36 phố phường

Bí mật về ngôi nhà số 44 phố Hàng Bè

Ngân Hà (t/h) 19:21 16/05/2023

Nằm giữa phố cổ Hà Nội, nhìn bề ngoài, ít ai có thể biết căn biệt thự thời Pháp tại số 44 phố Hàng Bè (phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) từng là điểm trường tiểu học, vừa là nơi nhiều hộ dân sinh sống.

Sau những câu chuyện quá khứ của chủ nhân ngôi nhà từng là người giàu nhất nhì Hà thành đầu thế kỷ XX, đám cưới cô tiểu thư khuê các nhà số 44 phố Hàng Bè to nhất phố những năm 30 của thế kỷ trước, khách tới thăm hẳn sẽ khó lý giải khi tiếp cận lịch sử ngôi nhà giai đoạn vừa là trường học, vừa là nơi chủ nhân - cô tiểu thư khuê các sinh sống. Đầu chiếc cổng vào mô phỏng cổng làng giữa phố Hàng Bè sầm uất một thời gian dài treo biển Trường Tiểu học Bắc Sơn.

biet-thu-phap-gan-tram-tuoi-cua-chu-thau-xay-dung-nuc-tieng-mot-thoidocx-1588840489091.jpeg
Cổng và lối vào căn biệt thự.

Chứng nhân về Trường Tiểu học Bắc Sơn hôm nay đã mai một nhiều vì lớp học sinh cũng đã sống gần trọn nửa thế kỷ trước khi ngôi trường xóa tên trên cả công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google để hòa tan dưới cái tên mới.

Bà Chu Bích Ngọc, hiện là cán bộ văn hóa phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai nhớ lại: "Thế hệ 7X như mình bắt đầu theo học tại số 44 phố Hàng Bè. Hồi đó lớp học được bố trí tại tầng 1, dãy bên trái từ ngoài nhìn vào. Hằng ngày lũ trẻ ê a học bài trong khoảng không gian cổ kính, tĩnh mặc líu lo chim hót, tầng 2 là nơi gia chủ vẫn sinh sống. Cho đến sau này, trường nhập vào Trường Tiểu học Nguyễn Du - Trưng Vương, ký ức những thế hệ cũ đã lên ông, lên bà vẫn nhớ về cái tên Bắc Sơn đầy kỷ niệm".

Giai đoạn này cũng được chủ nhân ngôi nhà số 44 phố Hàng Bè bây giờ là bà Lê Thị Thủy (sinh năm 1955) hậu duệ đời thứ ba bên ngoại của chủ nhân ngôi biệt thự kể lại tường tận. Cách đây 60 năm, chính bà Thủy cũng từng theo học ngôi trường này. Căn biệt thự được xây dựng vào năm 1926. Chủ nhân đầu tiên là cụ Trương Trọng Vọng và cụ Nguyễn Thị Sửu, thương gia giàu nức tiếng phố cổ Hà Nội đầu thế kỷ XX, cũng là ông bà ngoại của bà Thủy. Vào những năm 1960 của thế kỷ trước, mẹ của bà Thủy là cụ Trương Thị Mô (1924-2020) hiến một phần căn biệt thự cho Nhà nước để làm lớp học. Đến tận những năm 2000, lớp học trong căn biệt thự rộng trên 800m2 vẫn được duy trì. Biết bao thế hệ đã có tuổi học trò tươi đẹp ở ngôi biệt thự này.

Trong mắt bạn bè cùng thời, mặc dù nếp nhà không còn như xưa, nhưng bà Thủy vẫn được coi là tiểu thư đài các bởi được sống trong căn biệt thự rộng lớn, có người giúp việc chăm lo mọi thứ. 

nha-xua.jpg
Bà Lê Thị Thủy xem lại những bức ảnh kỷ niệm tại nhà số 44 phố Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm).

“Công trình được thiết kế bởi một kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp, với đội nhân công lên tới gần 100 người từ các tỉnh gần Hà Nội xây miệt mài trong gần một năm. Điểm nhấn trong căn biệt thự này chính là 4 cột đá nguyên khối, được chạm khắc tinh xảo các họa tiết đào - cúc - trúc - mai nhằm mang lại may mắn, giàu sang và ấm no cho gia chủ… Đó là những gì mà mọi người có thể quan sát từ bên ngoài. “Nhưng điều mà mọi người không dễ biết là hệ thống nội thất bên trong đã vượt thời gian… Những tủ quần áo, bàn kệ và hệ thống gạch men trang trí bằng đúng tuổi của ngôi nhà khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi lối thiết kế hiện đại, tiện nghi” - bà Thủy chia sẻ.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, hiện tại gia đình bà Thủy chỉ quản lý phần diện tích hơn 200m2. Phần diện tích này vẫn được gia đình giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Trong khuôn viên ngôi nhà dấu ấn về ngôi trường vẫn còn nguyên những khẩu hiệu “Rèn đức luyện tài” như nhắc mãi câu chuyện đẹp về những chủ nhân sống hiếu đễ, sẵn sàng sẻ chia khó khăn với cộng đồng.

biet-thu-so-44-hang-be-hoan-kiem-ha-noi-anh-lai-tan.jpg
Khuôn viên căn biệt thự số 44 Hàng Bè.

Quá khứ vàng son và kiến trúc của căn nhà đã nức tiếng gần xa, nhiều bộ phim Việt Nam như "Hà Nội mùa đông năm 46", "Tuổi thanh xuân", "Mùa lá rụng trong vườn", "Khép mắt chờ ngày mai", "Hương ngọc lan"... đã lấy bối cảnh số nhà 44 phố Hàng Bè trong những cảnh quay chính. Cũng rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ lựa chọn căn biệt thự làm địa điểm để quay MV ca nhạc. Khách du lịch xa gần, từ tận trời Tây xa xôi cho đến phương Nam nắng gió, mỗi lần đến Hà Nội đều ghé thăm ngôi nhà mà mỗi vật dụng nhỏ như viên gạch tráng men, hoa văn cong sắt cửa sổ… đều muốn thầm thì những câu chuyện xưa./.

Bài liên quan
  • Loanh quanh Thủ đô một mình có gì thú vị?
    Sẽ có những ngày bạn muốn một mình trải nghiệm những điều thú vị, mới mẻ xung quanh. Nếu bạn là người đang sống ở Thủ đô hoặc từ nơi khác đến du lịch, nơi đây sẽ có rất nhiều điều để bạn khám phá.
(0) Bình luận
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa
    Hà Nội bừng tỉnh giấc sau cơn mưa đêm hè! Sớm nay, Hà Nội đẹp dịu dàng với nước hồ Gươm đúng như tên gọi “Lục Thủy”, đẹp dịu dàng với những vòm lá xanh mát, đẹp dịu dàng với những góc phố hiền hòa rợp bóng cây. Thu như đang gõ cửa Hà Nội những ngày đầu hè...
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
  • Cả làng háo hức xin lửa "lấy đỏ" đầu năm
    Đã thành thông lệ, cứ đễn tối 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm người dân làng An Định, Hà Nội lại tham dự lễ hội "lấy đỏ" bằng cách xin lửa ở đình về nhà để lấy may trong năm mới, đặc biệt không xảy ra tình trạng tranh giành, cướp lộc như nhiều lễ hội.
  • Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán
    Sáng 5/2 tại Hoàng thành Thăng Long, tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long sẽ chính thức khai trương nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội.
  • Ẩm thực làng cổ Đường Lâm nhận giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN
    Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024, Việt Nam vinh dự có 25 địa phương, khách sạn, đơn vị được tôn vinh ở nhiều hạng mục giải thưởng. Trải nghiệm ẩm thực Đường Lâm được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Dáng quê
    Chúng ta ai cũng có một quê hương của riêng mình. Ở đó đôi khi chỉ giản đơn là một con đường, hàng cây, bờ tre, khóm chuối… Nhưng đó cũng là những hình ảnh thân thương gắn liền với ngày tháng tuổi thơ. Hôm nay podcast Tản văn được gửi đến quý vị và các bạn tác phẩm “Dáng quê” của tác giả Kim Loan.
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Chương trình nghệ thuật mùa Vu Lan 2024: Ý nghĩa văn hóa hiếu đạo
    Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình An Viên cùng các trang mạng xã hội.
  • Tạp chí Anh đề xuất Hội An là điểm đến tuyệt vời để du lịch vào tháng 7
    Tạp chí Time Out của Anh đã đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới để du lịch vào tháng 7. Trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát hành bộ tem "Cây chè"
    Ngày 21-5, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Cây chè”. Bộ tem gồm 2 mẫu tem và 1 blốc, giá lần lượt là 4.000 đồng, 12.000 đồng và 15.000 đồng.
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Bí mật về ngôi nhà số 44 phố Hàng Bè
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO