Emagzine

Bài 3: Phát huy giá trị đất trăm nghề

Phương Anh 18/07/2023 10:28

Ngoại thành Hà Nội về phía Nam và Tây Nam Thành phố, vốn thuộc khu vực Hà Tây cũ, là vùng đất lâu đời với nhiều trầm tích và truyền thống văn hóa. Đã 15 năm từ ngày sáp nhập Hà Nội (2008 - 2023), dải đất này góp phần làm nên sự phong phú, nét đặc sắc của khu vực ngoại ô Thủ đô, trong đó phải kể đến các làng nghề thủ công truyền thống.

bia-bai-3.jpg
0001.jpg
cua-ngo-thu-do-dat-tram-nghe-2-.jpg

Chỉ một dải phía Nam hắt sang phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, từ Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ đến Hoài Đức, Thạch Thất… đã có hàng trăm làng nghề thủ công về thêu, khảm trai sơn mài, mộc, may, tơ lưới, dệt lụa, chế tác đá ong, mây tre đan, nặn tò he, điêu khắc… Nơi đây có lịch sử lâu đời, nằm ở vị trí “cửa ngõ Thủ đô”.

Bên cạnh sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, làng nghề thủ công tại các địa phương cũng mang nhiều dấu ấn của văn hóa, lịch sử riêng từng vùng. Con người nơi đây giàu óc sáng tạo, chịu khó tìm tòi đã gây dựng nên các làng nghề, gắn liền với các ông tổ nghề nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan (nghề dệt lượt/ lụa Phùng Xá), Thái Luân (nghề giấy làng An Cốc), Tiến sĩ Trần Lư (nghề sơn làng Bình Vọng), Tiến sĩ Lê Công Hành (nghề thêu làng Quất Động)…

0003.jpg
6333.png

Về địa lý lịch sử, nơi đây xưa kia là không gian ven vùng đô thị Đại La – Thăng Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp gắn liền với các địa danh trung tâm cổ như Phong Châu, Mê Linh, Đại La… và sau này nối thành Thăng Long về các vùng phía Nam với Tây Nam. Ngày nay, đây là các ngả nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Hưng Yên.

Dải đất này thuộc tỉnh Hà Tây (cũ), nơi mà theo PGS.TS. Phạm Quốc Sử thì vùng này “nằm án ngữ những con đường huyết mạch thời cổ, đó là con đường thượng đạo từ cố đô Hoa Lư về thành Đại La từ thế kỷ thứ X, con đường thiên lý mã nối Thăng Long với các miền đất rộng lớn phương Nam; đó là những con sông vốn có từ cổ xưa như sông Hồng (phía Đông), sông Đà (phía Bắc), sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích, sông Thanh Hà… phân bố trên lãnh thổ với mật độ khá dày; đó là những huyết mạch giao thông hiện đại qua Quốc lộ 1A, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, Quốc lộ chất lượng cao Láng – Hoà Lạc. Nhờ đó, hàng hoá được lưu thông, nguyên liệu và sản phẩm của làng nghề được cung cấp và tiêu thụ kịp thời”.

0009.jpg
cua-ngo-thu-do-dat-tram-nghe-1-.jpg

Có thể nói rằng, trong khu vực “cửa ngõ Thủ đô”, huyện Thường Tín là nơi tập trung và duy trì được nhiều làng nghề nhất. Cho đến nay, Thường Tín có 126 làng nghề với 49 làng được vinh danh là làng nghề truyền thống và làng nghề Hà Nội. Trong đó có khoảng 16.000 cơ sở sản xuất và hàng trăm doanh nghiệp tư nhân, thu hút khoảng 40.000 lao động tham gia. Trong 129 di sản của huyện thuộc Danh mục Di sản Văn hóa Hà Nội, có 19 di sản là nghề thủ công truyền thống. Toàn huyện có 35 nghệ nhân được Nhà nước và các tổ chức phong tặng danh hiệu, trong đó có 3 Nghệ nhân Nhân dân, 5 Nghệ nhân Ưu tú và 27 Nghệ nhân Hà Nội. Bên cạnh đó, có thể kể tới các huyện Thạch Thất với 50 làng nghề, Phú Xuyên có 43 làng nghề, Hoài Đức hiện có 12 làng nghề… Không nằm ngoài quy luật khi bước vào hội nhập, một số làng nghề truyền thống bị đứt gãy, mai một vì nhiều lý do, trong đó có một phần vì thiếu hoặc cạn nguồn nguyên liệu sản xuất nhưng đồng thời, một số nghề cổ truyền lại có cơ hội phát triển, lan rộng sang các vùng lân cận, tạo thành những cụm làng nghề, vùng nghề.

0008(2).jpg
z4590382300440_17e9bd7c80de79deac1ddb2a7afd5648-2-.jpg

Trong nhịp sống hiện đại, nghề thủ công truyền thống ở khu vực “cửa ngõ Thủ đô” đã kịp vận dụng những hình thức sản xuất kiểu mới, sử dụng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, internet để kinh doanh và quảng bá sản phẩm rộng rãi khắp trong và ngoài nước. Ví dụ như xây dựng trang thông tin điện tử làng nghề của huyện để quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề, đồng thời triển khai xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề. Các cơ sở sản xuất đã ứng dụng mã QR Code để khách hàng thuận tiện hơn khi muốn truy xuất nguồn gốc hàng hóa…

Các cụm công nghiệp làng nghề, hiệp hội/ hội làng nghề là cơ hội để các nghệ nhân trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Các hình thức công nhận làng nghề truyền thống, làng nghề du lịch; vinh danh nghệ nhân hay các chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, tổ chức các hội chợ trưng bày và giới thiệu sản phẩm như Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Gift Show), Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và quà tặng Việt Nam (Lifestyle), các hội chợ chuyên đề về sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… là sự công nhận và khích lệ, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ đầu tư ở một phần nào đó từ chính quyền đối với nghề thủ công truyền thống.

cua-ngo-thu-do-dat-tram-nghe-5-_page-0001(1).jpg

Ngoài ra, một số làng nghề đã khôi phục việc tổ chức giỗ Tổ làng nghề kết hợp với lễ hội truyền thống của địa phương, góp phần giáo dục truyền thống, giữ gìn nét văn hóa của quê hương. Đất trăm nghề với số lượng sản phẩm lớn được tạo ra mỗi ngày, mẫu mã đa dạng, mang đậm nét văn hóa riêng của mỗi làng và đã tạo dựng được thị trường rộng lớn ở hầu hết các tỉnh, thành trong nước. Một số sản phẩm mây giang, đan cỏ tế được xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Trung Quốc...; sơn mài, khảm trai được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Nga, Ba Lan…

cua-ngo-thu-do-dat-tram-nghe-1-_page-0001(1).jpg

Trong mối liên hệ với xứ kinh kỳ, trải qua bao đời, có không ít làng nghề nổi tiếng của vùng “cửa ngõ Thủ đô” đã hiện diện trong khu phố cổ ở Thăng Long – Hà Nội như nghề làm bún Bặt ở ngõ Thổ Quan (từ làng Bặt, Ứng Hòa); nghề khảm trai phố Hàng Khay (gốc từ làng Chuyên Mỹ, Phú Xuyên); nghề tiện gỗ ở phố Tô Tịch (nguồn từ làng Nhị Khê, Thường Tín),… Các con phố ở nội đô vẫn còn dấu vết/ bán các sản phẩm được sản xuất từ đất trăm nghề như: Hàng Nón, Mã Mây, Hàng Đào, Hàng Ngang…

0003(2).jpg
0012.jpg

Mối liên hệ lâu đời với xứ kinh kỳ tạo nên những thuận lợi đầu tiên cho vùng đất ngoại ô khu vực phía Nam và Tây Nam Hà Nội trong thời đại mới. Từ ngày Hà Tây sáp nhập Hà Nội, hệ thống giao thông, quy hoạch kiến trúc hạ tầng của vùng “cửa ngõ Thủ đô” được đầu tư, mang đến nhiều lợi thế về giao lưu trên mọi lĩnh vực. Hiện nay, khu vực này thuộc trục không gian trung tâm Thủ đô – phía Nam Hà Nội trong đề án giải pháp phát triển Thủ đô đến năm 2045 của Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội.

Các điểm du lịch làng nghề đã được công nhận như: điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân; điểm du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái; điểm du lịch làng nghề sừng Thụy Ứng; điểm du lịch làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm (huyện Thường Tín - với danh thắng chùa Đậu; khu di tích liên quan danh nhân Nguyễn Trãi; lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung…).

cua-ngo-thu-do-dat-tram-nghe-7-_page-0001.jpg

Các điểm du lịch làng nghề đã được công nhận như: điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân; điểm du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái; điểm du lịch làng nghề sừng Thụy Ứng; điểm du lịch làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm (huyện Thường Tín - với danh thắng chùa Đậu; khu di tích liên quan danh nhân Nguyễn Trãi; lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung…). Những điểm du lịch làng nghề nhiều tiềm năng nếu kết hợp văn hóa tâm linh có thể nhắc đến như: các làng nghề mây tre đan ở xã Phú Nghĩa; các làng nghề nón lá xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ - nơi có cụm di tích núi Trầm với dấu ấn Phật giáo, các đình quán mang nhiều dấu vết của Đạo giáo; những ngôi chùa có kiến trúc đẹp và lâu đời xung quanh thị trấn Chúc Sơn…); Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá (huyện Hoài Đức - nơi có Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá và bảo tàng Nguyễn Văn Huyên)…

0004(2).jpg

Cách trung tâm Thủ đô trong bán kính 40km, các làng nghề thủ công này không chỉ làm phong phú bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô mà còn là không gian văn hóa truyền thống, là nơi tìm về những hoài cổ mang đậm chất nghệ thuật dân gian và lịch sử vùng đất, con người. Bên cạnh xứ kinh kỳ đầy nhộn nhịp, vẫn còn đó những nét lặng mang nhiều tiềm năng phát triển, cần được giữ gìn và phát huy./.

Tác giả: Bảo Nguyên

Thiết kế: Phương Anh

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • [Emagzine] Những anh hùng trẻ tuổi không tiếc thân mình vì
chiến thắng Điện Biên Phủ
    ​70 năm trước, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Góp phần vào sự thành công của chiến thắng Điện Biên Phủ huyền thoại, những người chiến sĩ mang trên mình một tình yêu Tổ quốc, không tiếc thân mình, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Bài cuối: Để Xẩm Hà Nội phát huy “trọn vẹn” giá trị
    Trong dòng chảy từ quá khứ đến hiện tại, Xẩm Hà Nội đã và đang được phục hồi, kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, để thực sự phát huy “trọn vẹn” giá trị của xẩm Hà Nội một cách lâu dài và bền bỉ trong nhịp sống hiện đại thì vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
  • Bài 2: Sức sống Xẩm giữa Thủ đô hiện đại
    Thời hiện đại, Xẩm tưởng chừng không kịp “thích ứng”, khi các lớp nghệ sĩ kỳ cựu dần khuất núi, cùng với sự đô thị hóa nhanh chóng, các hình thức giải trí mới ra đời khiến Xẩm dần trở nên xa lạ với thế hệ trẻ. Nhưng không! Dù có lúc tưởng như đối mặt với sự mai một, Xẩm vẫn chứng minh được sức sống kiên cường và giá trị văn hóa bền vững của mình. Những người yêu Xẩm Hà Nội đã đưa loại hình âm nhạc này “sống” gần hơn với nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
  • Bài 1: Các dòng Xẩm Hà thành xưa
    Hà Nội, thành phố của di sản văn hóa, từ lâu đã trở thành nơi lưu giữ và phát triển nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc - trong đó có hát Xẩm. Không chỉ là âm nhạc, Xẩm còn là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, thể hiện rõ tính nhân văn sâu sắc và làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bài 3: Phát huy giá trị đất trăm nghề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO