Bên triền núi *

Đinh Thành Trung| 06/09/2021 11:42

Bên triền núi *
Minh họa của Nguyễn Văn Đức

Đường quanh núi thoai thoải, dài như sợi chỉ vô tận. Ở giữa sợi chỉ có một nhánh rẽ, dẫn đến một ngôi nhà thong dong bên triền. Chiếc xe đen bóng đi ngang qua rồi phanh gấp. Xe khựng lại, bước xuống là tôi, một cô gái với chiếc váy màu xanh, bình thường như mọi cô gái khác.

Để về làng đấy. Khói lửa ám đen. Khói ngập tràn trong ký ức che đi ánh mắt ngây thơ vô tội. Người làng đã nói thế. Địa thế ngôi làng đủ hiểm trở để lực lượng chữa cháy không thể tiến vào dễ dàng. Cố lên. Cố lên nào! Tiếng động viên yếu ớt chìm nghỉm giữa trùng vây. Hò hét cũng đã muộn rồi. Chỉ biết trông mong vào sự phù hộ độ trì của vị thần nào đó. Không. Tất cả hết rồi.

Miên man suy nghĩ rồi cũng đến ngôi nhà bên triền núi. Lại ngồi đó đợi chờ và suy tư. Đợi một người không đến. Đợi hai người chắc cũng chẳng đến đâu. Biết vậy rồi mà vẫn đợi. Tôi đứng dậy, men theo con đường hình sợi chỉ, xuôi về tốp hơn chục căn nhà dựa vào nhau trụ lại giữa trời mây.

“Hương?”

Tiếng gọi tôi không muốn nghe thấy nhất. Tiếng khóc vang lên, níu giữ đước chút nào ký ức quá khứ? Tôi không muốn về đây.

Trông xuống thung lũng, dòng nước chảy róc rách pha lẫn gió vi vu che mờ hai tiếng gọi từ phía xa. Gọi khản hết cổ rồi phải không dì Lan? Tôi muốn hét lên như thế. Cũng chẳng sao. Tôi biết người đàn bà ấy sẽ cố tình không nghe thấy. Bà ấy chỉ gọi thôi. Tiếng gọi thân quen từng động viên cha đi theo cái nghề nguy hiểm ấy. Cha đi và không trở về.

Lúc đó, đi một chút cũng cách xa giọng gào thét của dì trong tưởng tượng. Khi tôi đưa cha đi khỏi làng, dì đuổi theo. Tôi vùng chạy khỏi bàn tay ấy. Dì đứng xa, tôi ngoái lại thấy bóng thấp thoáng chiếc khăn quàng cổ màu đỏ chói. Chiếc khăn tự tay tôi đan để tặng dì, người tôi đã gửi gắm cha. Rồi cuối cùng, nhận lại một thân xác người cha sống thực vật.
***
Làng này nổi tiếng dũng cảm và chăm làm. Cả trai cả gái. Giặc đến thì đánh cho chết hết đến tên cuối cùng. Dân làng cũng chết gần hết. Độc lập. Làng lại đông đúc. Trai tráng đi bộ đội lại về. Có một người lính xung phong chiến đấu tiếp. Bố điên rồi. Tôi hỗn với cha lần đầu tiên chỉ để níu kéo chút thời gian cuối cùng. Tuổi cũng cao mà sao không xin vào chỗ khác để đỡ vất vả hơn? Không, con ạ. Cha chỉ thủng thắng đáp. Khuôn mặt không cười, không bình lặng. Cha đang sục sôi quyết tâm nào đó. Ngày bé xíu, không nhớ mặt cha. Ngày cha về, nhìn quanh lạ lẫm. Đến lúc cố gắn được khuôn mặt đầy mùi ký ức vào tâm trí thì cha đã làm nghề chữa cháy. 

Đến khi tôi lớn, người cảnh sát phòng cháy chữa cháy ấy vẫn thường xuyên đi quanh nhắc nhở bà con xóm giềng cẩn thận củi lửa. Hồi đó, người ta đốt củi nhiều lắm, khói bay ngợp trời. Đến mùa, khói rơm rạ lại trải đầy trời xanh. Bầu trời biến thành màu xam xám. Lạch cạch, lóc cóc, cha tất tả lượn đi trên chiếc xe đạp cà tàng. Ông ơi, cẩn thận, đốt thế thôi. Nhà chị phải có người trông chứ! Ôi trời ơi! Nghe thấy tiếng cha là nhà nào cũng dè chừng. Chắc họ ghét ông thật rồi, nhưng vẫn cứ làm theo một cách đối phó. 

“Người ta làm dối cả đấy bố.” Một hôm tôi lấy hết can đảm nói với ông như vậy.

“Ha ha. Ai mà chẳng biết. Vậy mới cần đến những người như bố chứ.”

Đội phòng cháy và chữa cháy của huyện vẻn vẹn năm đồng chí. Tôi lấy hết can đảm để chào đồng chí trông có vẻ trẻ nhất. “Trông thế thôi, cậu này chỉ được cái sức trâu chứ chưa nhiều kinh nghiệm đâu. Con xem nó có đẹp trai không? Cha thò tay xoa đầu cậu bé, rồi kéo tôi lại, dáng chừng muốn trêu đùa cậu trai tội nghiệp đang đứng bẽn lẽn vò đầu bứt tai. Thôi, thôi, nhìn anh ấy kìa, mũi sắp biến thành trái cà chua rồi. Chút tinh nghịch xua tan mấy khuôn mặt lo âu. Trời nắng như thiêu như đốt, bà con lại đốt rơm rạ và than củi quá nhiều. “Lỡ xảy ra hỏa hoạn thì sợ chạy không kịp. Lực lượng ta mỏng quá”. 

“Không sao đâu. Vì bố giỏi nhất mà!” 

Tràng cười chưa dứt, còi đã hụ. Chưa đầy một phút, xe đã đỗ xịch rồi đội cứu hỏa lao lên. Không kịp tạm biệt lấy một lời. Chỉ hô nhau đi làm nhiệm vụ. Xe lao đi trong khuôn mặt lo âu của đứa con gái là tôi. Mấy hộp cơm dang dở chỏng chơ trên bàn làm việc.
***
Bao năm qua mà làng vẫn thế. Sáng sớm, họ tắm cho đã đời hơi sương rồi lao mình vào mấy khoảnh đất toàn lúa xanh ngắt. Từ dưới làng ngóng lên, mây trắng đan ve vởn không đủ che khuất mặt trời. Mây giăng cho ai khi mây còn chẳng thể cản nổi sức nóng? 

“Điên thật. Cô Hương về mà không báo một câu.”

Gã to con khua khua bàn tay to bản, cố chứng tỏ sức vóc bậc nhất ở làng. Này! Trông xinh và sành điệu hẳn ra đấy. Không biết còn nhớ thằng trai tơ giữ gìn nhà cửa chờ đợi không đây. Hiệp vẫn cái giọng bông đùa ấy. Chẳng có gì thay đổi. Nếu có, người đó chính là tôi.
Không thèm ngoái lại nhìn người đàn ông đang hướng tia nhìn lạ lẫm, tôi vẫn cất bước nhè nhẹ. Cố tình bước chậm để làm anh ta tiếc nuối. Chắc anh không ghét tôi dù biết tôi chỉ là một đứa vì hận thù quá khứ mà bỏ làng ra đi. Tôi cứ vấn vương suy nghĩ đó trong lòng, để rồi ngớ người ra một cách ngu ngốc khi đứng trước căn nhà màu nâu xám.

Ai đã xây nó? Trong cơn thù hận của đứa trẻ chưa trải sự đời, tôi đã gặp anh, người tiếp bước cha. Anh đã không chấp nhận yêu cầu của tôi, tìm cách chuyển công tác để không phải gắn với nghề nguy hiểm này. Một mảnh tình khao khát chằng đủ để xoa dịu tâm can. Tất cả chìm vào quá khứ. Không nhớ đâu. Tôi không muốn nhớ. Anh muốn tự do, muốn thứ ánh nhìn tôn vinh như vầng dương rực rỡ. Muốn là được nhé cưng. Anh chẳng cần tia sáng như nó vốn thế. Nghề anh phải thế thôi.

Mặc kệ tiếng râm ran bàn tán từ hai phía, tôi đã đến nơi cần đến. Con đường vừa đủ dài để mồ hôi chảy dài xuống thắt lưng. Nóng như thứ nắng vẫn làm phiền tôi mỗi buổi tắm trong đàm tiếu, giễu cợt.

“Anh Hiệp, anh có nhà không?”

Cánh cửa mở bung, lao ra một khuôn mặt bụi bặm và đầy râu đen nhánh. Hiệp, người cảnh sát phòng cháy chữa cháy năm nào vừa nhảy chân sáo vừa đung đưa cái bộ đàm “cục gạch” cổ lỗ sĩ không biết từ niên đại nào. Người đàn ông trước mặt tôi có thể nói như dị nhân đến từ ba mươi năm trước, cái thời tỏ tình chỉ có cách viết thư tay.

“Hương? Bố sao rồi?”

“Vẫn thế anh ạ”

“Anh biết rồi. Em vào nhà đi”

Nhìn xem. Anh vẫn còn sống đây này. Giờ anh làm đội trưởng, cấp đại úy rồi đấy. Gã cười hềnh hệch. Mặt anh đỏ tía, chắc đang trong cơn ngủ say sau ca trực chưa kịp tỉnh. Điệu cười sảng khoái anh trưng ra mỗi khi gặp tôi. Vẫn thế, chỉ có thời gian là thay đổi. 

***
Làng chìm trong bóng tối. Không có ánh sáng trên đường dù quốc lộ cách đây không xa. Trong cái xô bồ giả tạo phát ra từ quán karaoke bên kia con đường lớn, tôi ngồi vô lo, vô nghĩ. Còn gì để nhớ khi quay về đây? Về với tuổi thơ nhuộm màu vọng động. Đó là thứ màu do tôi tự nghĩ ra, minh chứng cho cô gái điên rồ, chưa trải sự đời.

"Gọi là tấm chiếu mới em nhỉ. Bọn trẻ nó gọi như thế”.

Anh đứng sau tôi từ lúc nào. Dép lê màu trắng. Gã cảnh sát phòng cháy non tơ ngày nào đó sao. Đúng rồi cô bé. Anh đây. Vẫn nụ cười nửa miệng, không giống chút nào với con người bẽn lẽn khi đó.

“Em đã quên chuyện cũ rồi phải không? “

“Vâng”

“Thật không?” Hay là để anh chuyển lên đó sống?”

Anh hỏi liên tục mà không cần đợi câu trả lời. Chắc anh cũng đoán được lý do. Anh chỉ tay luôn vào nó. Kia kìa. Chính là nó. Vẫn không ai dám đụng vào vì đó là đất của em. Nghe chưa. Đất của em đấy.

Anh đưa tay lên miệng, tu ực một cái. Thì ra là cốc chè. Giờ lại khác thế này đây. Tôi nhìn anh. Một con người có thể thay đổi thật nhiều qua năm tháng, nhưng không thể biến thành một người bỗ bã như thế này được. Ngày trước, khi mới vào ngành, anh chỉn chu lắm. Anh bảo dù lao vào ngọn lửa xong, mặt đen bóng cũng vẫn phải giữ thần thái kiên trung. Người lính cứu hỏa luôn được biết đến với hình tượng những anh chàng khỏe mạnh và dũng cảm. Lửa còn không sợ thì sợ cái gì chứ? Sai rồi. Lửa là thứ đáng sợ nhất. Cha cốc đầu anh, ra chừng muốn dùng kinh nghiệm của người đi trước. Cậu này! Đã là chiến sĩ cảnh sát, chúng ta có thể hy sinh tính mạng của mình vì nhân dân, nhưng không bao giờ được phung phí mạng sống hay có ý nghĩ liều mạng vô ích. Sao không suy nghĩ về sau sẽ còn giúp được nhiều người hơn nữa nếu giữ mạng?

Anh cúi đầu ra chiều đã hiểu. Lại còi. Tiếng chuông điện thoại vang lên quen thuộc. Từ đâu? Chắc chắn là nhà một ai đó không cẩn thận củi lửa. Sự cố chập điện ở xã miền núi này đôi khi cũng xảy ra, nhưng không nhiều bằng cháy do đốt lửa. Đơn giản là một bữa cơm thôi cũng có thể gây cháy. Chẳng vì thế mà huyện đã giao nhiệm vụ cho đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy để ý đặc biệt đến làng này. Đơn giản, đó là thói quen của bà con, không thể một sớm một chiều thay đổi được.

***
Khuôn mặt dì Lan hiện ra với nụ cười méo xệch. Cha đang nhẹ nhàng an ủi. Người đàn bà đó tôi vẫn không thể ưa nổi, dù bà ta cũng đối xử không tệ với tôi. 

Đám cháy. Do chính bà gây ra. Bà chỉ là một người dân bình thường. Một phụ nữ như bao người khác. Sớm ngày chỉ biết trồng trọt ngoài vườn rồi về nhà nấu một bữa cơm. Cho cha. Cho tôi và thỉnh thoảng cho cả Hiệp. Người phụ nữ dù có chồng là cảnh sát phòng cháy chữa cháy, hay chàng lính cứu hỏa đầy tự hào, vẫn không thể thay đổi thói quen đốt củi. Có lần cha bảo dì chuyển sang nấu bếp điện, loại bếp hiện đại mà người thành phố vẫn hay dùng dể giảm nguy cơ hỏa hoạn, nhưng dì vẫn không nghe. Dì vẫn thế, hồn nhiên và chân chất, vô tư kiểu không biết gì. “Đừng thản nhiên như thế. Chính thái độ đó mới tạo ra nguy cơ gây cháy đấy em có biết không?” chưa bao giờ thấy cha giận dữ như thế. Dù cha rất yêu dì. Chỉ là một vụ cháy nhỏ. Dò đốt rác rồi lửa từ đâu bén vào đám củi vứt chỏng chơ cạnh nhà. May mà vẫn chưa cháy to. Dì gật đầu vâng dạ.

Rồi đâu lại vào đấy. Đêm định mệnh. Từ huyện xuống xã, rồi đến ngôi làng bên núi không quá xa nhưng ngọn lửa không chờ đợi ai. Đường nhỏ tin hin, xe vào kiểu gì? Dân cố chặt cây nhưng không ăn thua. Mười giây, lửa đã liếm cao. Một phút, những xô nước chẳng nghĩa lý gì với màu đỏ ngập tràn. Nhà bị cháy. Cha đã cùng dì nói tiếng yêu tại đây. Không còn phân biệt được gì hết, chỉ biết có bóng người lao vào trong. Cha đã từng nói, được công tác ở vùng nông thôn thế này vẫn còn nhàn hơn anh em chiến sĩ phòng cháy chữa cháy ở thành phố. Trên đó cháy mới nguy hiểm. Nhưng nông thôn thì nông thôn, trong một thung lũng thế này thì lại thiếu thốn phương tiện. Lúc có cháy vẫn phải đánh cược tính mạng của mình để giúp dân. Từng lời cha nói nghe như nuốt vào tim. Lửa cháy to. Lửa điên dại liếm hết sạch như con thú khổng lồ háu ăn. Ngôi nhà chìm trong biển lửa. Tiếng hò hét vang vọng. Con người nhỏ như kiến, làm gì được khi thần lửa đã nổi cơn giận lôi đình? Chẳng biết. Chỉ thấy có hai người lao ra khỏi miệng tên tử thần màu đỏ. 

Cha và dì.
“Bà chết đi”

Tôi đấm dì thùm thụp. Dì Lan lặng lẽ nhận hết cơn tức giận, mặc cho Hiệp cố kéo tôi ra. Tôi cào, tôi cấu, tôi trút bực bội vào con người cha yêu nhất. Đêm hôm đó, bà, con người rất bình thường nếu không muốn nói là ngu xuẩn, người đã thay thế mẹ làm tròn nhiệm vụ chăm sóc cha bỗng trở thành thứ ghê tởm nhất.

Nhà rừng rực cháy. Đội chữa cháy điều động tất cả năm người đến, cố dùng nước chia cắt ngọn lửa. Bên ngoài, mặc cho đã dùng tất cả dụng cụ của dân, lửa vẫn chưa thể đẩy lùi. Cha đã nói, nhà cửa sát nhau là thảm họa, và một ngôi nhà đã đóng kín thì dù ở đâu cũng là sát thủ giết hết tất cả nếu xảy ra cháy nổ. 

“Ai vào đó cứu người đi!”

Tiếng giục giã lao xao nổi lên. Nói thế nhưng ai có thể vào ngoài cảnh sát? Người ta cũng chỉ biết đứng đó nhìn, không ai dám mạo hiểm mạng sống của mình. Còn tôi? Chỉ biết níu tay cha lại, không thể nhìn người tôi yêu quý nhất trên đời lao vào đám lửa. 

Cha lắc đầu, lấy nước giội lên người chuẩn bị. Lao vào. Khói vẫn dày đặc. Một phút. Hai phút. Chắc chắn không còn dưỡng khí. Rồi có người lao ra. Bóng người ngã xuống. Dì không chết vì được nhường mặt nạ dưỡng khí. Người gục xuống được chở đi cấp cứu ngay. May mà còn sống.

Cha nằm thiêm thiếp trên chiếc giường trải ga trắng. Tôi đứng trước cửa định không cho dì đi qua, rồi chẳng hiểu sao lại nép qua một bên. Nhìn bộ mặt bà ấy, chắc cơn giận của quá khứ không có cách nào để tồn tại giữa cuộc sống luôn đổi thay. Con người mà, cũng không thể sống mãi với nỗi hận thù mãi được. Từ khi cha chuyển đến bệnh viện thành phố để tôi tiện chăm sóc, dì cũng bán căn nhà ở quê để theo lên với cha. Mặc cho nỗi căm hận của đứa dì vẫn coi là con gái, dì vẫn chăm cha từng ngày. Hiệp bám trụ ở quê, xây dựng lại căn nhà bên triền núi. Anh bảo, củng chẳng hiểu tại sao lại làm như thế. Ai hỏi, anh chỉ nói rằng để tự nhắc nhở mình không quên nhiệm vụ. Sau vụ hỏa hoạn, bà con đã ý thức hơn về đốt lửa, nhất là trong tiết trời nắng nóng. Vậy là cha cũng thỏa một phần ý nguyện của mình. Có điều, ông không thể tỉnh lại, ngồi dậy để chứng kiến sự đổi thay của ngôi làng bên núi. Con người không thể phá hết núi, chỉ có thể sống cạnh nó, trụ vững và tồn tại.

“Hay là… hay là anh cũng chuyển lên đây để tiện bề qua thăm nom chú?”

Tôi hiểu ý Hiệp muốn gì. Nhưng ở làng, ở xã, rồi đội phòng cháy chữa cháy của huyện cũng cần người có kinh nghiệm để cáng đáng công việc. Đó mới là điều quan trọng. Câu nói cha đã nhắc đi nhắc lại. Kiểu gì cũng phải có người trực, đó là nhiệm vụ đến chết cũng không được quên của một người cảnh sát phòng cháy chữa cháy. 

Quá khứ, có những thứ mà khi nhìn lại chúng ta không thể tha thứ cho sai lầm của chính mình. Còn bây giờ, dù khổ đau hay tuyệt vọng thì vẫn phải hướng đến tương lai phía trước.
Và tin vào một phép màu từ ý chí của con người…
...............................................

(*) Tác phẩm tham gia cuộc vận động sáng tác về lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc
    Sáng 25/4/2025, tại khuôn viên công viên Thống Nhất (phía mặt đường Trần Nhân Tông, Hà Nội), triển lãm mỹ thuật “Bài ca thống nhất” chính thức khai mạc, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật và lịch sử. Sự kiện do Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân và Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 70 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/195
  • Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước
    Sáng 25/4/2025, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi dậy hào khí của Đại thắng mùa Xuân 1975
    Thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 23/4 đến 10/8/2025, Bảo tàng mở trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” nhằm Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
  • Hà Nội lập Tổ công tác thường trực chỉ đạo phối hợp tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, HĐND
    Ngày 24/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 2185/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác thường trực chỉ đạo phối hợp tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
Đừng bỏ lỡ
Bên triền núi *
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO