Bộ Giao thông: Các dự án đường sắt đô thị phải điều chỉnh vốn đầu tư

Việt Hùng (Vietnam+)| 28/03/2019 14:21

Các dự án công trình trọng điểm chậm tiến độ, đội vốn gấp 2-3 lần như dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh.

Bộ Giao thông: Các dự án đường sắt đô thị phải điều chỉnh vốn đầu tư
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư và chuẩn bị được đưa vào khai thác thương mại từ tháng 4. (Ảnh: Huy Hùng/Vietnam+)

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), hầu hết các dự án đường sắt đô thị đang thực hiện đều phải điều chỉnh lại dự án và điều chỉnh tổng mức đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội để xem xét, quyết định.

Đây là nội dung được Bộ GTVT mới đây có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng liên quan đến việc nhiều năm qua các dự án công trình trọng điểm chậm tiến độ, đội vốn gấp 2-3 lần như dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh, một số dự án đường bộ Bắc-Nam được nâng cấp mới nghiệm thu hoặc chưa nghiệm thu đã hư hỏng.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đối với các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là công trình cấp đặc biệt, có tính chất đặc thù, kỹ thuật cao, công nghệ hoàn toàn mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn trong việc kiểm soát kỹ thuật, công nghệ.

Hơn nữa, nhiều hạng mục công trình không có trong quy trình, quy phạm của Việt Nam nên phải xin thỏa thuận của các bộ, ngành để sử dụng quy trình, công nghệ đường sắt đô thị của các nước tài trợ cho dự án. 

Các quy định về hồ sơ thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị giữa Việt Nam và các nước tài trợ cũng có nhiều khác biệt, nên Bộ GTVT phải rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan làm cơ sở để triển khai thực hiện.

Mặt khác, phía Bộ GTVT cho rằng, quá trình thực hiện dự án do nhiều yếu tố khách quan nên một số hạng mục công trình đã phải điều chỉnh lại thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế, công tác giải phóng mặt bằng trong các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh rất phức tạp và thường kéo dài cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện của dự án.

“Do các nguyên nhân nêu trên nên hầu hết các dự án đường sắt đô thị hiện nay đang thực hiện đều phải điều chỉnh lại dự án và điều chỉnh tổng mức đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội để xem xét, quyết định”, văn bản trả lời của Bộ GTVT nhấn mạnh.

Đối với các dự án đang triển khai và chuẩn bị triển khai, thời gian tới, Bộ GTVT tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng công trình, tiến độ các dự án, nâng cao các giải pháp kỹ thuật-công nghệ, vật liệu và thiết bị đặc biệt là dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông và các dự án trọng điểm quốc gia khác.

Ngoài ra, Bộ GTVT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát, kiểm tra đối với các dự án, công trình trọng điểm ngành GTVT, đồng thời nâng cao công tác truyền thông, thông tin đến xã hội, người dân được biết về tình hình thực hiện dự án để có được sự đồng tình ủng hộ của người dân trong việc tham gia giám sát, phát hiện những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án để cơ quan chức năng có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo quản lý tốt tiến độ, chất lượng và giá thành công trình.

Thông qua công tác kiểm tra, kiểm định, Bộ GTVT đã phát hiện những sai phạm và có những biện pháp xử lý thích đáng, công khai trước dư luận. Cụ thể, từ năm 2015 đến nay đã kiểm điểm, phê bình 138 trường hợp do có vi phạm về tiến độ, chất lượng công trình giao thông (trong đó 64 trường hợp nhà thầu thi công; 25 trường hợp tư vấn thiết kế; 28 trường hợp tư vấn giám sát và 21 trường họp các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư/nhà đầu tư).

Cũng bắt đầu từ năm 2015, Bộ GTVT hằng năm đều công bố bảng đánh giá và xếp hạng đối với các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án căn cứ trên kết quả thực hiện năm trước đó. Kết quả đánh giá xếp hạng đánh giá đúng thực trạng của đơn vị, được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đã có tác động tích cực đến ý thức, trách nhiệm của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, đặc biệt là người đúng đầu các đơn vị trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Bộ Giao thông: Các dự án đường sắt đô thị phải điều chỉnh vốn đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO