Bộ trưởng nào tích cực thực hiện lời hứa sau chất vấn?

Phương Thảo/Dân trí| 15/08/2019 22:13

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng báo cáo UB Thường vụ Quốc hội về 10 lĩnh vực thuộc trách nhiệm điều hành của 10 Bộ trưởng đã từng được chất vấn tại cơ quan trong nửa đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Nhiều đầu mục công việc được các Bộ trưởng xúc tiến, triển khai…

Sáng nay, 15/8, UB Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và 15 Bộ trưởng, Trưởng ngành về tình hình thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV về chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018. Thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo về việc thực hiện lời hứa sau chất vấn của các thành viên Chính phủ thời gian qua, Bộ trưởng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng điểm lại những lĩnh vực, những vấn đề đã từng được tổ chức chất vấn trong nửa đầu nhiệm kỳ.
Bộ trưởng nào tích cực thực hiện lời hứa sau chất vấn? - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng báo cáo về việc thực hiện lời hứa sau chất vấn của các Bộ trưởng.

Khắc phục tồn tại BOT, đảm bảo quyền lựa chọn của người dân

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vương mắc trong thực hiện các công trình giao thông trọng điểm như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và các địa phương rà soát mức thu phí để điều chỉnh cho phù hợp; đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí tự động không dừng, bảo đảm cuối năm 2019 tất cả trạm thu phí sẽ thu phí không dừng theo Nghị quyết của Quốc hội.

Chính phủ yêu cầu kiên quyết không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu theo hình thức hợp đồng BOT để đảm bảo quyền lựa chọn cho người dân.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như chi phí đầu tư xây dựng được lập chưa thực sự đáp ứng được nguyên tắc tính đúng, tính đủ và phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế. Nhiều dự án đã hoàn thành nhưng thu phí không đủ (do giảm phí, chưa tăng phí theo đúng lộ trình trong hợp đồng), phá vỡ mô hình tài chính của dự án gây khó khăn cho chủ đầu tư và các bên tài trợ vốn. Một số vướng mắc chưa được sửa đổi kịp thời, đến nay có rất ít dự án BOT mới được triển khai…

Về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài (lĩnh vực phụ trách của Bộ KH-ĐT), Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện các giải pháp tăng cường thu hút và quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn vay nước ngoài hiệu quả phục vụ cho phát triển đất nước.

Kết quả, các chỉ tiêu nợ công mà Quốc hội giao, trong đó nợ Chính phủ đến cuối năm 2018 được kiểm soát ở mức 50% GDP, thấp hơn quy định trong kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020 và giảm mạnh so với mức 52,7% vào năm 2016 và 51,7% vào năm 2017.

Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài còn một số tồn tại, hạn chế như quy định pháp luật còn bất cập; tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài còn thấp so với kế hoạch; một số dự án triển khai, giải ngân chậm, chưa hiệu quả...

3 năm xử lý xong 6.000 hồ sơ chính sách tồn đọng

Bộ trưởng nào tích cực thực hiện lời hứa sau chất vấn? - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Trọn ngày hôm nay, 15/8, UB Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn với Phó Thủ tướng, 15 Bộ trưởng, Trưởng ngành.

Lĩnh vực thực hiện chính sách đối với người có công (thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ LĐ,TB&XH), báo cáo của Chính phủ cho biết, Bộ Lao động đã phối hợp với Quốc phòng, Công an và các cơ quan liên quan tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Trong 3 năm qua,  đã rà soát, xem xét và giải quyết trên 6 nghìn hồ sơ tồn đọng, đạt tỷ lệ xử lý 100%; xác nhận trên 2 nghìn liệt sỹ, trên 2.600 thương binh.

Nhiệm vụ chuyển đổi, quản lý các cơ sở cai nghiện thì vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập như công tác quản lý người nghiện chậm đổi mới; một số cơ sở cai nghiện xuống cấp; điều kiện ăn ở, sinh hoạt còn hạn chế; chất lượng dịch vụ tư vấn, trị liệu chưa cao.

Trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, Chính phủ, Thủ tướng đã đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin. Xây dựng cơ chế phối hợp về đảm bảo an toàn thông tin mạng, xác định phạm vi, trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Chủ động phát hiện và theo dõi nguồn phát tán thông tin trên mạng Internet.

Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng; thường xuyên nâng cấp, cải tiến Hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng, kịp thời phát hiện các thông tin tiêu cực, trái chiều báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Ngoài ra, tăng cường trao đổi, yêu cầu Facebook, Google hợp tác ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin sai sự thật, trái quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; chủ động thực hiện các biện pháp chống tin giả, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng trong nhận biết thông tin giả mạo, sai sự thật.

Điều chỉnh quy hoạch thiếu công khai, minh bạch

Trong lĩnh vực xây dựng, đô thị (thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng), người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh việc kiểm tra công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch đô thị, cấp phép xây dựng tại các khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng.

Chính phủ cũng nhìn nhận công tác quản lý và phát triển đô thị còn những hạn chế, bất cập. Việc di dời trụ sở các bộ, ngành ra ngoài trung tâm các đô thị lớn còn chậm; một số đồ án quy hoạch còn thiếu tính khoa học, việc điều chỉnh quy hoạch tại nhiều đô thị chưa đúng quy định, chưa bảo đảm công khai, minh bạch.

Với lĩnh vực an ninh trật tự thuộc trách nhiệm của Bộ Công an, Chính phủ đã ban hành kịp thời nhiều chủ trương, kế hoạch, mệnh lệnh, giải pháp công tác đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống phá, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện lớn của đất nước.

Bộ Công an mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp, truy nã tội phạm, tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, xâm hại trẻ em... Đồng thời, triệt phá nhiều đường dây tội phạm cờ bạc, cá độ bóng đá qua mạng Internet; điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng gian lận thi cử tại một số địa phương.

Theo báo cáo, Bộ Công an đã sơ kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng nào tích cực thực hiện lời hứa sau chất vấn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO