Ăn trái cây ngoại nhập: Tranh mua táo héo, nho rụng, dưa sứt vỏ

Bảo Phương (vietnamnet.vn)| 19/10/2017 12:01

Táo héo Hàn Quốc, nho sữa lìa cành, nho héo cuống, dưa Hàn sứt vỏ... những loại trái cây ngoại nhập này vẫn được các bà nội trợ Hà thành săn mua do giá siêu rẻ...

Táo héo, nho rụng... vẫn là hàng ngoại

Hí hửng vì vừa đặt mua một thùng táo Hàn Quốc 10kg mà giá chỉ 150.000 đồng, tức 15.000 đồng/kg, chị Phan Diệu Thư - nhân viên một công ty phần mềm ở Trần Khát Chân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoe: "Đúng lúc nhà hết táo thì lại đặt được ngay, hôm nay coi như số hên".

Vừa khoe xong, chị Thư liền đặt hộ thêm 3 thùng táo Hàn giá rẻ nữa cho các chị đồng nghiệp cùng phòng, nhưng chị đành phải thông báo rằng nhân viên cửa hàng hoa quả đã từ chối vì hết hàng.

"Đây là táo Fuji Hàn Quốc, nhưng do táo hơi héo nên cửa hàng thanh lý với giá rẻ bằng 1/5 giá táo tươi". Chị nói và cho biết, táo héo thì ăn chắc chắn sẽ không giòn ngon được như táo tươi, song mua về ép nước hay cắt ra làm salad cũng rất ổn. Quan trọng là giá táo thuộc hàng siêu rẻ, lại yên tâm không như ăn táo mua ngoài chợ.

Ăn trái cây ngoại nhập: Tranh mua táo héo, nho rụng, dưa sứt vỏ - Ảnh 1.

Táo héo, nho lìa cành, dưa đốm vỏ nhập khẩu được chị em đua nhau săn mua vì giá siêu rẻ


Loại nữa là dưa Hàn sứt vỏ, giá chị mua cũng chỉ 45.000 đồng/kg, trong khi dưa Hàn không bị lỗi lên tới 200.000 đồng/kg.Không chỉ săn mua táo, chị Thư còn hay mua nho Hàn héo cuống, dưa Hàn sứt vỏ. Theo chị, trong số các loại quả này, chị thấy hời nhất là mua được nho Kyoho Hàn với giá chỉ 75.000 đồng/kg (giá nho cuống tươi là 320.000 đồng/kg). Bởi, nho này chỉ có cuống là hơi héo, còn chất lượng quả hoàn toàn bình thường.

"Đa phần dưa sứt vỏ về chỉ cần gọt sâu một chút là ăn bình thường, thậm chí có quả dưa vỏ chỉ bị sứt bằng đầu móng tay, cầm lên nếu không để ý còn không biết là dưa sứt vỏ".

Song, để mua được những loại hoa quả ngoại giá siêu hời, chị thường phải săn tìm khá vất vả. Bởi, loại này không có thường xuyên, đặc biệt mỗi lần có hàng cũng rất nhanh hết, chị Thư cho hay.

Tương tự, chị Đặng Ngọc Phương ở Vương Thừa Vũ (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng là một "fan" cuồng của các dòng hoa quả Hàn Quốc và quả nhập ngoại bị lỗi như: táo Hàn héo, dưa lê Hàn xước vỏ, táo Envy héo vỏ, nho lìa cành, héo cuống, cam Úc,...

Thực ra, mua hoa quả bị lỗi như này về ăn cũng hên xui, có hôm mua được loại ngon, chất lượng đạt 8/10 phần so với loại xịn, có hôm chỉ đạt 7/10 phần, nhất là loại nho lìa cành quả thường hỏng ở phần cuống. Nhưng do giá rẻ, chị Phương và nhiều người khác vẫn chọn mua. Có loại giá rẻ bằng 1/2, có loại giá rẻ chỉ bằng 1/5 so với giá quả xịn.

Chị cũng tiết lộ, cơ quan chị có hội chị em chuyên săn hoa quả loại này, ngày nào cũng lướt qua fanpage của các cửa hàng hoa quả online. Khi thấy có bán là lại thông báo cho cả hội cùng đặt mua bởi các cửa hàng hay bán theo thùng hoặc ít cũng từ 2kg trở lên cho mỗi đơn hàng.

Ăn trái cây ngoại nhập: Tranh mua táo héo, nho rụng, dưa sứt vỏ - Ảnh 2.

Vì có giá siêu rẻ nên những loại này cực kỳ đắt khách


Hoa quả lỗi đắt như tôm tươi

Thừa nhận chuyện các chị em đang đua nhau săn mua các loại hoa quả nhập ngoại bị lỗi, anh Vũ Ngọc Nam, quản lý một chuỗi cửa hàng hoa quả nhập khẩu tại Hà Nội, cho biết, sau mỗi lần nhập kho hoặc dọn kho, các mặt hàng hoa quả bị lỗi do vận chuyển lọc ra đến đâu thanh lý đến đó. Thậm chí, nhiều khi lượng khách đặt mua còn lớn gấp 3-4 lần lượng hoa quả lỗi có bán.

Như hôm kia, trên fanpage có đăng bán 18 thùng táo Hàn Quốc héo, nho sữa Hàn rụng có 15 kg, nho héo cuống có 10 thùng. Chỉ 15 phút sau, quay đi quay lại khách đã khuân sạch toàn bộ số hoa quả trên.

Anh Nam kể thêm, các loại hoa quả nhập ngoại thường có giá đắt đỏ nên hàng bán ra phải đảm bảo chuẩn xịn, chất lượng đồng đều. Thế nên, khi bán bọn anh phải lọc hàng lỗi bị héo cuống, héo vỏ, sứt vỏ hay rụng cành,... Thế nhưng, hoa quả lỗi thường đắt như tôm tươi, có bao nhiêu hết bấy nhiêu.

Chị Trần Huyền Trang, chủ một cửa hàng hoa quả nhập khẩu tại Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng thừa nhận, mỗi lần đăng bán nho lìa cành hay táo héo, cam sứt vỏ là điện thoại cửa hàng đổ chuông liên tục, nhân viên trực fanpage không kịp trả lời tin nhắn của khách.

"Những loại quả bị lỗi này không có thường xuyên, số lượng cũng lúc nhiều lúc ít. Vậy mà mỗi lần đăng bán là các chị em đặt mua ầm ầm, cứ như canh giờ sẵn. Hôm rồi tôi ngồi thống kê thử, cửa hàng chỉ có 8kg nho sữa Hàn lìa cành bán giá 90.000 đồng/kg (loại xịn giá gần 500.000 đồng/kg) mà có tới gần 100 khách đặt mua, trong đó khách ít thường đặt 1kg, khách nhiều mua tới 2-3kg. Song, nhân viên đành phải từ chối và hẹn lần sau", chị Trang chia sẻ.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bản hùng ca về người Hà Nội trên màn ảnh
    Những thước phim về Hà Nội từ lâu đã khắc họa nên một thành phố không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự lãng mạn đầy chất thơ. Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, điện ảnh Hà Nội đã viết nên nhiều bản hùng ca về con người và vùng đất này. Việc tiếp tục khơi dậy cảm hứng về người Hà Nội trên màn ảnh là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng cấp thiết.
  • Bản hùng ca 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình Hà Nội
    Sáng 6/10, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” – sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của UNESCO (1999 - 2024).
  • Hoàng thành Thăng Long bừng sáng, lung linh trong Đêm hội Áo dài
    Hàng trăm bộ áo dài đậm bản sắc Việt từ truyền thống đến hiện đại đã toả sáng, lan toả tại Trung tâm Di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long, tối 5/10 trong chương trình Đêm hội Áo dài.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho lãnh đạo
    Ngày 5/10, tại Hà Nội, CLB Trí thức và Doanh nhân trẻ Lam Hồng đã tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thương hiệu cá nhân cho lãnh đạo" nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
  • Hơn 1.200 VĐV Cầu lông trẻ tranh tài tại Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô 2024
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 6/10, Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024 chính thức khai mạc tại Nhà Thi đấu Cầu Giấy (quận Cầu giấy, TP Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Những bức ảnh lưu dấu khoảnh khắc ngày tiếp quản Thủ đô
    Nói đến lịch sử Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Sớm thu năm ấy, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô rầm rập tiến vào tiếp quản Hà Nội, trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Những hình ảnh sống động đó đã được một số nhà báo, nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Dù số lượng không nhiều nhưng những bức ảnh để đời ấy chính là những tư liệu lịch sử vô giá của Thủ đô.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
Ăn trái cây ngoại nhập: Tranh mua táo héo, nho rụng, dưa sứt vỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO