Bộ công an và PVN vào cuộc làm rõ số tiền 3,5 tỷ đồng bị “bỏ quên” tại PVTrans

PV| 03/03/2020 17:12

Liên quan đến vụ việc phát hiện 3,5 tỉ đồng của ngân hàng Đại Dương bị "bỏ quên" trong két sắt khi sắp xếp lại chỗ làm việc tại Tổng Cty CP vận tải dầu khí (PVTrans), mới đây, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia - PVN đã vào cuộc làm rõ tố cáo các vi phạm của ông Phạm Việt Anh, Tổng giám đốc PVTrans.

Bộ công an và PVN vào cuộc làm rõ số tiền 3,5 tỷ đồng bị “bỏ quên” tại PVTrans

Làm việc với người tố cáo

Cụ thể, từ ngày 19/02/2020 đến nay Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an và PVN đã nhiều lần mời người đứng đơn tố cáo các vi phạm của ông Phạm Việt Anh- TGĐ Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí (PVTrans) đến cung cấp tài liệu. Một trong những nội dung quan trọng mà PVN và cơ quan Công an hết sức quan tâm là việc PVTrans đã lập biên bản giao nộp “vật chứng” là 3,5 tỷ đồng tiền “chăm sóc khách hàng” của ngân hàng Oseanbank.

Vụ việc này được hé lộ từ việc ngày 05/11/2019 PVTrans đã lập biên bản giao nộp 3,5 tỷ đồng về tài khoản của PVN để cơ quan này chuyển số tiền trên đến tài khoản tạm giữ của cơ quan CSĐT Bộ Công an. Cũng theo biên bản này thì trước đó, cơ quan CSĐT đã có văn bản gửi PVN xác định PVTrans nằm trong danh sách các doanh nghiệp đã nhận tiền “chăm sóc khách hàng” của ngân hàng Ocean bank.

Nội dung biên bản do chính PVTrans lập có nội dung cụ thể như sau: "Sau khi rà soát về việc có ai bỏ quên, thất lạc khoản tiền 3,5 tỷ đồng tại Ban Tài chính kế toán ngày 30/9/2019, chúng tôi đã cùng họp, thảo luận và thống nhất nội dung báo cáo tập đoàn về kết quả xác minh rõ thêm nguồn gốc số tiền này như yêu cầu của công văn số 443/ĐK/VN-PC&KTr ngày 1/11/2019 của Tập đoàn kèm theo kiến nghị việc nộp số tiền trên vào tài khoản tạm giữ của cơ quan CSĐT…Kết quả rà soát trong giai đoạn vừa qua cho thấy số tiền 3,5 tỷ đồng phát hiện tại Ban TCKT vào ngày 30/9/2019 không thuộc sở hữu của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào thuộc PVTrans, cũng không phải của cá nhân, cán bộ PVTrans nào thất lạc bỏ quên tại nơi làm việc…Liên quan đến vụ án Oceanbank, trong giai đoạn 2011-2014 rất nhiều đơn vị thành viên trong Tập đoàn Dầu khí giao dịch tiền gửi tại Oceanbank đều được ngân hàng này có chính sách chi tiền chăm sóc khách hàng và nhiều đơn vị đã nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan CSĐT theo quy định của pháp luật.

Đối với PVTrans, công văn số 5188/C03-P15 ngày 24/10/2019 của cơ quan CSĐT gửi Tập đoàn Dầu khí (PVN) đã xác định cũng là đơn vị được Oceanbank chi tiền chăm sóc khách hàng. Việc nhận tiền chăm sóc khách hàng của PVTrans nêu trên liên quan đến nguyên một cán bộ PVTrans mà thời gian quan cơ quan CSĐT vào PVTrans làm việc thì cán bộ đó do có vấn đề về sức khỏe nên thường vắng mặt tại văn phòng. Hiện cơ quan CSĐT vẫn đang tiếp tục làm rõ vụ việc nói trên.

Tổng hợp các kết quả rà soát tại chỗ và các thông tin có liên quan nêu trên, PVTrans có cơ sở xác nhận 3,5 tỷ đồng phát hiện tại Ban TCKT ngày 30/9 chính là số tiền hỗ trợ khách hàng của Oceanbank đối với PVTrans mà cá nhân nêu trên đã nhận nhưng vẫn để nguyên chưa sử dụng.

Đối với việc này, trong suốt thời gian trước đó, người này không báo cáo cho lãnh đạo PVTrans để đơn vị biết kịp thời báo cáo và nộp khắc phục theo hướng dẫn của cơ quan CSĐT. Vì vậy, nay căn cứ theo hướng dẫn của cơ quan CSĐT, số tiền này cần được chủ động nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan CSĐT…

Được biết, trước đó một số đơn vị thành viên của PVN cũng với hành vi tương tự đã bị Cơ quan CSĐT (CO3) Bộ Công an và Viện KSND tối cao đã khởi tố, bắt giam do có hành vi vi phạm pháp luật, thỏa thuận, móc ngoặc với lãnh đạo OceanBank trong việc đưa, nhận tiền và để ngoài sổ sách kế toán nhằm chiếm đoạt tiền của OceanBank.

TGĐ PVTrans kê khai tài sản không trung thực?

Gia đình TGĐ PVTrans Phạm Việt Anh được cho là sở hữu khối tài sản trị giá cả trăm tỷ đồng nhưng phần “kê khai tài sản” thì ông Phạm Việt Anh lại không trung thực khi khai tụt giá trị tài sản, thậm chí còn “quên”  không đưa nhiều tài sản là bất động sản vào bản kê khai.

Đầu tiên, phải kể đến là căn biệt thư xa hoa có giá trên thị trường hiện nay là trên 60 tỷ đồng. Đó là biệt thự số 49 Hưng Thái 2- R2 đường Nội khu (quận 7, Tp HCM) được vợ chồng TGĐ PVTrans mua năm 2015. Căn biệt thư này rộng tới 467m2 và đây là nơi ăn ở chính của TGĐ PVTrans Phạm Việt Anh. 

Trong “Bản kê khai tài sản, thu nhập” các năm 2016, 2017, 2018 gửi tổ chức nơi ông Phạm Việt Anh công tác, ông Phạm Việt Anh khai mua căn biệt thự trên với giá 10 tỷ đồng. Thế nhưng tại Hợp đồng mua bán căn biệt thự này lại thể hiện việc ông Phạm Việt Anh mua căn biệt thự với giá 27,3 tỷ đồng (thời điểm 2015). Vì sao TGĐ Phạm Việt Anh lại phải khai thụt số tiền mua căn biệt thự nêu trên?

Gia đình TGĐ Phạm Việt Anh còn tiếp tục sở hữu căn biệt thự số 83 Hưng Thái 2 , Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh rộng 240m2. Giá thị trường căn biệt thự này hiện nay cũng trên 30 tỷ đồng.

Ngoài ra, gia đình ông Phạm Việt Anh còn được biết đến là chủ sở hữu mảnh đất 480m2 tại phường An Phú (quận 2, Tp HCM). Trên thị trường bất động sản Tp HCM, mảnh đất tương tự như thửa đất mà gia đình ông Phạm Việt Anh sở hữu được rao bán với giá gần 100 tỷ đồng.

Ngoài ra, gia đình ông Phạm Việt Anh còn sở hữu một loạt bất động sản giá trị khác như: Căn nhà số 04 phố Kha Vạn Cân, Tp Vũng tàu rộng 132m2, căn nhà mặt phố số 35D, đường 30/4 Tp Vũng Tàu, căn hộ chung cư cao cấp Grandview Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP HCM)…

Tại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND Tp Vũng tàu cấp  cho gia đình Ông Phạm Việt Anh căn nhà số 37E, phố Huyền Trân Công chúa, Tp Vũng Tàu. Căn nhà mặt phố này rộng trên 100m2 và cũng nằm ở vị trí đắc địa của Tp Vũng Tàu. Tại các bản kê khai tài sản, thu nhập trong nhiều năm ông Phạm Việt Anh đã “quên” không kê khai tài sản, báo cáo tổ chức theo quy định.

Không chỉ vợ chồng ông Phạm Việt Anh sở hữu khối tài sản khủng mà vài năm gần đây bố mẹ đẻ ông Phạm Việt Anh là ông Phạm Khắc Hảo (sinh năm 1942) và bà Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1945) là cán bộ Tổng cục bưu điện nghỉ hưu đã lâu cũng đứng tên một loạt biệt thự xa hoa tại quận 7, Tp HCM như sau: biệt thự số 10 đường G (khu Mỹ Phú 2 - S10 - 1), khu phố 6, P.Tân Phong, Q.7, Tp. HCM; Biệt thự số 23 đường Mỹ Giang 2B, KP. Mỹ Giang 2, quận 7, Tp HCM; Căn hộ số 5.10 Lô A, chung cư cao cấp 91 Nguyễn Hữu Cảnh (The Manor), P.22, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM…

Tại khoản 2, Điều 33 Luật phòng chống tham nhũng nêu “Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập” như sau: Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập

Ngoài ra, TGĐ PVTrans còn bị tố cáo là bổ nhiệm nhiều người thân vào quản lý các vị trí chủ chốt của PVTrans như sau: ông Phạm Tuấn Anh (em ruột TGĐ PVTrans Phạm Việt Anh) đang là phó GĐ phụ trách PVTrans Hà Nội, bà Mai Thị Hoài Hương (em vợ  củaTGĐ PVTrans Phạm Việt Anh) đang giữ chức Giám đốc PVTrans OFS…

PVTrans là một Tổng công ty có 51% vốn nhà nước và được hưởng lợi rất lớn từ sự hỗ trợ dịch vụ , hỗ trợ giá cước từ Tập đoàn Dầu khí Việt nam, từ các đơn vị thành viên của Tập đoàn ( như Tổng Cty : PVEP, BRS, PVOIL, PVGAS…  

Tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề xảy ra tại PVTrans, phóng viên đã liên hệ với ông Trần Sỹ Thanh- chủ tịch HĐTV PVN nhưng chưa nhận được sự phản hồi.


(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Ươm mầm” đảng viên trẻ góp phần tạo những tấm gương sáng cổ vũ phong trào thanh niên
    Nhân dịp kỉ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Trường THPT Đông Đô (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho 02 học sinh ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
  • Hà Nội yêu cầu làm rõ nguyên nhân cầu Vĩnh Tuy 2 bị ngập nước
    Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản số 2795/SGTVT-KHTC yêu cầu các đơn vị kiểm tra xác định nguyên nhân và có xử lý kịp thời các tồn tại liên quan đến việc thoát nước mặt cầu Vĩnh Tuy 2 thuộc dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2.
Đừng bỏ lỡ
Bộ công an và PVN vào cuộc làm rõ số tiền 3,5 tỷ đồng bị “bỏ quên” tại PVTrans
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO