Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Bản hùng ca Hà Nội ngày chiến thắng tiếp thêm sức mạnh để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

Phạm Quỳnh 13/08/2024 19:20

“Thế hệ trẻ hiện nay cần hiểu rõ hơn về những cuộc chiến giành độc lập và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, để xây dựng Thủ đô nói riêng, Việt Nam nói chung thêm giàu mạnh, văn minh, hiện đại. Bản hùng ca Hà Nội ngày chiến thắng luôn vang vọng tới mọi thế hệ” – Đại tá Dương Niết, người lính 70 năm trước trong đoàn quân tiếp quản Thủ đô, góp phần tạo nên những ngày mùa thu tháng 10 lịch sử.

bac-niet-6.jpg
70 năm trôi qua nhưng ký ức về ngày tiếp quản Thủ đô những ngày đầu tháng 10/1954 với Đại tá Dương Niết vẫn vẹn nguyên.

Đại tá Dương Niết là chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô - Đại đoàn 308), nguyên Hiệu phó Trường Trung cao không quân (Học Viện Phòng không Không quân hiện nay). Tuổi 90 nhưng Đại tá Dương Niết vẫn rất minh mẫn, giọng nói hào sảng và đặc biệt hồi ức, cảm xúc của ông về những ngày tiếp quản Thủ đô 70 năm trước vẫn vẹn nguyên.

Khi phóng viên Tạp chí Người Hà Nội hỏi Đại tá Dương Niết về những ngày tháng hào hùng tiến vào tiếp quản Thủ đô, đôi mắt của người chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca năm ấy lại sáng long lanh, xúc động.

bac-niet-tu-lieu(1).jpg
Chiến sĩ Dương Niết (ngồi) cùng các đồng chí của mình tham gia tiếp quản thủ đô 70 năm trước. (Ảnh tư liệu).

Người dân Hà Nội và cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) với tâm thế tự hào. May mắn, chúng tôi gặp được Đại tá Dương Niết trong dịp Hà Nội đang có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân thế hệ cha anh về Ngày Giải phóng Thủ đô.

Đại tá Dương Niết kể, đầu tháng 10/1954, Ðại đoàn 308 tập kết tại Phùng thuộc Sơn Tây trước đây, nay là huyện Ðan Phượng, Thành phố Hà Nội. Ông là 1 trong số 214 cán bộ, chiến sĩ được đơn vị lựa chọn vào thành phố đợt đầu tiếp quản các vị trí thực dân Pháp đóng quân, bảo vệ nhân dân, cơ sở hạ tầng và chuẩn bị đón đại quân chiến thắng trở về. Bên cạnh đó, việc tiếp quản Thủ đô nhằm không để địch cưỡng bức dân chúng di cư trước khi rút khỏi Hà Nội.

Tôi rất tự hào là 1 trong 214 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca nhận nhiệm vụ đặc biệt tiếp quản Thủ đô 70 năm về trước. Chúng tôi khi ấy cũng mới chỉ mười chín, đôi mươi, còn rất trẻ.

70 năm trước, Dương Niết đang là chàng trai tròn 20 tuổi và “lúc này tôi chưa có bạn gái”. Đại tá Dương Niết là tổ trưởng tổ 5 người được lệnh vào tiếp quản Sở cảnh sát Bắc Việt (nay là trụ sở Công an thành phố Hà Nội).

bac-niet-3.jpg
Những hình ảnh tư liệu về tiếp quản Thủ đô của quân ta được Đại tá Dương Niết lưu giữ cẩn thận.

“Khi tới Sở Cảnh sát Bắc Việt, bước lên tầng 2, tôi đã thấy khẩu hiệu Có đi vào Nam hay ở lại để đi vào trại của Lý Bá Sơ do quân Pháp giăng ra. Ý khẩu hiện này muốn nói trại giam của ta ở Thanh Hóa do đồng chí Lý Bá Sơ quản lý. Biểu ngữ này có âm mưu thúc ép dân ta di cư, phá hoại Thủ đô. Ngay lập tức chúng tôi tháo dỡ ngay khẩu hiệu này xuống” - Đại tá Dương Niết nhớ lại.

1.23(1).jpg
Bộ đội ta vào tiếp quản Nhà tù Hỏa Lò ngày 10/10/1954. (Ảnh tư liệu).

Cùng với Sở Cảnh sát Bắc Việt, đơn vị của Đại tá Dương Niết phối hợp với lực lượng công an làm nhiệm vụ tiếp quản Nhà tù Hỏa Lò. Nhớ lại thời khắc lịch sử tiếp quản Nhà tù Hỏa Lò 70 năm trước, Đại tá Dương Niết mắt rưng rưng, kể: “Tôi không khỏi bàng hoàng và thán phục những chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp giam giữ, đày ải tại đây. Mấy ngày ở đây, tôi ấn tượng nhất với tiếng chuông báo động ở khu chòi canh gác của lính Pháp khi vô tình chạm phải.”

bac-niet-4.jpg
Nhớ lại thời khắc lịch sử tiếp quản Nhà tù Hỏa Lò 70 năm trước, Đại tá Dương Niết mắt rưng rưng...

Có một ký ức trong ngày tiếp quản Thủ đô mà Đại tá Dương Niết không bao giờ quên, đó là ngày 9/10/1954, chiến sĩ Nguyễn Văn Phiên đang đứng ở cửa Sở Cảnh sát Bắc Việt thì bỗng từ đâu có một phụ nữ chạy tới, ôm chầm lấy, khóc nức nở, trách móc: “Anh ơi, anh đi đâu lâu thế mà chẳng nói năng gì với em”. Sự việc này ngay lập tức thu hút sự quan tâm, hiếu kỳ của người dân xung quanh.

bac-niet-1.jpg
Huân , Huy chương Đảng, Nhà nước trao tặng được Đại tá Dương Niết đeo trên ngực áo.

“Đồng chí Nguyễn Văn Phiên lúc ấy ngớ người, không biết chuyện gì. Người dân hỏi cô gái trẻ quê ở đâu thì cô nói ở Hải Dương. Mọi người quay sang hỏi đồng chí Phiên quê ở đâu, đồng chí nói quê Nghệ An và đúng giọng người xứ Nghệ. Vậy là người dân ồ lên, nói với cô gái trẻ đã nhầm người rồi. Cô gái trẻ buông đồng chí Phiên ra rồi lặng lẽ bước đi. Sự việc này không phải ngẫu nhiên mà chính là thủ đoạn, âm mưu của kẻ thù để lôi kéo anh em chiến sĩ của ta về phía chúng” – Đại tá Dương Niết kể.

bac-niet-5.jpg
Đại tá Dương Niết cũng là chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong ảnh là Giấy chứng nhận của Đại đoàn 308 cấp cho ông.

Đi qua 4 cuộc chiến tranh (Điện Biên Phủ, Giải phóng miền Nam, giúp đỡ nước bạn Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng của Pol Pot và cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc) của dân tộc Việt Nam, Đại tá Dương Niết cảm thấy tự hào về truyền thống anh hùng của quân và dân nước Việt nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng.

anh-thay-quynh.jpg
Đại tá Dương Niết tin tưởng, âm hưởng của bản hùng ca Hà Nội chiến đấu và chiến thắng vẫn luôn vang vọng tới mọi thế hệ, qua đó tiếp thêm sức mạnh để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.
2-bac-chau.jpg
Đại tá Dương Niết và tác giả bài viết.

Với riêng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, Đại tá Dương Niết khẳng định: “Âm hưởng của bản hùng ca Hà Nội chiến đấu và chiến thắng vẫn luôn vang vọng tới mọi thế hệ, nhất là những thế hệ trẻ. Qua đó thế hệ trẻ sẽ tiếp nối truyền thống đầy tự hào của cha ông, thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy để xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Bản hùng ca Hà Nội ngày chiến thắng tiếp thêm sức mạnh để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO