Tác giả - tác phẩm

“Bác Hana” – những vật vã để vượt lên đau khổ

Yến Ly 12/12/2023 08:21

Câu chuyện về nạn diệt chủng người Do Thái là đề tài quen thuộc của các nhà văn châu Âu. Nhưng trong cuốn tiểu thuyết “Bác Hana”, Alena Mornštajnová đã mang đến một góc nhìn đầy tính phản tư. Buổi tọa đàm “Vượt lên trên đau khổ” do Nxb Phụ nữ Việt Nam kết hợp với Khoa Văn học & Viện đào tạo báo chí và truyền thông (trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội) tổ chức tại Hà Nội chiều 11/12 đã phần nào làm sáng tỏ những nội dung mà cuốn sách đề cập.

Ẩn dụ từ tên nhân vật và cũng là nhan đề sách

Bác Hana (tên sách gốc là Hana) của nữ nhà văn người Séc Alena Mornštajnová là cuốn tiểu thuyết được viết dựa trên sự kiện về Holocaust, qua những tài liệu lưu lại và lời kể của những người sống sót sau trại tập trung. Trong lịch sử, Holocaust là cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và gây ra cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái trong những năm 1941 - 1945. Hai nhân vật chính của câu chuyện là Hana và Mira.

Hana là một trong những cái tên được ưa thích nhất dành đặt cho các bé gái ở Séc, đặc biệt vào thế kỷ 20. Trong tiếng Ả Rập, Hana có nghĩa là sung sướng, hạnh phúc. Ở châu Á, trong tiếng Nhật, Hana - Hanako có nghĩa là bông hoa. Theo Kinh Thánh Cựu Ước thì Hana là tên của Thân mẫu Đấng Tiên tri Samuel. Hana trong tiếng Hebrew, mang nghĩa là nhân hậu, cũng còn có nghĩa dịu dàng, dễ thương, đẹp đẽ. Ở Séc, Hana ngoài là cái tên với những nghĩa đẹp như vậy, nhưng đồng thời, trong tiếng Séc, hana còn là một danh từ chỉ sự hổ thẹn, tủi nhục, mất danh dự.

dsc09875.jpg
Cuốn sách "Bác Hana".

Cuốn sách đề cập tới mối quan hệ gia đình và mối quan hệ giữa các cá nhân trong bối cảnh những sự kiện lịch sử lớn. Một điểm chung của số phận các nhân vật là “cảm giác tội lỗi”. Họ thấy có lỗi khi chỉ có họ sống sót. Họ trở về một thế giới không muốn họ, một thế giới không hiểu họ. Bác Hana trước hết là câu chuyện về một cô gái, người có những kế hoạch và ước mơ bị va đập với thực tế tàn nhẫn phũ phàng. Hana không chỉ là tên của nhân vật chính, mà còn là cảm giác mà nhân vật ấy phải sống cùng. Cô ấy cảm thấy mình tội lỗi, cảm thấy hổ thẹn tủi nhục.

Bác Hana là tác phẩm nằm trong làn sóng văn xuôi Séc viết về đề tài lịch sử, giai đoạn Đại chiến Thế giới II, về chấn thương trong quan hệ chung sống Séc-Đức, về di cư người Đức khỏi vùng biên giới, về những số phận của cá nhân và gia đình qua những sự kiện lịch sử ấy.

Những vật vã để vượt lên nỗi đau

dsc09846.jpg
Buổi tọa đàm thu hút sự tham dự của đông đảo giảng viên và sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, dịch giả Bình Slavická cho biết, bà đã rất xúc động khi được đọc cuốn sách này lần đầu. Xuyên suốt cuốn sách, câu chuyện mà Alena Mornštajnová mang đến đều dễ dàng cuốn người đọc vào dòng cảm xúc dâng trào. Nhưng ám ảnh nhất là một nỗi đau khôn nguôi lặn sâu bên trong nhân vật Hana. Đó là một người phụ nữ luôn mặc bộ quần áo màu đen, người phụ nữ đã có thời gian dài sống trong trại tập trung. Cho đến khi thoát khỏi trại tập trung và trở về đời sống thường ngày, người phụ nữ ấy không thích có những đụng chạm cơ thể với bất cứ ai. Nhưng, cô ấy phải có trách nhiệm chăm sóc đứa cháu nhỏ mới 9 tuổi vừa bị mồ côi cha mẹ và mất hết người thân. Đứa trẻ đã rất sợ hãi người bác của mình, bởi trang phục và dáng vẻ thường ngày cũng như sự xa lạ của bác. Thế nhưng, chính người bác đó – người phụ nữ vẫn mặc đồ đen, người không thích có bất cứ đụng chạm nào với người khác – cuối cùng đã đưa tay vuốt mái tóc cháu mình như một cách bày tỏ tình yêu thương sâu sắc.

Người phụ nữ ấy đã phải trải qua những điều kinh khủng gì, đến mức cô ấy không muốn và không thích đụng chạm cơ thể với bất cứ ai, kể cả là đứa cháu nhỏ đáng thương của mình? Có nỗi đau nào mà cô ấy đã cố chôn vùi cho nó lặn sâu vào bên trong? Và thực tế, cô ấy đang cố gắng vượt qua những đau khổ, những điều kinh khủng trong quá khứ như thế nào để tiếp tục sống cho hiện tại và tương lai?

“Trước khi viết, Alena Mornštajnová đã dành nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu tài liệu và bên cạnh những thông tin cần tìm, nữ nhà văn đã phát hiện ra nhiều điều khác, khiến bà đã thay đổi cả ý định viết ban đầu… Chiến tranh là một điều kinh khủng, những nỗi đau mà nó để lại chưa bao giờ nguôi, dù nó đã lặn sâu trong ký ức người Séc. Nhưng họ đã có những cách để vượt lên trên nỗi đau, để tiếp tục sống vì những người thân yêu”, dịch giả Bình Slavická nói.

dsc09864.jpg
Dịch giả Bình Slavická và PGS.TS Phạm Xuân Thạch tại buổi tọa đàm.

PGS.TS Phạm Xuân Thạch (Trưởng khoa Văn học, trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội) nhận định, Séc và Việt Nam là hai đất nước có nhiều nét tương đồng trong những ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và chuyển đổi chính trị. Bác Hana được viết rất dung dị, với bút pháp tinh tế, nhẹ nhàng. Tác giả không quá cầu kỳ hay đi theo các thử nghiệm về kỹ thuật văn chương, không theo lối hiện thực huyền ảo như nhiều nhà văn Đức khác. Cuốn sách viết về nạn diệt chủng nhưng không nhắc tới người Đức mà chỉ hướng tới người Séc và người Do Thái, với một góc nhìn đầy phản tư.

“Cuốn sách đặt ra vấn đề: Tại sao người Đức lại trở nên điên loạn như vậy? Khi đó cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhà triết học, nhà tư tưởng vĩ đại? Dù viết về nạn diệt chủng nhưng cuốn sách không phân tích người Đức mà tập trung phân tích người Séc và Do Thái. Chính vì người Séc và người Do Thái đã vô cảm trước cái ác, đầu hàng với cái ác (từ câu chuyện của các nhân vật trong truyện). Cái ác đến từ sự ích kỷ, tầm thường của con người. Một kẻ tầm thường vẫn có thể làm điều tốt hoặc điều xấu. Nhà văn là người đã dám mổ xẻ chính xã hội của họ - đó là một sự dũng cảm để mang đến cái nhìn độc đáo và sâu sắc của nhà văn”, PGS.TS Phạm Xuân Thạch chia sẻ./.

Hana xuất bản lần đầu tại Séc năm 2017, và giành được giải Sách của năm (Kniha roku) và giải Sách mới của năm (Novinka roku) do Database Book Czech bình chọn. Năm 2018, Hana giành được giải Sách Séc (Česká kniha). Tác phẩm đã được chuyển thể sang kịch bản sân khấu và được biểu diễn rất thành công tại Séc; đồng thời đã được chuyển thể sang kịch bản phim và đang chờ dựng.

Cho đến năm 2023, Hana đã được dịch sang 18 ngôn ngữ và 7 nước khác đã mua bản quyền. Các bản dịch trên thế giới đều mang đến những giải thưởng khác nhau cho Hana. Hana cũng là tác phẩm đưa Alena Mornštajnová vào danh sách “bà hoàng của văn học Séc đương đại”.

Bài liên quan
  • Tiểu sử tự thuật viết ở Đông Berlin, tháng 9/1961
    Tháng 6/2023 là kỷ niệm đúng 60 năm ngày mất (3/6/1963) của nhà thơ lớn Thổ Nhĩ Kỳ Nazim Hikmet (1902 – 1963). Ông cũng là một chiến sĩ dũng cảm suốt đời đấu tranh cho hòa bình và công lý trên trái đất, đã được tặng Giải thưởng Hòa bình quốc tế do Hội đồng Hòa bình thế giới trao tặng năm 1950. Sau khi trải qua 17 năm tù đày dưới chế độ độc tài, khi ra tù, ông phải sống lưu vong đến hết đời ở nhiều nước, làm văn, làm thơ, viết báo, đồng thời là diễn giả sôi nổi trên các diễn đàn đấu tranh cho quyền tự do, d
(0) Bình luận
  • Ra mắt sách cuốn sách song ngữ về lan hài Việt Nam
    Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • Cuốn sách giải đáp những thông tin cơ bản về chuyển đổi số
    NXB Chính trị Quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Những vấn đề cơ bản về chuyển đổi số - Hỏi và đáp”. Cuốn sách nhằm hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số”, cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết yếu về chuyển đổi số cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
“Bác Hana” – những vật vã để vượt lên đau khổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO