Tác giả - tác phẩm

Tiểu sử tự thuật viết ở Đông Berlin, tháng 9/1961

Bằng Việt giới thiệu và dịch 15:51 06/07/2023

Tháng 6/2023 là kỷ niệm đúng 60 năm ngày mất (3/6/1963) của nhà thơ lớn Thổ Nhĩ Kỳ Nazim Hikmet (1902 – 1963). Ông cũng là một chiến sĩ dũng cảm suốt đời đấu tranh cho hòa bình và công lý trên trái đất, đã được tặng Giải thưởng Hòa bình quốc tế do Hội đồng Hòa bình thế giới trao tặng năm 1950. Sau khi trải qua 17 năm tù đày dưới chế độ độc tài, khi ra tù, ông phải sống lưu vong đến hết đời ở nhiều nước, làm văn, làm thơ, viết báo, đồng thời là diễn giả sôi nổi trên các diễn đàn đấu tranh cho quyền tự do, d

nazim-hikmet-.jpg

Tiểu sử tự thuật viết ở Đông Berlin, tháng 9/1961

Sinh năm 1902

Chưa bao giờ được về lại nơi chôn rau cắt rốn,

Ba tuổi, làm cháu nuôi một vị tướng,

Mười chín tuổi, sinh viên đại học ở Matxcơva,

Bốn mươi chín tuổi, được làm khách mời của Trung ương Đảng Cộng sản,

Và từ mười bốn tuổi, đã làm thơ.

Có người thuộc tên nhiều loài cây cỏ,

Còn tôi thuộc lòng các cuộc chia ly,

Có người thuộc tên hàng trăm vì sao,

Tôi chỉ thuộc tên hàng trăm vùng đất cùng tên người mình xa cách.

Từng ngủ trong các khách sạn lớn và các nhà tù lớn,

Từng nếm đủ mọi loại thức ăn khắp chốn trên đời,

Nhưng tôi nhớ nhất vị đói lả người đi, những lần tuyệt thực.

Ba mươi tuổi, bị kết án treo cổ, may chưa bị đưa lên thòng lọng,

Bốn mươi tám tuổi, được Giải thưởng Hòa bình, may còn sống để được trao,

Ba mươi sáu tuổi, suốt nửa năm bó gối trong 4 mét phòng giam,

Năm mươi chín tuổi, được bay một mạch từ Praha đến Havana có 18 tiếng.

Năm 1951

Phiêu lưu cùng một bạn tù

Lênh đênh trốn ra khơi, tới chừng kiệt sức,

Năm 1952

Nằm liệt bốn tháng trời chờ chết

Trên vùng đất cằn, tha hương, với trái tim đau.

Có tính hay hờn với những người yêu,

Nhưng chưa bao giờ nhìn ai đố kỵ

Chưa một lần phản bội bạn bè

Tuy đôi khi chỉ đánh lừa phụ nữ.

Uống rượu, dẫu chưa hề nát rượu,

Ăn hết phần, nhưng không xí phần ai,

Nói dối đôi lần, mong người khác khỏi buồn phiền

Cũng nói dối đôi lần, vì hổ thẹn cho người khác.

Đã được đi ô tô, tàu hỏa, máy bay,

Những thứ mà nhân loại lớn chưa đủ tiền chi tiêu xa phí,

Đã được đi xem opera, balét,

Những thứ mà nhân loại lớn chưa nghe nói đến một lần,

Tuy nhiên, từ năm 21 tuổi trở đi

Không còn đi lễ Nhà thờ, hay tới Đền đạo Hồi xưng tội,

Dù nhân loại lớn vẫn còn đến đó hàng ngày,

Không đi bói số ở thầy phù thủy hoặc cô đồng,

Tuy lúc rỗi, vẫn bói bài, góp vui với bạn bè trong quán rượu.

Viết sách, được in 30 - 40 thứ tiếng,

Riêng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thì không,

Vì khổ nỗi, ở quê nhà, những thứ này bị cấm.

Đói khổ, tù đày, nhiễm trăm thứ bệnh,

Chỉ lạ, là còn chưa bị ung thư,

Có nhất thiết, mình cũng cần bệnh đó?

Làm đủ nghề, chỉ không tham dự chính quyền,

Không có tính cách gì hợp với nghề bộ trưởng!

Cũng chưa bao giờ trốn chạy hiểm nguy,

Cả khi máy bay thù nhắm thẳng mình lao xuống,

Nhưng bù lại, biết yêu từ quá sớm,

Mười sáu tuổi đầu, đã suýt chết vì yêu!

Nói tóm lại, tới giờ,

Đang thở hồng hộc như một con chó chạy rông,

Sau quá nhiều đau khổ, chia ly dồn dập,

Nhưng chưa bao giờ chịu mất

Những phẩm chất gì làm nên một con người.

Chấp nhận bất kể điều gì chưa tỏ tường phía trước,

Miễn hãy còn thử thách

Thì hãy còn vượt qua!

img-2905.jpg
Bài liên quan
  • Yêu thương con
    Nhân dịp tết Thiếu nhi 1/6/ 2023, nhà báo Tào Khánh Hưng - Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng đã viết bài thơ "Yêu thương con' - là tình thương bao la vô bờ bến của mẹ với con khi con chào đời và lớn lên trong vòng tay yêu thương của ông bà, mẹ cha và gia đình. Người mẹ mong con khôn lớn từng ngày và sau này trở thành người có ích cho xã hội con sẽ hiểu tình mẹ bao la thương con.
(0) Bình luận
  • Lê Bá Thự và những dấu ấn trong dịch thuật, sáng tác
    Trong 303 trên tổng số 436 trang của tập sách “Lê Bá Thự - Tiểu luận & phê bình văn học”, Lê Bá Thự đã giới thiệu ngắn gọn về 30 tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ của Ba Lan mà ông đã dịch sang tiếng Việt.
  • Thêm nhiều đầu sách mùa Trung thu cho thiếu nhi
    Nhân dịp Tết Trung thu, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm với nội dung, thông điệp ý nghĩa dành cho thiếu nhi.
  • “Theo dấu chân Người”: Cuốn truyện ký đặc sắc về hành trình 30 năm của Bác Hồ ở nước ngoài
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đánh giá, cuốn “Theo dấu chân Người” của GS.TS – nhà văn Trình Quang Phú là truyện ký với những tư liệu chính xác, có thật trong cuộc đời, sự nghiệp, tâm hồn, cốt cách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã đem đến bạn đọc hôm nay một tình cảm lớn hơn, sâu sắc hơn, một cách nhìn rộng mở, khoa học, nhân văn và đầy tư tưởng về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • “Rèn nhân cách – Luyện tài năng”: Bộ sách làm sáng rõ thêm những phẩm cách cao quý của Bác Hồ
    Nhân dịp kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), NXB Kim Đồng ra mắt độc giả bộ sách "Rèn nhân cách – Luyện tài năng" gồm 5 cuốn với 5 chủ điểm: Yêu nước, Đoàn kết, Khiêm tốn, Giản dị, Tiết kiệm. Bộ sách giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người.
  • “Những ô cửa gió lộng” - tập hồi ức cảm động của con trai nhà thơ Xuân Quỳnh
    “Những ô cửa gió lộng” - tập hồi ức cảm động của tác giả Lưu Tuấn Anh - con trai nhà thơ Xuân Quỳnh viết về mẹ, về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, về cha ruột, về các em trai Minh Vũ và Quỳnh Thơ vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với độc giả. Cuốn sách không nhiều trang nhưng mỗi dòng chữ chứa đựng cả ân tình với những hình ảnh lần đầu tiên được công bố.
  • Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh ra mắt độc giả tập thơ "Viễn ca"
    Sáng 28/8, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Ban Văn học nghệ thuật (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức ra mắt tập thơ “Viễn ca” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tiểu sử tự thuật viết ở Đông Berlin, tháng 9/1961
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO