi ven sông, tạo dựng những làng xóm, để rồi tạo dựng văn hóa, đó là vai trò của sông Hồng. Theo các chuyên gia, sông Hồng là nơi tiếp nhận những giao lưu văn hóa đến từ bên ngoài, chuyển tải những giá trị văn hóa đến với con người nơi châu thổ Bắc Bộ.

Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân. Ảnh: Lại Tấn
Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân. Ảnh: Lại Tấn

Theo GS Nguyễn Chí Bền: “Trong lịch sử, luồng văn hóa ngoại sinh du nhập vào Bắc Bộ đều qua cửa sông Hồng. Dòng sông Hồng là nơi chuyển tải những giá trị văn hóa đến với cư dân châu thổ Bắc Bộ từ bên ngoài. Bản thân cư dân hai bên bờ sông Hồng cũng coi dòng sông như một phương tiện chuyển tải các giá trị văn hóa.

Trải qua thời gian, dù mưa lũ hay mùa cạn, cư dân ven sông Hồng đều có một cách ứng xử phù hợp mà có thể dùng ý tưởng của GS Cao Xuân Huy khi nói về con người Việt Nam là đặc tính mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động như nước”.

Ngày nay, dòng sông Hồng không chỉ lắng đọng phù sa, tạo thành miền đất trù phú, mà còn khiến nơi đây trở thành vùng đất địa có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Chính vì vậy, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng mở ra cơ hội lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch.

Là quận trung tâm của nội đô, Hoàn Kiếm đang lập đề án nghiên cứu phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa, du lịch nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho hay, hiện nay, tại khu vực trung tâm rất thiếu không gian công cộng, nhất là các không gian văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi và thể thao, triển lãm nghệ thuật của người dân. Với lợi thế về giao thông đường sông, cảnh quan mặt nước và cây xanh, khu vực bãi giữa, bãi bồi sông Hồng là điều kiện tốt để phát triển các không gian nhằm phục vụ nhu cầu cộng đồng.

Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thuộc địa bàn phường Chương Dương và Phúc Tân, với diện tích khoảng 23ha nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân một phần (khoảng 1ha) thuộc địa phận quận Long Biên.

Thời gian qua, cùng với việc khảo sát để tiếp tục mở rộng các dự án làm sạch sông Hồng trên địa bàn nhiều dự án đã được triển khai. Nhờ đó, những khu đất bỏ hoang bị ô nhiễm bởi rác thải, nước thải ven bờ sông Hồng tưởng chừng không thể cải tạo, bỗng nhiên được hồi sinh và trở thành các không gian nghệ thuật, không gian công cộng đa chức năng.

Cách đây 2 năm, một bãi rác dài khoảng 500m nằm cạnh bờ sông Hồng, đoạn từ cầu Long Biên đến cầu Chương Dương, nằm giữa khu phố 1 và 2 thuộc phường Phúc Tân, vốn là nỗi ám ảnh của người dân nơi này, không ai muốn đặt chân tới. Nhưng tới một ngày, khu vực này bỗng trở thành không gian sáng tạo mang tên “Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân” do các họa sĩ, nhà thiết kế biến hóa, sáng tạo nên.

Trên nền bức tường được xây dựng ngăn cách giữa nhà dân và hành lang ven sông, 16 tác phẩm nghệ thuật được thiết kế với nhiều chất liệu khác nhau, kể những câu chuyện về lịch sử sông Hồng, về cuộc sống người dân vùng ven sông và về văn hóa Hà Nội. Đáng nói, hầu hết các tác phẩm đã sử dụng vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường, tạo nên những tác phẩm độc đáo, sống động.

Gần đây, một bãi đất bỏ hoang chứa đầy rác thải, nước thải ven sông Hồng thuộc phường Chương Dương, gây ô nhiễm môi trường nặng nề cho khu dân cư tổ 5, 6 cũng được cải tạo thành không gian công cộng đa chức năng phục vụ Nhân dân. Đó là thành quả sau hơn hai tháng Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống cùng bốn tổ chức khác triển khai thực hiện.

Dự án còn huy động được đông đảo các hội viên Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên phường Chương Dương triển khai. Hơn 200 tấn rác đã được dọn sạch, nước thải được xử lý trước khi đổ ra sông Hồng.

Khu vực này sau đó biến thành một không gian công cộng rộng 1.500m2 với khu vui chơi của trẻ em, vườn rừng cộng đồng, đường kết nối cộng đồng với không gian xanh. Điều quan trọng, ý thức về gìn giữ môi trường của người dân được nâng lên thông qua các buổi tập huấn về quản lý và giảm thải rác, xử lý nước thải.

Gợi mở không gian sáng tạo ven sông

Trước kia, có nhiều lý do khiến Hà Nội chưa khai thác được nhiều giá trị sông Hồng, nhưng thời điểm này (từ khi Hà Nội tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo và có quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng) cũng là lúc TP quan tâm nhiều hơn đến dòng sông. Nhiều DN, tổ chức, cá nhân ấp ủ những kế hoạch để đánh thức tiềm năng sông Hồng, trong đó có các không gian văn hóa sáng tạo.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, KTS Đoàn Kỳ Thanh chia sẻ: “Quận nghệ thuật sông Hồng” do ông ấp ủ và thiết kế ra hình hài từ nhiều năm qua, được giới kiến trúc sư, các nhà quản lý văn hóa đánh giá cao. Với diện tích 5ha, nằm ngay khu vực bãi bồi, dưới chân cầu Chương Dương, “Quận nghệ thuật sông Hồng” có thể kết nối được dễ dàng với các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội như: Hồ Hoàn Kiếm, phố cổ Hà Nội, Hồ Tây, làng nghề Bát Tràng.

Không gian này tựa một chiếc “tổ” lớn, quy tụ những người yêu mến, gắn bó và hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật. Đây cũng là nơi hội tụ, giao thoa, sản sinh ra những ý tưởng sáng tạo và cũng là không gian thưởng lãm nghệ thuật, vui chơi giải trí dành cho tất cả mọi người” - KTS Đoàn Kỳ Thanh cho hay.

Đề án “Quận nghệ thuật sông Hồng” đã đạt giải Nhất, tại hạng mục Bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc, quy hoạch truyền thống, Cuộc thi thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội hồi tháng 9/2021.
Trước đó, kiến trúc sư Việt kiều Nguyễn Nga từng đề xuất ý tưởng tôn tạo cầu Long Biên và phát triển khu vực quanh cầu tạo ra một không gian văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của Thủ đô.

Đầu những năm 2000, một DN Mỹ đề xuất TP xây dựng đô thị khoa học, tập trung sáng tạo tại khu vực bãi Tàm Xá (huyện Đông Anh), gần với khu vực chân cầu Thăng Long.

Bởi vậy, khu vực sông Hồng có thể tạo ra những không gian văn hóa sáng tạo, góp phần tạo ra nét đặc trưng riêng cho sông Hồng cũng như cho Hà Nội nói chung.

Có thể thấy, sự phát triển của các không gian sáng tạo ở khu vực sông Hồng sẽ có những đóng góp quan trọng đối với Thủ đô, làm nên diện mạo mới về văn hóa Hà Nội, để nơi đây thực sự xứng đáng với vị trí trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước, biểu tượng cho những giá trị cao đẹp của con người và đất nước Việt Nam.

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng là một đột phá có tính lịch sử của Thủ đô. Trong đó, ý tưởng phát triển bãi giữa, bãi bồi sông Hồng thành công viên văn hóa, du lịch rất đáng chú ý. Bãi giữa sông Hồng như “viên ngọc” của Thủ đô, có hình thái như một con thuyền lớn, mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến." - TS Nguyễn Viết Chức - Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long

---

"Những dự án mang yếu tố cảnh quan và cộng đồng như vậy đã làm cho không gian vốn chật hẹp, ngổn ngang của khu vực trung tâm TP được cân bằng trở lại và tìm được sức sống mới ngay trên chính những di sản không gian, di sản kiến trúc đậm tính lịch sử”." - Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn -
Giám tuyển dự án Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân

(Còn nữa)

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
(Bồi đắp không gian văn hóa ven sông Hồng) Bài 2:Đánh thức nguồn lực, lợi thế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO