Bị nói ‘không biết xấu hổ’ ở Cannes 2017 người mẫu Hoa ngữ mạnh miệng phản pháo

Daniel Ryan| 18/05/2017 17:22

Liên Hoan Phim Cannes 2017 đang diễn ra tại Pháp, ngày 17/5 là ngày đầu tiên khai mạc Liên hoan phim các sao Hoa ngữ đã nhanh chóng trình diễn trên thảm đỏ, nhưng có một số người mẫu bị nhận xét là không tên tuổi mà cũng dám xuất hiện tại sự kiện đình đám này.

Trong số những sao hoa ngữ bị chê trách tại thảm đỏ Cannes, nổi bật nhất là cô người mẫu Xu Dabao, giới truyền thông Trung Quốc thậm chí là trang thông tin chính thức sina cũng không hề có thông tin gì về nữ người mẫu này, họ gọi cô là nữ người mẫu vô danh.
nguoi-mau-vo-danh-len-tieng-phan-phao-tai-cannes
Xu Dabao nữ người mẫu bị cho là vô danh mà lại xuất hiện tại thảm đỏ.(Ảnh sina)
Đứng trước sự phẫn nộ của cộng đồng người hâm mộ nền giải trí nước nhà, người mẫu Xu Dabao mạnh mẽ lên tiếng phân trần đăng tải lên trang cá nhân của mình hai lần. Lần đầu tiên, cô chứng minh mình được ban tổ chức mời đến tham dự Cannes là có thật, cô không phải người vô duyên tới mức tự ý đến Cannes để mua sự nổi tiếng, ảnh chiếc vé mời chính là chỗ ngồi vinh dự của người đẹp tại Cannes 2017.

nguoi-mau-vo-danh-len-tieng-phan-phao-tai-cannes
Đứng trước tin đồn vô danh nữ người mẫu đăng tải hình ảnh chiếc vé cùng lời giải thích. (Ảnh sina)
Cô nói rằng ý tưởng về bộ trang phục này là do cô tự nghĩ ra ‘Mục đích khi thiết kế bộ trang phục này là tôi muốn đem hình ảnh đất nước Trung Quốc của mình ra thế giới, đây là thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào của tôi, hi vọng mọi người tôn trọng, là người được vinh dự đến với Cannes tôi trân trọng từng giây phút ở đây, tôi sẽ mang hình ảnh Trung Quốc đến với bạn bè quốc tế. Diện bộ trang phục quốc kỳ bước trên thảm đỏ vừa bước đi trong đầu tôi vừa ngân vang bài hát Quốc ca, quả thực như vậy vô cùng tự hào’.

nguoi-mau-vo-danh-len-tieng-phan-phao-tai-cannes
Nữ người mẫu cho biết cô tự hào khi đem hình ảnh quốc gia quảng bá trên thảm đỏ thế giới. (Ảnh sina)
Bị dư luận chỉ trích nặng nề khi diện chiếc váy mang hình quốc kỳ, cô người mẫu cũng lên tiếng phân trần ‘Đây là chiếc váy mà tôi tự thiết kế, chứ không như lời người khác nói tôi mặc quốc kỳ lên người, tôi không có ý xúc phạm quốc gia nhưng nó là một thiết kế nên có sự cách tân thay đổi, các bạn thử nghĩ xem xuất hiện trước một khu vực toàn mặc những đồ châu Âu, châu Mỹ, xuất hiện chiếc váy đỏ hình Trung Quốc, chẳng phải tốt hơn sao?’

nguoi-mau-vo-danh-len-tieng-phan-phao-tai-cannes
Ít gây được ấn tượng tại Cannes nữ người mẫu lầm lùi đi về trong câm lặng. (Ảnh sina)
Đoạn kết nữ người mẫu trên bày tỏ mong muốn được mọi người bỏ qua ‘Những hành động ngày hôm nay của tôi chỉ là muốn đem hình ảnh quốc gia đến với thế giới, tôi hi vọng mọi người sẽ có suy nghĩ thoáng hơn, đừng nhìn vào những mặt tiêu cực hãy nhìn vào mặt tích cực mà tôi đã làm được’.

Hiện diện trên thảm đỏ Cannes ngày đầu tiên nữ người mẫu Xu Dabao diện bộ váy lấy ý tưởng của quốc kì Trung Quốc với mong muốn mang hình ảnh quốc gia quảng cáo trên thảm đỏ quốc tế ở sự kiện đình đám nhất thê giới. Việc làm thì tốt nhưng cách thể hiện của cô người mẫu trên gặp phải chỉ trích rất lớn đến từ phía dư luận.
nguoi-mau-vo-danh-len-tieng-phan-phao-tai-cannes
Ngoài cô người mẫu vô danh thì nữ diễn viên vô danh này cũng xuất hiện khiến cộng đồng Trung Quốc phẫn nộ được biết cô này từng đóng phim cấp 3.
Trên trang thông tin sina có dẫn lời ‘Không biết xấu hổ khi xuất hiện trên thảm đỏ Cannes hay sao?’ một người mẫu không tên tuổi, xuất hiện ở đây với vai trò và mục đích gì? Cộng đồng mạng Trung Quốc còn kịch liệt phản đối rằng ‘Không hiểu cô ta quảng bá hình ảnh quốc gia, hay sự lố lăng tại sự kiện quốc tế nữa’.

Không chỉ ngoài danh tính không có sự nổi tiếng, bộ váy của cô người mẫu trên cũng gặp phải sự chỉ trích, mang tiếng diện trang phục in hình quốc kỳ quốc gia mà cô gái để tà váy dài của mình lẹt quẹt dưới đất. Màu váy là màu đỏ, chiếc váy được thiết kế theo phong cách hiện đại có tà trải dài dưới nền đất, nữ người mẫu vô tình bị chỉ trích khi cô đi trên thảm đỏ, cộng đồng mạng Trung Quốc cho rằng cô ta đang cố bôi nhọ hình ảnh quốc gia thay vì quảng bá hình ảnh nó.
(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bị nói ‘không biết xấu hổ’ ở Cannes 2017 người mẫu Hoa ngữ mạnh miệng phản pháo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO