Bãi Phúc Xá trong văn và trong tôi

Ngô Vĩnh Bình| 08/08/2022 08:27

Bãi Phúc Xá  trong văn  và trong tôi
Nhà thơ Thanh Tịnh qua ký họa của họa sĩ Huy Toán.
1.
Năm 1980, tôi vừa chân ướt chân ráo về Tạp chí Văn nghệ Quân đội thì thấy cơ quan tạp chí đang rục rịch chuần bị cho kỷ niệm 70 năm ngày sinh nhà thơ Thanh Tịnh, nguyên là Tổng biên tập tạp chí vừa về hưu. Nhà văn Ngô Thảo - Trưởng ban Lý luận phê bình, sếp trực tiếp của tôi bảo đọc và thử biên tập một bài. Bài “Phỏng vấn nhà thơ Thanh Tịnh” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trong bài, tôi đặc biệt ấn tượng về tình bạn của hai nhà văn tiền bối, hai người bạn văn có nhiều duyên nợ với Hà Nội là Thạch Lam và Thanh Tịnh. Thì ra hai ông cũng đã từng ghi dấu những kỷ niệm buồn ở vùng đất bãi Phúc Xá của Hà Nội - nơi mà sau này tôi có những duyên nợ để nhớ suốt đời. Trả lời phỏng vấn nhà văn Nguyễn Minh Châu, Thanh Tịnh kể: “… Một buổi chiều năm 1942, tôi (Thanh Tịnh) ra bãi sông Hồng để từ biệt anh cùng gia đình trở vào Huế. Không may cho tôi, anh Thạch Lam đang sốt nặng trùm chăn kín mít. Anh vốn mắc bệnh lao từ lâu. Tôi nhờ chị Thạch Lam nói lại vì năm giờ chiều tôi đã phải có mặt ở ga. Chị không chịu, bảo nếu tôi còn ở lại thì xin mời đến lần khác, bằng phải đi vào Huế ngay thì phải cho nhà tôi biết. Nói xong chị liền đến giở đoạn chăn phía trên rồi vừa vỗ nhẹ vào vai chồng vừa như đọc từng chữ: “Anh Thanh Tịnh đến chào anh để chiều tối nay vào Huế”. Tôi đến đứng sát bên giường anh không nói gì. Anh Thạch Lam cố dướn mắt nhìn tôi hồi lâu rồi phều phào nói qua hơi thở:
- Vào Huế à? Cho tôi gửi lời thăm Huế anh Thanh Tịnh nhé.
Chao ôi! Anh nhìn tôi mà chẳng thấy tôi. Anh chỉ nghe đến Huế rồi nhớ tôi thôi. Tôi cảm động quá không nói nên lời, nước mắt rưng rưng.
Vào đến Huế được ba hôm thì nhận tin buồn anh Thạch Lam đã từ trần!”
 Tác phẩm của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, trong sáng và gợi cảm. Thạch Lam đã nhận xét rằng ở Thanh Tịnh “truyện ngắn nào hay đều có chất thơ và bài thơ nào hay đều có cốt truyện”. Cùng với một số nhà văn như Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Ngọc Giao, Đỗ Tốn, Thanh Châu… các truyện ngắn của Thanh Tịnh đã góp phần làm nên dòng truyện ngắn trữ tình đặc sắc trước năm 1945. Bản thân Thanh Tịnh cũng ý thức về điều này. Khi Hồ Dzếnh mất, ông làm bài thơ viếng: 
“Đời xếp anh, tôi với Thạch Lam
Ngồi chung một chiếu Hội Văn đàn
Chao ôi! chiếu đã hai lần lạnh
Còn lại mình tôi trên thế gian!”
Sử cũ cho biết: Làng cổ Phúc Xá vốn trước đó là làng An Xá ở trong khu nội điện thành (có tài liệu nói ở vào địa điểm chùa Một Cột, phía cửa Tây)... Khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, dân làng đã vâng mệnh vua rời làng ra bãi sông Hồng nhường lại đất làng để vua xây dựng kinh đô nên dân làng được vua cho miễn trừ mọi khoản thuế khóa, sưu sai.
Bãi Phúc Xá  trong văn  và trong tôi
Nhà văn Thạch Lam và một số tác phẩm của ông.

Dòng chảy sông Hồng thay đổi liên tục khiến bãi bồi cũng thay đổi theo vì thế bãi bồi năm này ở bên này nhưng sang năm khác lại ở phía bên kia. Chỉ có hai bãi ít bị xói lở là Nghĩa Dũng và An Dương, vì thế dân đông hơn, không thưa thớt như bãi mới. Trận lụt năm 1913 và 1915 đe dọa chân đê nên chính quyền cho đắp thân, đổ đá kè đê An Dương ngăn không cho nước đổi dòng về phía Hà Nội. Vì kè đoạn đê này nên dòng chảy bị uốn làm bờ bên Gia Lâm bị lở còn phía Hà Nội thì cát lại bồi. Cuối thế kỷ XIX, Bãi Giữa và Phúc Xá còn liền nhau, dâu bạt ngàn sát vào chân đê. Bãi Giữa kéo dài đến tận Đồn Thủy. Từ năm 1920 trở đi, bãi cát ngoài bờ sông ổn định. Bãi An Dương, Phúc Xá kéo dài đến chân cầu Long Biên. Bãi Giữa tách khỏi An Dương, Nghĩa Dũng. Đất ngoài bãi rộng nhưng là phù sa nên người dân không thể cấy lúa nước mà chỉ có thể trồng dâu, ngô khoai hay rau màu. Vào mùa mưa, nước lũ dâng cao hoa mầu không kịp thu hoạch bị chìm trong nước. Dân chỉ còn cách bắt con cá con tôm sống qua ngày chờ nước rút quay về dựng lại nhà rồi đợi đến vụ gieo trồng. Trong cuốn “Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX”, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn viết: “Dân bãi từ nhiều nơi đến, trong đó phần đông là người gốc Đanh, Xuyên (huyện Phú Xuyên) chuyên làm nghề kéo xe tay, xe bò hoặc người nghèo vùng chiêm trũng Hà Nam, Thái Bình. Trong phố cũng có người ra đây do thành phố quy hoạch khu Nam Tràng, Yên Ninh”.
Phúc Xá cũng là nơi ghi dấu chân của nhiều văn nghệ sĩ. Nghe kể những tên tuổi lớn như Nguyên Hồng, Phạm Duy cũng từng có lúc ở nơi bãi sông này.
Có một hồi, từ Việt Bắc mới về Hà Nội, Nguyên Hồng cũng ở đây thuê một gian nhà lá ngoài bãi. Khi ấy, vợ chồng ông mới có con đầu lòng - anh Hồng Hà, sau này là giáo viên dạy tiếng Anh ở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Nhà vách đất tối om vào cửa phải khom người lại. Cả gian nhà kê vừa cái giường, cái chõng con. Dưới gầm chiếc hòm gỗ. Tất tật, gạo nước nồi niêu, quần áo và… bản thảo tống cả vào hòm. Bên chân giường dựng bó củi nứa và cái hỏa lò để thổi cơm.
Nhạc sĩ Phạm Duy cũng vậy, ông từng có gian nhà ở ngoài bãi Phúc Xá. Nhà ông là nơi ở, cũng là nơi bạn bè đến tụ hội để trao đổi ý kiến về việc bảo tồn và phát huy âm nhạc cổ truyền. 
2.
Tôi có may mắn ở cùng cơ quan Tạp chí Văn nghệ Quân đội với Nguyễn Khải và Xuân Thiều - hai nhà văn được Giải thưởng Hồ Chí Minh; đều từng cư ngụ trong khu tập thể K95 ở Phúc Xá.
Nhà văn Xuân Thiều tên thật là Nguyễn Xuân Thiều sinh ngày 1/4/1930 vốn người làng Triều Đông, bên bờ con sông La thơ mộng thuộc xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, ông ra Hà Nội, ngụ tại Tập thể quân đội K95 (bãi Phúc Xá) và khu gia binh 16A phố Lý Nam Đế, Hà Nội... 
Hai địa danh này với vơi đầy biết bao kỷ niệm với ông và gia đình (vợ ông - bà Nguyễn Thị San cùng các con ông - Thiều Quang, Thiều Hoa, Thiều Quyên và Thiều Nam); đồng thời cũng đã đi vào nhiều trang sách của Xuân Thiều... Đi chiến trường biền biệt, nhưng mỗi lần nghỉ ngơi giữa hai trận đánh, hay dừng chân trên đường hành quân là ông lại nhớ về Hà Nội, về xóm bãi thân yêu. Thơ ông viết gửi con gái Thiều Quyên năm nào:
       Ba đi một chặng đường xa
       Ví bằng con bước từ nhà ra sân
       ...
       Rồi ba đi tận cuối trời
       Mãi vì ấm một vành nôi con nằm
                      (Trước giờ ra trận)
Còn Nguyễn Khải, trong những năm từ 1980 trở về trước, ông và gia đình chỉ sống trong một căn phòng hẹp tổng cộng 14 m2 ngoài bãi Phúc Xá. Hà Nội những năm chiến tranh, căn nhà cấp bốn của ông thật sơ sài. Đồ đạc quý nhất là cái giá sách, chiếc giường đôi, chiếc tủ hai buồng, cái gác măngiê gỗ tạp được mua theo tiêu chuẩn đám cưới ở cửa hàng mậu dịch. Cả phòng chỉ có ngọn đèn 75 oát, rồi con cái thì học bài mà ông bố ngồi cạnh đọc sách, làm gì có được cái đèn bàn như riêng dành cho nhà văn!. Mùa nước thì đến khổ. Những năm nước sông Hồng lên to, bãi Phúc Xá bị ngập. Nguyễn Khải nhát nên không dám tính chuyện gác tre lên sát mái để cố thủ và ngồi viết. Nước mới mấp mé đã tính chuyện chạy vào phố, mà chạy không dám ngoảnh cổ trở lại!. Có lần ông còn đành bỏ phí cả một chiếc radio mà ông đã phải chắt chiu tha từ Liên Xô về trong tủ không kịp chạy (hồi đang chiến tranh, radio là một thứ của hiếm ở Hà Nội, còn quý hơn cả ti vi thời nay)… Ở nơi không ai nghĩ có thể ngồi viết văn viết được như ngoài bãi sông này thì ông nhà văn  - chiến sĩ ấy lại viết được và lại viết hay là khác. Lại nữa, cũng là duyên là vận may. Khi tôi không nhận nhà ngoài bãi Phúc Xá, quân đội lại cấp cho tôi một căn hộ tập thể ở 32 - phố Lý Nam Đế. Nhà ông Xuân Thiều ở 16A, thế là lại hàng xóm của nhau!. Tôi sáng sáng đi làm thấy ông “đại tá về hưu” đứng phụ giúp bà San bán hàng, chiều trên đường về lại thấy ông đứng như có ý chờ thằng em để cùng ra ngõ Hàng Hương... làm vài vại bia hơi lạc luộc!
 Nguyễn Khải đã sống những năm tháng trẻ trung đầy sáng tạo ở một nơi đầy bất an, bất trắc này. Nghe chuyện năm 1982, tôi được quân đội chia một căn nhà ngoài bãi đã viết đơn xin trả lại nhà, Nguyễn Khải bảo: “Cuộc đời khác rồi, một trung úy mà chê nhà thượng tá!. Chắc nó - tôi, không có ý định viết văn, chứ ngoài đó viết tốt lắm!”.  Tôi biết, thời gian sống ở ngoài Phúc Xá, cả hai ông Xuân Thiều và Nguyễn Khải đều đã viết được những tác phẩm thật trẻ trung, nhiệt huyết; đồng thời cũng vơi đầy những kỷ niệm buồn - rất buồn mà vui cũng thật vui!
Còn tôi, tôi vẫn nhớ hôm tôi nhận được quyết định của Tổng cục Chính trị về việc phân phối cho tôi một gian nhà cấp 4 ngoài bãi Phúc Xá, nhà văn Xuân Thiều bảo: “Mình và Nguyễn Khải cũng ở ngoài đó. Thế là ta thành láng giềng!”. Rồi cho biết thêm, ra đó vợ chồng tôi có thể nuôi lợn, trồng rau. Biết thả câu, biết chài lưới thì có thể ra sông kiếm cá, chẳng mấy chốc mà giàu!”... Nhưng rồi mấy anh em không trở thành láng giềng của nhau. Ông Xuân Thiều dọn vào “phố nhà binh” Lý Nam Đế, nhà văn Nguyễn Khải vào xóm Khánh Hội, Sài Gòn định cư. Tôi vì mới sinh cháu bé, lo chuyện sông nước, lụt lội đành “ngậm bồ hòn” mà trả lại ngôi nhà có hai mươi lăm mét vuông thôi, nhưng đất cả trước cả sau thì cả 70, 80 mét vuông!. Mãi về sau, có thủy điện Sông Đà, nước sông Hồng ít đi, Phúc Xá trở thành phường, dân cư đông đúc, giao thông giữa bãi và phố không còn cách trở. Dân tình ở đó làm ăn phát đạt nhờ có dòng sông Hồng đã bớt hung dữ, lại thêm chợ đầu mối Long Biên, bến xe Bến Nứa liền kề. Người được thế chân tôi về căn hộ ở K95 Phúc Xá là một Trung tá năm ấy mỗi lần gặp tôi cứ xuýt xoa: “May quá, thời ấy chú vào phố nên bây giờ tôi mới có cơ ngơi này!”. 
Bãi Phúc Xá  trong văn  và trong tôi
Bãi An Dương, Phúc Xá kéo dài đến chân cầu Long Biên.
(0) Bình luận
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Bãi Phúc Xá trong văn và trong tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO